Mỹ nghe lén cả chúng ta?
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thu thập hàng trăm triệu danh sách liên lạc từ tài khoản email và tin nhắn cá nhân của người dùng internet trên khắp thế giới, bao gồm nhiều tài khoản tại Mỹ.
Thông tin được tờ Washington Post đăng tải ngày 14/10.
Đây cũng là thông tin mới nhất liên quan đến vụ bê bối tình báo của Chính phủ Mỹ do cựu nhân viên tình báo nước này Edward Snowden tiết lộ.
Chương trình thu thập với tên gọi “Các chiến dịch nguồn đặc biệt” có nhiệm vụ chặn các danh bạ điện tử và “danh sách người thân” từ các dịch vụ tin nhắn khi chúng di chuyển trên các đường liên kết dữ liệu toàn cầu.
Dựa theo tài liệu mật do Edward Snowden cung cấp, cho biết NSA sẽ tiến hành phân tích dữ liệu trên để tìm ra mối liên kết cũng như phác họa mối quan hệ của các mục tiêu tình báo nước ngoài.
Chương trình do thám của NSA thậm chí còn bao gồm cả hàng nghìn người dân Mỹ
Trích dẫn nguồn tin từ hai quan chức tình báo cấp cao của Mỹ, Washington Post cho biết các hoạt động thu thập dữ liệu này diễn ra bên ngoài nước Mỹ nhưng vẫn quét qua nhiều địa chỉ liên lạc tại Mỹ.
Tuy nhiên phát ngôn viên Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia khẳng định: NSA chỉ tập trung vào việc phát hiện các mục tiêu tình báo nước ngoài. “Chúng tôi không quan tâm đến thông tin cá nhân của người Mỹ”.
Chỉ trong năm 2012, chương trình này đã thu thập mỗi ngày 444.743 danh sách địa chỉ email Yahoo, 105.068 danh sách địa chỉ của Hotmail, trong khi đó 82.857 danh sách địa chỉ Facebook cùng với 33.697 danh sách địa chỉ Gmail và 22.881 danh sách địa chỉ của các nhà cung cấp khác.
Như vậy, có tới hơn 250 triệu danh sách địa chỉ hộp thư điện tử nằm trong tầm do thám của NSA mỗi năm.
Tuyên bố này được cho là trái ngược hoàn toàn với tiết lộ cách đây hơn 2 tuần của cựu nhân viên Snowden khi anh này cho hay NSA đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ công dân Mỹ để lập biểu đồ về các mối quan hệ xã hội của họ.
Các dữ liệu mà NSA thu thập từ người dân Mỹ được gọi là metadata, tức các dữ liệu đặc tả thông tin như số điện thoại gọi đi và địa chỉ email người nhận, tuy nhiên không bao gồm nội dung của thư điện tử hay cuộc gọi đó.
Video đang HOT
Tài liệu của Snowden cho hay việc này được tiến hành từ tháng 11/2010.
Dùng theo dõi cả bạn gái
Chỉ mới hồi tháng trước, khoảng 12 nhân viên của NSA bị sa thải vì sử dụng hệ thống giám sát bí mật một cách bất hợp pháp nhắm đến mục tiêu là người thân của mình.
Những nhân viên này đã đã lạm quyền “do thám” của cơ quan để nghe lén các cuộc điện thoại của bạn gái, bạn trai, chồng, vợ của họ trong suốt 10 năm.
Tiết lộ động trời tiếp tục đưa nước Mỹ chao đảo trong cơn bão dư luận kể từ sau những tài liệu mật bị rò rỉ bởi “người thổi còi” Edward Snowden.
Tổng thống Brazil Rousseff
Vụ bê bối này không chỉ làm giảm sút uy tín của cơ quan tình báo bậc nhất nước Mỹ mà còn gây phương hại đến quan hệ ngoại giao với nhiều nước là đồng minh của Mỹ như Pháp, Anh, Brazil và Mexico.
Đỉnh điểm của vụ việc là khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff quyết định hủy chuyến thăm chính thức tới Washington do có thông tin rằng tình báo Mỹ đã do thám các cuộc thoại của bà hồi tháng 9 vừa qua.
Theo Đất Việt
"Ngân sách đen" của tình báo Mỹ
Những thông tin mật của ngành tình báo Mỹ được tiết lộ bởi cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) Edward Snowden không chỉ gói gọn trong chương trình nghe lén tuyệt mật của NSA mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực, trong đó có những thông tin về khoản ngân sách bí mật chi cho hoạt động của 16 cơ quan tình báo, báo chí gọi là "ngân sách đen".
Những "điểm mù" trong thu thập thông tin tình báo
Theo tờ Washington Post, "ngân sách đen" được thể hiện trong bản báo cáo ngân sách tóm tắt dài 178 trang của Chương trình Tình báo quốc gia, trong đó nêu chi tiết về các khoản ngân sách, những thành công, thất bại và các mục tiêu của 16 cơ quan tình báo Mỹ, với tổng cộng 107.035 nhân viên. Bản báo cáo hé lộ những chi tiết chưa từng được công khai trước công chúng về sự gia tăng chi tiêu cho cộng đồng tình báo Mỹ kể từ sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001.
Trong khoảng hơn 10 năm qua, nước Mỹ đã dành khoảng 500 tỉ USD chi cho các hoạt động của cộng đồng tình báo. Theo bản báo cáo, tổng ngân sách năm 2013 của cộng đồng tình báo Mỹ là 52,6 tỉ USD, kèm theo đó là một khoản ngân sách 23 tỉ USD dành riêng cho các chương trình đặc biệt, chủ yếu hỗ trợ quân đội trong các cuộc chiến ở nước ngoài. Con số trên đã vượt qua kỷ lục ngân sách tình báo trong lịch sử nước Mỹ (với đỉnh điểm thời Chiến tranh lạnh thập niên 80 thế kỷ trước). Với các khoản chi ngân sách khổng lồ như thế, cộng đồng tình báo Mỹ ít nhất cũng đã đạt được thành công là ngăn chặn được một thảm họa khủng bố thứ hai trên đất Mỹ.
Theo bản báo cáo cũng cho thấy, mặc dù đã thừa nhận thất bại trong vụ khủng bố 11/9/2001 và cuộc chiến xâm lược Iraq năm 2003, CIA vẫn được dành cho khoản ngân sách nhiều nhất, với 14,7 tỉ USD, nhiều hơn 50% so với ngân sách dành cho NSA (khoảng 10,5 tỉ USD) và Cơ quan thám báo quốc gia NRO (với 10,3 tỉ USD). Với mức chi ngân sách này, CIA tiếp tục đóng vai trò đầu tàu trong cộng đồng tình báo Mỹ.
Các khoản chi ngân sách của CIA chủ yếu dành cho việc xây dựng và điều hành các nhà tù đen bí mật, việc triển khai chương trình hỏi cung gây tranh cãi, chương trình máy bay không người lái tấn công chống khủng bố và mở rộng trung tâm phản gián quy mô lớn.
Được nuôi dưỡng bởi nguồn ngân sách dồi dào, CIA đã thay da đổi thịt, từ một cơ quan tình báo thông thường trở thành một lực lượng bán quân sự. Trong quá trình thay đổi đó, CIA đã dành hàng tỉ USD chi cho việc tuyển mộ và huấn luyện các thế hệ điệp viên mới, tăng quân số từ 17.000 người lên 21.575 người. Cơ quan này đã dành 2,3 tỉ USD cho các chiến dịch tình báo con người và 2,5 tỉ USD để bảo đảm an ninh, vận chuyển và tạo vỏ bọc gián điệp trong các chiến dịch trên khắp thế giới.
Đặc biệt, cơ quan này dành ra tới 2,6 tỉ USD cho chương trình máy bay không người lái ở nước ngoài. Báo cáo "ngân sách đen" cũng hé lộ lần đầu tiên thông tin về các khoản chi ngân sách tình báo cho cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, chiếm 4,9 tỉ USD trong ngân sách năm 2013.
Bên cạnh các khoản chi tiêu tài chính, bản báo cáo cũng chỉ ra những "điểm mù", tức những khoảng trống thông tin tình báo mà cộng đồng tình báo Mỹ thường mắc phải trong các hoạt động trên toàn thế giới. Năm 2011, đánh giá của kế hoạch ngân sách cho thấy các cơ quan tình báo Mỹ chỉ cải thiện được 38 trong tổng số 50 khoảng trống thông tin tình báo, trong đó có nhiều khoảng trống về hoạt động của lực lượng Hezbollah ở Liban, việc bảo đảm an ninh cho vũ khí hạt nhân của Pakistan khi vận chuyển, hay như thông tin về năng lực của Trung Quốc trong việc xây dựng, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới...
Đặc biệt, các thông tin tình báo về vấn đề vũ khí sinh học và hóa học là hoàn toàn mù tịt. Điều này lý giải vì sao Mỹ không nắm rõ bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, phải phụ thuộc vào phân tích của ủy ban Thanh tra vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Cảnh ngập lụt kéo dài vào cuối năm 2010 ở Venezuela là hệ quả từ vũ khí khí hậu.
Báo cáo "ngân sách đen" cũng phân tích rõ rằng, về lâu dài, cộng đồng tình báo Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào các thiết bị do thám công nghệ cao để lấp các khoảng trống thông tin tình báo nói trên. Chẳng hạn, để giám sát chặt chẽ các hoạt động hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Mỹ không chỉ sử dụng các thiết bị do thám cảm ứng từ xa, các thiết bị dò chấn rung địa chất, mà còn bố trí các vệ tinh do thám để canh chừng nhất cử nhất động của Bình Nhưỡng. Đối với Iran, Mỹ sử dụng các công nghệ, kỹ thuật do thám mới nhất để giúp các chuyên gia phân tích xác định các địa điểm nhà máy hạt nhân khả nghi nhưng không thể phát hiện qua vệ tinh.
Riêng đối với Syria, các trạm nghe lén được bố trí xung quanh nước này để giám sát các cuộc liên lạc không mã hóa giữa các quan chức quân đội. Việc này thành công một khoảng thời gian đầu cuộc nội chiến, nhưng về sau đã bị phát hiện và không còn phát huy hiệu quả.
Một phần quan trọng trong báo cáo "ngân sách đen" cũng đề cập đến chương trình nghe lén, đọc trộm của NSA. Cơ quan này đã chi hàng chục triệu USD cho các hoạt động đọc trộm thư điện tử và các giao dịch khách quan internet, nghe lén các cuộc điện thoại và liên lạc viễn thông không chỉ của thành phần khủng bố Al-Qaeda mà tất cả mọi đối tượng khác đều bị xâm phạm. Ngoài các chương trình nghe lén, đọc trộm, NSA còn thực hiện các hoạt động bí mật trong chương trình có tên là Consolidated Cryptologic Program, cho người lén cài đặt các thiết bị nghe lén tại chỗ để do thám các liên lạc không có trên mạng lưới viễn thông toàn cầu.
Bản báo cáo cũng dành một phần dài để đánh giá các chương trình phản gián của Mỹ. Đó là công việc bảo vệ trước các mối đe doạ tình báo từ ngước ngoài, hoặc thậm chí diễn ra ngay trong lòng nước Mỹ. Ngân sách năm 2013 được cho là dành một khoản lớn để củng cố lại mạng lưới bảo đảm an ninh tình báo, đề phòng những nguy cơ tiềm ẩn, trong đó có việc siết chặt công tác tuyển dụng nhân viên chính thức và nhân viên hợp đồng để tránh tái diễn những trường hợp tiết lộ thông tin mật như Snowden đã làm vừa qua.
Nghị sĩ Lee H. Hamilton, đồng Chủ tịch ủy ban điều tra vụ 11-9 của Hạ viện Mỹ cho rằng, việc tiết lộ công khai các thông tin chi tiết về ngân sách tình báo sẽ tạo điều kiện để công chúng Mỹ có cơ hội lần đầu tiên được thảo luận, bàn bạc và phản biện về các khoản chi tiêu ngân sách cho tình báo, cũng như biết được những hoạt động nghe lén mà NSA nhắm vào tất cả mọi người dân sống đên đất Mỹ. Các hoạt động đó có tác động sâu sắc đến đời sống người dân Mỹ, cho nên họ phải có quyền được tiếp cận thông tin về chúng.
Chi bộn tiền nghiên cứu vũ khí khí hậu
Theo đó trong năm tài khóa mới kể từ đầu năm 2012, Phó Giám đốc CIA đặc trách các chương trình hành động đặc biệt Michael Morell (vừa nghỉ hưu vì lý do gia đình vào ngày 9/8 vừa qua), đã ký quyết định chi 6,3 triệu USD cho Chương trình Nghiên cứu các hoạt động cực quang siêu tần (HAARP), một hiện tượng địa vật lý đặc trưng có thể biến thành một loại vũ khí khí hậu lợi hại. Cụ thể số tiền này sẽ được dùng để đặt hàng cho các nhà khoa học trong vòng 21 tháng kế tiếp, tạo ra các dạng HAARP khác nhau trong tầng điện ly thuộc bầu khí quyền trái đất, cũng như dự báo những ảnh hưởng của chúng đối với môi trường kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ.
Sự hình thành một cơn bão từ trên tầng điện ly. Ảnh do vệ tinh của NASA chụp.
Ngoài danh xưng chính thức ra, cựu nhân viên CIA E. Snowden còn nổi tiếng qua biệt hiệu "Người thổi còi" mà giới truyền thông quốc tế vẫn quen gọi, do anh đã được Hiệp hội Các nhà khoa học CHLB Đức trao giải thưởng "Người thổi còi 2013" vào ngày 22/7 vừa qua. Giải thưởng danh giá thường niên này hình thành từ năm 1999, được tôn vinh như là "Giải Nobel Danh nhân" để trao cho nhân vật xuất chúng nhất trong năm.
Theo "Người thổi còi" E. Snowden, thì mục đích của HAARP là thao túng các trường điện từ trên tầng điện ly, gây ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc của đối phương, làm tê liệt các thiết bị điện tử, tạo ra những sự cố trong việc truyền tải điện và vận chuyển nhiên liệu, cũng như tác động tới trạng thái tâm lý và thể chất của con người. Dạng vũ khí khí hậu từ HAARP hết sức tinh vi, khiến đối phương không kịp phản ứng trước những biến đổi trường điện từ đột ngột trên bầu khí quyển, được giới chuyên gia của CIA đánh giá là loại vũ khí khí hậu hàng đầu trong thế kỷ XXI, bất chấp các nghị quyết của LHQ nghiêm cấm việc nghiên cứu, chế tạo và sử dụng vũ khí khí hậu tác động trực tiếp tới môi trường tự nhiên.
Một dạng vũ khí khí hậu phổ biến khác được biết đến trong lĩnh vực địa - kỹ thuật là loại bỏ chất thán khí carbon dioxide (CO2) ra khỏi bầu khí quyển trái đất, khiến nồng độ bức xạ mặt trời tăng vọt gây ra hiệu ứng trong các đám mây, cùng với thời gian sẽ hình thành các trận mưa triền miên, hay nạn hạn hán kéo dài nhiều tháng ròng, hoặc các cơn bão cường độ cao với sức tàn phá khủng khiếp...
Lịch sử từng ghi nhận trong cuộc chiến Việt Nam quân đội Mỹ đã thực thi chiến dịch mang mật danh "Spinach" (Rau chân vịt), hòng tạo ra những trở ngại thời tiết ngăn cản việc vận chuyển vũ khí đạn dược từ miền Bắc chi viện cho tiền tuyến. Cụ thể trong hơn 5 năm thực hiện chiến dịch "Spinach", bắt đầu từ ngày 20/3/1967 đến ngày 5/7/1972, máy bay vận tải F4-C và C -130 đã thực hiện 2.062 chuyến bay, rải tổng cộng 5,4 tấn Iodide bạc (Ag1) chứa trong 47.409 thùng chuyên dụng vào các đám mây bên trên những khu vực quanh đường mòn Hồ Chí Minh, triệt tiêu chất CO2 tạo ra các trận mưa lớn gấp 3 lần mức độ trung bình, cũng như kéo dài thời gian có mưa gây ra cảnh ngập lụt thường xuyên.
Hay trong mùa hè năm 2010, những biến đổi trên tầng điện ly khiến thời tiết nóng bất thường, nhất là ở khu vực Hạ Novgorod thuộc miền Trung nước Nga tạo ra sự nghi hoặc là do ảnh hưởng từ vũ khí khí hậu. Hoặc cuối năm 2010, cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez (1954-2013) từng tố cáo người Mỹ đã gián tiếp gây ra cảnh lụt lội kéo dài ở thành phố Barlovento thuộc bang Miranda.
Gần đây hơn vào tháng 9/2012, cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã cáo buộc CIA đứng đằng sau nạn hạn hán triền miên ở nước này... Thậm chí còn có nghi vấn rằng những trận động đất khủng khiếp trong thập niên 2000 vừa qua xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), hay quốc đảo Haiti trong Vịnh Caribbean thuộc Trung Mỹ là hệ quả từ một loại vũ khí khí hậu tác động đến kiến tạo địa tầng trong lớp vỏ trái đất.
"Vũ khí khí hậu là một trong những mục tiêu mà CIA hằng theo đuổi suốt nửa thế kỷ qua, với những nguồn kinh phí khổng lồ luôn được giấu kín", "Người thổi còi" E. Snowden kết luận
Theo ANTG
Giới lập pháp Mỹ và Google nỗ lực ngăn chặn NSA giám sát internet Sau những tiết lộ về chiến dịch thu thập thông tin cá nhân xâm phạm tính riêng tư của người dùng Internet của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), một nghị sĩ đề nghị Quốc hội xây dựng luật ngăn cấm cơ quan tình báo lập ra những "cửa sau" của các công ty viễn thông lớn để phá vỡ hệ...