Mỹ nêu điều kiện kết nạp Ukraine vào NATO
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Ukraine chỉ có thể hy vọng gia nhập NATO nếu nước này cải cách quân đội và thành công trong việc tăng cường các thể chế dân chủ của mình.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Ảnh: Reuters).
Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York hôm 19/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bác bỏ ý kiến cho rằng Mỹ, Đức hoặc các đồng minh NATO khác đang “cản trở” việc Kiev gia nhập khối.
Ngoại trưởng Blinken khẳng định, liên minh đã “đưa Ukraine vào con đường trở thành thành viên NATO” và thực hiện các bước cụ thể để thúc đẩy mục tiêu này. Tuy nhiên, ông không nêu rõ mốc thời gian Ukraine có thể gia nhập NATO.
“Lần đầu tiên trong lịch sử NATO, chúng tôi thành lập một bộ chỉ huy tận tâm với mục đích giúp Ukraine đi theo con đường đó, tiến hành các bước thực tế mà nước này cần thực hiện trong việc tiếp tục xây dựng và cải cách các thể chế quân sự của mình, tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự, tiếp tục tăng cường dân chủ, những điều cần thiết để Ukraine được duyệt tư cách thành viên NATO”.
Video đang HOT
Ông cũng thừa nhận, Nga khó chấp nhận ký một thỏa thuận hòa bình mà không loại bỏ rõ ràng khả năng Ukraine gia nhập NATO. Tuy nhiên, theo ông, Ukraine vẫn có khả năng nhận được các cam kết an ninh tương tự như Điều 5 về phòng thủ tập thể trong Hiến chương NATO. Điều 5 quy định rằng một cuộc tấn công vào một thành viên của NATO là tấn công vào toàn bộ liên minh.
Hồi tháng 10, Politico đưa tin, một số đồng minh NATO không hài lòng với “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Mỹ và Đức được cho là những quốc gia phản đối yêu cầu của ông Zelensky vì lo ngại kế hoạch đó sẽ lôi kéo họ vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga.
Ukraine từ lâu đã theo đuổi tham vọng trở thành thành viên của NATO và chính thức nộp đơn xin gia nhập liên minh vào mùa thu năm 2022 sau khi Nga sáp nhập 4 tỉnh của nước này. Mặc dù NATO khẳng định tương lai của Ukraine chắc chắn ở trong liên minh, song không đưa ra mốc thời gian cụ thể nào.
NATO loại trừ khả năng Ukraine trở thành thành viên đầy đủ của khối chừng nào cuộc xung đột với Nga chưa kết thúc.
Một số quan chức phương Tây đề xuất ý tưởng kết nạp một phần Ukraine, nghĩa là chỉ kết nạp những vùng lãnh thổ mà Ukraine hiện kiểm soát.
Tổng thống Zelensky mới đây cũng cho biết, nước này sẵn sàng ngừng bắn với Nga nếu những vùng lãnh thổ mà Ukraine đang kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO, trong khi những vùng bị Nga nắm giữ sẽ giành lại sau này bằng con đường ngoại giao. Tuy nhiên, ý tưởng này cũng khó được chấp nhận.
Moscow từ lâu đã phản đối việc NATO mở rộng về phía biên giới của mình, coi đây là một mối đe dọa hiện hữu. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng tham vọng gia nhập khối của Kiev là một trong những nguyên nhân chính buộc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt. Trong cuộc họp báo ngày 19/12, ông tuyên bố, Moscow lẽ ra nên tiến hành chiến dịch này sớm hơn.
NATO lập bộ chỉ huy quân sự hỗ trợ Ukraine
Bộ chỉ huy quân sự của NATO ở Đức sẽ điều phối các hoạt động viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Reuters).
"Bộ chỉ huy NATO ở Wiesbaden (Đức) về hỗ trợ an ninh và huấn luyện cho Ukraine hiện đã hoạt động", Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 18/12 cho biết.
Trụ sở Bộ chỉ huy cho sứ mệnh Hỗ trợ và Đào tạo An ninh của NATO cho Ukraine (NSATU) được đặt tại Clay Barracks, một căn cứ của Mỹ ở thị trấn Wiesbaden của Đức.
NSATU dự kiến có khoảng 700 nhân viên, bao gồm cả quân đồn trú tại trụ sở quân sự SHAPE của NATO ở Bỉ và tại các trung tâm hậu cần ở Ba Lan và Romania.
Bộ chỉ huy mới của NATO sẽ tiếp quản từ Mỹ nhiệm vụ điều phối hoạt động viện trợ quân sự dành cho Ukraine.
Nhóm Ramstein do Mỹ dẫn đầu gồm khoảng 50 quốc gia đã điều phối việc cung cấp quân sự của phương Tây cho Ukraine từ đầu năm 2022. Nhóm sẽ tiếp tục tồn tại dưới vai trò một diễn đàn chính trị trong khi NSATU đảm nhận việc thực hiện các quyết định quân sự được đưa ra ở đó.
Động thái mới của NATO được cho là nhằm bảo vệ cơ chế hỗ trợ Ukraine khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp nhậm chức.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao thừa nhận việc tiếp quản có thể không có nhiều ý nghĩa bởi nước Mỹ dưới chính quyền sắp tới của ông Trump vẫn có thể gây ra bước lùi lớn cho Ukraine bằng cách cắt giảm viện trợ. Mỹ là quốc gia viện trợ quân sự lớn nhất của Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Ông Trump vốn hoài nghi về NATO cũng như sự hỗ trợ dành cho Kiev. Từ lâu, ông chỉ trích việc Mỹ đổ hàng tỷ USD viện trợ quân sự, kinh tế cho Ukraine.
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. Trụ sở TikTok tại California, Mỹ. ẢNH: REUTERS Đài NBC News ngày 17.12 đưa tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald...