Mỹ, Nga thống trị thị trường vũ khí toàn cầu; Ukraine trở thành nhà nhập khẩu lớn
Theo dữ liệu mới về chuyển giao vũ khí toàn cầu giai đoạn 2018-2022, xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 31% so với 5 năm trước đó, song vẫn là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 13/3, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo cho biết Mỹ và Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất và lớn thứ hai trong vòng ba thập kỷ qua.
Theo dữ liệu mới nhất của SIPRI về chuyển giao vũ khí toàn cầu giai đoạn 2018-2022, xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 31% trong giai đoạn so với 5 năm trước đó, trong khi Ukraine trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới vào năm 2022.
Video đang HOT
SIPRI cho biết lâu nay Mỹ và Nga vẫn thống trị ngành xuất khẩu vũ khí, nhưng khoảng cách giữa hai bên ngày càng lớn. Trong khi đó, khoảng cách giữa Nga và Pháp – nước đứng thứ ba về cung cấp vũ khí – đã được thu hẹp.
Doanh số bán vũ khí của Mỹ đã tăng 14% trong giai đoạn 2013-2017 và 2018-2022 và Mỹ đã chiếm 40% xuất khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2018-2022. Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm 31% trong cùng kỳ, trong khi tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga giảm từ 22% xuống 16% và của Pháp tăng từ 7,1% lên 11%.
Năm ngoái, Ukraine đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới. Trong giai đoạn 1991-2021, quốc gia thuộc Liên Xô cũ này đã nhập khẩu một số loại vũ khí lớn. Nhưng với sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ và nhiều nước châu Âu, Ukraine đã trở thành nước mua vũ khí nhiều thứ ba thế giới trong năm 2022, sau Qatar và Ấn Độ, và đứng thứ 14 trong giai đoạn 2018-2022. SIPRI cho biết tỷ lệ nhập khẩu vũ khí của Ukraine trong giai đoạn 5 năm qua đã tăng tới 2%.
SIPRI lưu ý rằng do lo ngại về việc cung cấp máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa có thể làm leo thang hơn nữa cuộc chiến ở Ukraine, các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã từ chối yêu cầu của Kiev vào năm 2022. Tuy nhiên, cùng lúc đó, họ vẫn cấp những vũ khí trên cho các nước đang xảy ra xung đột khác, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Nam Á.
Sau xe tăng, Ukraine muốn nhận chiến đấu cơ
Ukraine cho biết sẽ nhắm đến các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của phương Tây như F-16 của Mỹ sau khi nước này nhận được hàng chục xe tăng chiến đấu từ các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 25/1, Mỹ tuyên bố trong vài tháng tới sẽ cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams - một trong những xe tăng chủ lực mạnh nhất của nước này - cho Ukraine. Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - ông Yuriy Sak cho biết: "Rào cản lớn tiếp theo bây giờ sẽ là máy bay chiến đấu. Nếu chúng ta có được chúng thì lợi thế trên chiến trường sẽ vô cùng lớn... Không chỉ có F-16, máy bay thế hệ thứ tư là thứ chúng ta muốn".
Lực lượng không quân của Ukraine sở hữu phi đội máy bay chiến đấu mà từ thời Liên Xô đã ra khỏi dây chuyền lắp ráp trước cả khi Kiev tuyên bố độc lập hơn 31 năm trước. Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, ý tưởng cung cấp viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine thường gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nguồn cung của phương Tây kể từ đó đến nay đã phá vỡ mọi điều cấm kỵ.
Ông Yuriy Sak nêu rõ: "Họ không muốn cung cấp cho chúng ta pháo hạng nặng, nhưng họ đã làm. Họ không muốn cung cấp cho chúng ta hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), nhưng họ đã làm. Họ không muốn cung cấp cho chúng ta xe tăng, bây giờ họ đang cung cấp cho chúng ta xe tăng. Ngoài vũ khí hạt nhân, chúng ta sẽ nhận được mọi thứ".
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nêu rõ không có khả năng máy bay chiến đấu được gửi đến Ukraine. Nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh: "Tôi đã nói rõ từ rất sớm rằng chúng ta không nói về máy bay chiến đấu, và tôi đang làm điều tương tự ở đây".
Ông Scholz bổ sung: "Chúng tôi sẽ không cử lính bộ binh trong bất kỳ trường hợp nào. Tôi đã nói sẽ không có sự tham gia trực tiếp của binh lính NATO trong cuộc xung đột Ukraine. Đó không phải là trường hợp hiện nay và cả trong tương lai".
Đức chủ yếu xuất khẩu vũ khí sang các đối tác gần gũi và Ukraine Theo thống kê, trong năm 2022, chính phủ Đức đã cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá 8,36 tỷ euro sang các nước đối tác gần gũi và Ukraine. Binh sỹ Đức gác bên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. (Ảnh: AFP/TTXVN) Báo cáo mới của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức chỉ ra các quốc gia...