Mỹ nâng cấp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
LGM-30 Minuteman-3 là loại tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing – Mỹ sản xuất.
Từ khi chính thức triển khai đến nay, LGM-30 đã trải qua hàng loạt lần nâng cấp và hiện đại hóa. Một quan chức của Bộ tư lệnh tiến công toàn cầu Mỹ đã cho biết, Mỹ sẽ sử dụng một loạt các biện pháp để tiếp tục nâng cấp hiện đại loại tên lửa này nhằm kéo dài tuổi thọ phục vụ của nó để tránh sự hụt hẫng quá lớn về số lượng tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược trong khi chờ phát triển một loại tên lửa thay thế.
LGM-30 Minuteman-3 là loại tên lửa liên lục địa (Intercontinental Ballistic Missile – ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing – Mỹ sản xuất. Minuteman-3 được sản xuất từ năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó là loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ.
Trong lần nâng cấp này, LGM-30 gần như sẽ được làm mới hoàn toàn, bao gồm hệ thống động lực và kiểm soát hay trong cả 3 giai đoạn, hệ thống dẫn đường và tên lửa đẩy của hệ thống động lực. Một nhà phân tích các dự án ICBM cho biết: “Chúng tôi đang kiểm tra và cân nhắc các vấn đề khác nhau. So với 50 năm trước, ngoài vỏ tên lửa ra, các cấu kiện khác sẽ được làm mới hoàn toàn”. Được biết, trong vòng 10 năm qua, Mỹ đã tiêu tốn 7 tỷ USD để nâng cấp 450 quả tên lửa LGM-30 Minuteman-3 hiện đang sử dụng.
Cận cảnh giếng phóng LGM-30 Minuteman-3
Ngoài các cấu kiện bản thân tên lửa, quân đội Mỹ còn tiến hành một loạt các gói nâng cấp hệ thống mặt đất phục vụ tên lửa, bao gồm các hệ thống an ninh, mật khẩu và điện tử. Dự kiến các hạng mục nâng cấp cuối cùng sẽ hoàn tất trước năm 2015, khi hoàn thành sẽ kéo dài thời hạn phục vụ của loại tên lửa này đến năm 2020 hoặc lâu hơn nữa.
Theo ANTD
Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm
Trong vòng 2 năm tới, Trung Quốc có thể sẽ triển khai vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm để bổ sung khả năng mới vào kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Ảnh minh họa. Nguồn: Tân Hoa xã
Theo Hãng tin Reuters, dự thảo báo cáo của Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung ngày 7.11 này có thể dẫn tới các cuộc đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Theo bản dự thảo của báo cáo năm 2012 sẽ được ủy ban trên trình lên Quốc hội Mỹ, Trung Quốc là nước duy nhất trong số các quốc gia chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân mở rộng sức mạnh răn đe đến vậy.
Bản dự thảo cho rằng, Bắc Kinh đang tiến sát tới việc "sở hữu bộ ba (răn đe) hạt nhân đáng tin cậy, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và bom hạt nhân thả từ máy bay".
Dự thảo cho biết từ nhiều thập kỷ qua, khả năng tên lửa đạn đạo dành cho tàu ngầm chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng giờ đây Bắc Kinh mới chủ trương thiết lập khả năng "răn đe chiến lược trên biển".
Việc triển khai khả năng trên vào kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể dẫn đến các hậu quả đáng kể tại Đông Á và xa hơn nữa, cũng như có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc vẫn đứng ngoài các quy ước về hạn chế và kiểm soát vũ khí quan trọng như Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới ký vào tháng 4.2010 và Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987.
Lầu Năm góc đã từ chối bình luận trực tiếp về bước đi hướng tới bộ ba răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Theo laodong
Nga phóng thành công hàng loạt tên lửa đạn đạo Thư ký báo chí Tổng thống Putin Dmitry Peskov cho biết, mới đây, các Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga đã thực hiện cuộc diễn tập bắn tên lửa đạn đạo "có một không hai". Ông này tuyên bố với các hãng thông tấn, Tổng thống Nga Vladimia Putin đã trực tiếp chỉ huy kiểm tra hệ thống tự động chỉ huy...