Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Theo Reuters, Tổng thống Trump đã ký lệnh hành pháp rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trước sự chứng kiến của những người ủng hộ tập trung tại nhà thi đấu Capital One Arena ở Washington. “Tôi sẽ ngay lập tức rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris không công bằng và thiên vị này”, ông Trump nói trước khi ký lệnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký các văn bản liên quan lệnh hành pháp tại Nhà Trắng vào ngày 20.1.2025. ẢNH: REUTERS
Video đang HOT
“Mỹ sẽ không phá hoại các ngành công nghiệp nội địa trong khi Trung Quốc vẫn gây ô nhiễm mà không bị trừng phạt”, theo ông Trump. Ngay sau đó, ông Trump cũng ký vào bức thư gửi Liên Hiệp Quốc để thông báo về động thái trên.
Với quyết định trên, ông Trump sẽ đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, trong đó các chính phủ đã đồng ý hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp để tránh những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.
Động thái trên sẽ loại bỏ quốc gia phát thải lớn nhất thế giới khỏi các nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với biến đổi khí hậu lần thứ 2 trong một thập niên. Quyết định trên cũng phản ánh sự hoài nghi của nhà lãnh đạo Mỹ về tình trạng nóng lên toàn cầu, đồng thời phù hợp với chương trình nghị sự của ông nhằm giải phóng các công ty khoan dầu khí của Mỹ khỏi các quy định để họ có thể tối đa hóa sản lượng.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tin tưởng rằng các thành phố, bang và doanh nghiệp Mỹ “sẽ tiếp tục thể hiện tầm nhìn và vai trò lãnh đạo bằng cách nỗ lực vì tăng trưởng kinh tế carbon thấp, bền vững, tạo ra việc làm chất lượng”.
“Điều quan trọng là Mỹ vẫn là nước đi đầu trong các vấn đề môi trường. Những nỗ lực chung theo Hiệp định Paris đã tạo nên sự khác biệt nhưng chúng ta cần phải cùng nhau tiến xa hơn và nhanh hơn nữa”, theo ông Guterres.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump từng quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris vì cho rằng các hoạt động chống biến đổi khí hậu quá tốn kém. Kể từ khi 200 quốc gia cùng ký kết tham gia Hiệp định Paris vào năm 2015, Mỹ là nước đầu tiên rút khỏi hiệp định này. Sau đó, vào ngày đầu tiên nhậm chức năm 2021, cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp đưa Mỹ tái gia nhập Hiệp định Paris.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần cam kết tăng sản lượng nhiên liệu hóa thạch của Mỹ, thay vì ủng hộ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió. Ông cũng cam kết sẽ cắt bỏ các khoản trợ cấp về khí hậu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và tiếp tục hoạt động thăm dò năng lượng, bao gồm việc giảm thuế cho các nhà sản xuất dầu, khí đốt và than.
Quan chức LHQ tin tưởng cánh cửa cho Hiệp định Paris vẫn mở
Ngày 20/1, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (UNFCCC), ông Simon Stiell, bày tỏ tin tưởng cánh cửa cho Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu vẫn mở, cho dù Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Washington khỏi thỏa thuận này.
Ông Simon Stiell. Ảnh tư liệu: Nguyễn Trường/PV TTXVN tại Ai Cập
Trong một tuyên bố, ông Stiell khẳng định LHQ luôn hoan nghênh sự tham gia mang tính xây dựng từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời nhấn mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đem lại cơ hội cho tăng trưởng kinh tế. Theo lời ông Stiell, sự bùng nổ năng lượng sạch toàn cầu sẽ đem lại tăng trưởng kinh tế trong hàng thập kỷ. Chỉ riêng trong năm ngoái, ngành này đã mang lại giá trị khoảng 2.000 tỷ USD. Quan chức LHQ khẳng định việc đi theo xu hướng chuyển đổi năng lượng sẽ đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, cùng với hàng triệu việc làm mới và làm sạch bầu không khí. Ngược lại nếu bỏ qua, các chính phủ, doanh nghiệp và người dân tiếp tục gánh chịu thiệt hại từ các thảm họa khí hậu như hạn hán, cháy rừng và siêu bão đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Trong lễ nhậm chức ngày 20/1 theo giờ Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ý định rút Mỹ khỏi Hiệp định khí hậu Paris, đi ngược lại các nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế tình trạng Trái Đất ấm lên cũng như sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn thế giới. Một thông báo tương tự cũng từng được ông Trump đưa ra sau khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, nhưng sau đó người kế nhiệm Joe Biden đã đảo ngược quyết định này.
Giới khoa học đang có chung quan điểm rằng việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên, góp phần gây ra các thảm họa khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 2 năm qua đã tăng và vượt ngưỡng 1,5 độ C so với thời tiề.n công nghiệp, mức mục tiêu được nêu trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu.
Năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng CO2 nhanh nhất trong lịch sử Theo báo cáo ngày 17/1 của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh, trong năm 2024, lượng CO2 trong khí quyển đã tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, vượt xa dự báo của chính cơ quan này. Khói bốc lên từ đám cháy rừng tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 11/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN Đây là một dấu hiệu...