Mỹ, Nga mâu thuẫn về vấn đề vũ khí Triều Tiên và tên lửa Patriot ở Ukraine
Mỹ cáo buộc Nga đã bắn ít nhất 9 tên lửa do Triều Tiên cung cấp vào Ukraine, trong khi Nga coi Mỹ là “đồng phạm trực tiếp” trong vụ máy bay quân sự của Nga bị rơi vào tháng trước.
Quang cảnh phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ ở New York, Mỹ ngày 12/1/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo hãng tin Reuters ngày 7/2, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vassily Nebenzia và Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood đã mâu thuẫn tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về Ukraine.
“Nga đã phóng tên lửa đạn đạo do Triều Tiên cung cấp nhằm vào Ukraine ít nhất 9 lần. Nga và Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình khi làm suy yếu các nghĩa vụ lâu dài theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ”, ông Wood nói trước Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên. Cả Moskva và Bình Nhưỡng đều phủ nhận cáo buộc của Mỹ.
Trong khi đó, ông Nebenzia nói với Hội đồng Bảo an: “Chúng tôi có bằng chứng không thể chối cãi rằng một tên lửa đất đối không Patriot đã được sử dụng để thực hiện cuộc tấn công máy bay vận tải quân sự Nga chở tù binh Ukraine. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa rằng Washington cũng là bên đồng lõa trực tiếp trong vụ việc”.
Ngày 24/1, một máy bay vận tải quân sự Il-76 của Không quân Nga đã bị rơi khiến tất cả 74 người trên máy bay, trong đó có 65 tù binh Ukraine, thiệt mạng và Moskva đổ lỗi cho Kiev đã bắn rơi máy bay.
Video đang HOT
Các nhà điều tra Nga tuần trước cho biết họ có bằng chứng cho thấy quân đội Ukraine đã bắn hạ máy bay vận tải quân sự bằng tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất.
Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Nga đã yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ triệu tập cuộc họp khẩn cấp sau vụ Ukraine tấn công Lisichansk, khiến ít nhất 28 người thiệt mạng khi sử dụng tên lửa do phương Tây cung cấp nhằm vào một tiệm bánh và nhà hàng vào cuối tuần trước.
Ông Wood nói Mỹ không thể xác minh thông tin một cách độc lập, nhưng bày tỏ sự tiếc thương về tất cả thương vong dân sự.
Cũng tại cuộc họp trên của Hội đồng Bảo an, Đặc phái viên Nga tại LHQ cáo buộc Mỹ đe dọa trực tiếp đến hòa bình và an ninh toàn cầu, đồng thời làm suy yếu trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và vai trò trung tâm của LHQ.
Theo ông Nebenzya, Mỹ đang lôi kéo các quốc gia lớn nhất ở Trung Đông vào một cuộc xung đột. “Gần đây, Mỹ không ngừng tấn công các cơ sở được cho là của các nhóm thân Iran ở Iraq và Syria, Mỹ đang tìm cách lôi kéo các quốc gia lớn nhất ở Trung Đông vào một cuộc xung đột toàn khu vực. Rõ ràng là các cuộc không kích của Mỹ nhằm mục đích đặc biệt là làm nóng thêm cuộc xung đột”.
Chuyên gia Ukraine đánh giá hậu quả vụ tấn công tuyến đường sắt của Nga ở Siberia
Các sự cố dường như cho thấy sự sẵn sàng và khả năng của Ukraine trong việc tiến hành các cuộc tấn công phá hoại sâu bên trong nước Nga và làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Moskva ở xa chiến tuyến trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng với Kiev.
Ukraine đã tấn công đường hầm cực kỳ quan trọng kết nối giao thông của Nga với Viễn Đông. Ảnh (minh họa): Internet
Theo hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine), nếu vụ tấn công đường hầm trên tuyến đường sắt của Nga nằm sâu trong Siberia của lực lượng an ninh Ukraine thực sự gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng này thì đây sẽ là một vấn đề lớn đối với Moskva. Quan điểm này được đưa ra trong bình luận trên tờ "Espresso" của chuyên gia quân sự, sĩ quan quan dự bị cấp cao của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Mykhailo Prytula.
"Về tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường sắt trên, trước hết, nó kết nối Viễn Đông với phần châu Âu của Nga. Hàng hóa được vận chuyển qua đường hầm này và qua hai cây cầu nằm trên tuyến đường, trong đó có cả vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các đơn vị quân đội Nga. Ngoài ra, đạn pháo và mọi thứ khác từ Triều Tiên vào Nga (nếu có) đều đi qua đường hầm này", chuyên gia Prytula nói.
Theo ông Prytula, toàn bộ tuyến đường xuyên Siberia và chính đường hầm bị tấn công có tầm quan trọng chiến lược đối với việc cung cấp cho lực lượng Nga đang hoạt động ở Ukraine. Sự chậm trễ về hậu cần trên tuyến đường này sẽ gây ra hậu quả nhất định. Nga sẽ bị hạn chế khả năng chuyển giao thiết bị trong một giai đoạn nhất định và thời gian này sẽ không hề ngắn.
"Và điều quan trọng nhất là bây giờ Trung Quốc có thể phải cung cấp cho vùng Viễn Đông của Nga mọi thứ cần thiết. Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ đó có thể được kích hoạt. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, bởi vì ở đó không có con đường nào khác. Nếu nhìn vào dự báo thời tiết, thì chúng ta sẽ thấy rằng ở khu vực đó của Nga có sương, tuyết dày đặc, và việc khắc phục sự cố do vụ tấn công sẽ gặp khó khăn", ông Prytula lưu ý.
Ông Prytula nhấn mạnh rằng, nhìn chung, đây là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với Nga, nhưng vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng ai sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ vụ việc - Ukraine hay Trung Quốc.
Trước đó, một nguồn tin Ukraine nói với hãng tin Reuters (ngày 1/12) rằng SBU đã kích nổ trên một tuyến đường sắt của Nga nằm sâu trong Siberia. Đây là vụ tấn công thứ hai trong 1 tuần nhằm vào các tuyến đường tiếp tế quân sự trong khu vực.
Các sự cố dường như cho thấy sự sẵn sàng và khả năng của Kive trong việc tiến hành các cuộc tấn công phá hoại sâu bên trong nước Nga và làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Moskva ở xa chiến tuyến trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng ở Ukraine.
Nguồn tin giấu tên cho biết chất nổ được kích nổ khi một đoàn tàu chở hàng đi qua cầu Chertov ở vùng Buryatia của Siberia, giáp biên giới Mông Cổ và cách Ukraine hàng nghìn km. Theo nguồn tin Ukraine, cả hai vụ tấn công đều do SBU thực hiện.
Tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga được nhiều người coi là quan trọng hơn đối với vận tải hàng hóa của Nga so với tuyến chính Baikal-Amur. Một nguồn tin giấu tên trong ngành của Nga cho biết tuyến đường dự phòng đang hoạt động và được các đoàn tàu chở hàng sử dụng để thay thế.
Nhật báo Kommersant của Nga, trích dẫn nhiều nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, cho biết các nhà chức trách đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ tấn công có thể do một thiết bị nổ không xác định gây ra.
Triều Tiên tuyên bố rắn trước khả năng Nhật, Hàn mua vũ khí tiên tiến CHDCND Triều Tiên ngày 20.11 chỉ trích khả năng Mỹ bán vũ khí tiên tiến cho Nhật Bản và Hàn Quốc, gọi đây là hành động nguy hiểm, theo KCNA. Trong một tuyên bố do Hãng thông tấn KCNA đăng tải, Bộ Quốc phòng Triều Tiên nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ tăng cường các biện pháp thiết lập khả năng răn đe chiến...