Ông Kim Jong-un thị sát bất thường nhiều nhà máy vũ khí của Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có chuyến thị sát thực địa 3 ngày đến các nhà máy vũ khí lớn của CHDCND Triều Tiên, bao gồm các dây chuyền sản xuất động cơ cho tên lửa hành trình chiến lược, truyền thông nước này ngày 6/8 đưa tin.
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), trong chuyến thị sát thực địa kéo dài từ ngày 3-5/8, ông Kim Jong-un cũng thị sát các nhà máy sản xuất máy bay không người lái và đạn cho bệ phóng tên lửa đa nòng cỡ siêu lớn, thường được sử dụng để bắn tên lửa đạn đạo.
Chuyến thị sát diễn ra một tuần sau khi ông Kim Jong-un tham dự cuộc duyệt binh lớn của Triều Tiên kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định đình chiến, với màn phô diễn một loạt vũ khí bao gồm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay không người lái.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát cơ sở sản xuất vũ khí. Ảnh: KCNA
KCNA cho biết, ông Kim Jong-un đã đến thăm các nhà máy để “tìm hiểu về việc thực hiện mục tiêu cốt lõi trong chính sách của Đảng về ngành công nghiệp vũ khí” và đặt ra các mục tiêu mới khác, chẳng hạn như hiện đại hóa vũ khí.
“Điều quan trọng và cấp bách nhất trong quá trình chuẩn bị chiến tranh là hiện đại hóa vũ khí nhỏ để các đơn vị tiền tuyến của quân đội Triều Tiên và các đơn vị khác mang theo… phù hợp với cục diện chiến tranh đã thay đổi”, KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un, bao gồm chỉ thị tăng cường năng lực sản xuất tại các nhà máy như một phần quan trọng để củng cố khả năng phòng thủ.
Ông Kim Jong-un kiểm tra vũ khí tại một cơ sở sản xuất. Ảnh: KCNA
Thời gian qua, Triều Tiên đã thử nghiệm các bệ phóng tên lửa đạn pháo cỡ nòng lớn hơn, tên lửa hành trình tiên tiến. Tháng trước, nước này cũng tiến hành thử tên lửa đạn đạo mới nhất bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn.
Theo Reuters, chuyến thị sát của ông Kim Jong-un tới nhiều cơ sở sản xuất vũ khí trong nhiều ngày liên tiếp, được coi là chuyến đi bất thường, diễn ra trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy phát triển các loại vũ khí thông thường và chiến lược.
Trong khi đó, Mỹ đã cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc xung đột với Ukraine, bao gồm một số lượng đáng kể đạn pháo, cũng như vận chuyển rocket bộ binh và tên lửa cho công ty quân sự tư nhân của Nga. Cả Nga và Triều Tiên đều bác bỏ những cáo buộc này.
Triều Tiên chỉ trích IAEA liên quan kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ ở Nhật
CHDCND Triều Tiên cáo buộc IAEA "tiêu chuẩn kép", trong khi người đứng đầu tổ chức này cho rằng việc các nước trong khu vực quan tâm đến kế hoạch gây tranh cãi của Nhật Bản là "hoàn toàn hợp lý".
Kế hoạch của Nhật Bản về việc xả ra biển lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp tục thu hút tranh luận, trong đó Triều Tiên là quốc gia mới nhất bày tỏ quan điểm, chỉ trích Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Triều Tiên ngày 9.7 lên tiếng cho rằng việc IAEA ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản là "bất công" và thể hiện "tiêu chuẩn kép", trong bối cảnh cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kiềm chế chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng suốt nhiều năm qua, theo hãng tin Reuters.
Chợ cá Hàn Quốc lo lắng vì nước nhiễm xạ từ Nhật
Tuyên bố được đưa ra giữa lúc ông Rafael Grossi, người đứng đầu IAEA, đang ghé thăm Hàn Quốc sau chuyến công tác tại Nhật Bản. Ông Grossi sáng 9.7 đã gặp các thành viên của đảng Dân chủ, phe đối lập tại Hàn Quốc vốn phản đối mạnh mẽ kế hoạch xả nước của Tokyo cũng như chỉ trích báo cáo được công bố hồi đầu tuần này của IAEA liên quan kế hoạch.
"Vấn đề nóng bỏng hiện nay đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, và điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì các hành động của Nhật Bản và cách thức mà họ giải quyết vấn đề này... sẽ dẫn đến những hệ quả lớn lao", Reuters dẫn lời ông Grossi nói trong cuộc gặp tại Seoul.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi (giữa) thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản hôm 5.7. ẢNH REUTERS
Nhà lập pháp Wi Seong-gon, thành viên của đảng Dân chủ và là chủ nhiệm một ủy ban đặc biệt của quốc hội Hàn Quốc về vấn đề này, cho rằng kết luận của IAEA có "thiếu sót", và những lo ngại của một bộ phận lớn công chúng nước này là "chính đáng và hợp lý".
Trước đó, chính phủ Hàn Quốc nói họ tôn trọng báo cáo của IAEA, đồng thời cho biết bản thân Seoul đã tự mình xem xét kế hoạch xả nước của Tokyo và kết luận rằng việc này sẽ không gây ra "bất cứ tác động đáng kể nào" đối với các vùng biển của Hàn Quốc.
IAEA hôm 4.7 đã công bố báo cáo kết luận sau 2 năm đánh giá, qua đó cho phép Tokyo bắt đầu xả hơn 1 triệu tấn nước được sử dụng để làm mát các thanh nhiên liệu tại nhà máy Fukushima khi nhà máy bị tàn phá trong thảm kịch động đất - sóng thần ở đông bắc Nhật Bản năm 2011. Quá trình xả nước dự kiến bắt đầu vào cuối mùa hè này và có thể kéo dài tới 40 năm.
Nhật Bản sắp bơm 1 triệu tấn nước nhiễm xạ ra biển, người Hàn Quốc đổ xô mua muối
Bắc Kinh cũng phản đối việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân vốn đã ngừng hoạt động sau thảm kịch. Hải quan Trung Quốc hôm 7.7 thông báo nước này sẽ duy trì lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ 10 tỉnh của Nhật Bản, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra giấy chứng nhận cho thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thủy sản, từ các tỉnh không nằm trong lệnh cấm, theo Reuters.
Cùng ngày, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Nga cũng cho biết họ sẽ tăng cường giám sát cá và các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản để ngăn chặn các sản phẩm "có hàm lượng phóng xạ cao" tràn vào Nga, theo hãng tin Kyodo.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo để đáp trả cuộc tập trận Hàn-Mỹ? Quân đội Hàn Quốc vừa khẳng định CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về phía vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản hôm nay 15.6. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói rằng họ đã phát hiện cuộc phóng tên lửa mới của Triều Tiên, nhưng không cung cấp...