Mỹ mở rộng trừng phạt, Nga tuyên bố đáp trả
Sau khi Mỹ quyết định mở rộng trừng phạt nhằm vào các cá nhân, tổ chức của Nga liên quan đến tình hình Ukraine, Điện Kremlin ngày 21.12 đã lên án và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng.
Lệnh trừng phạt được đưa ra 1 tháng trước khi Tổng thống Obama rời Nhà Trắng Reuters
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov ngày 21.12 lên án lệnh trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt lên các cá nhân và tổ chức của Nga, cho rằng quyết định của Mỹ sẽ hủy hoại mối quan hệ giữa hai nước. Reuters dẫn lời ông Peskov tuyên bố Nga sẽ có các biện pháp đáp trả tương xứng.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov chỉ trích lệnh trừng phạt mới là “hành động thù địch” do chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Barack Obama đưa ra. Ông Ryabkov khẳng định Nga sẽ mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Mỹ để trả đũa, theo TASS.
Những tuyên bố của ông Peskov và ông Ryabkov đưa ra sau khi chính phủ Mỹ ngày 20.12 quyết định mở rộng trừng phạt Nga liên quan việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và những cáo buộc về vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Video đang HOT
Bộ Ngân khố Mỹ đã đưa vào danh sách đen trừng phạt 7 doanh nhân người Nga, 6 người trong số họ điều hành ngân hàng Rossiya (Nga) hoặc các công ty con của ngân hàng này. Phía Mỹ gọi Rossiya là “ngân hàng cá nhân phục vụ các quan chức Liên bang Nga”. Ngân hàng này cũng đã nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ từ năm trước.
Trong số 7 người trên có Kirill Kovalchuk, cháu trai của ông Yuri Kovalchuk, người có trong danh sách trừng phạt của Mỹ vào năm 2014. Yuri Kovalchuk là cổ đông chính của ngân hàng Rossiya, đồng thời được cho là cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài các cá nhân trên, Bộ Ngân khố Mỹ còn trừng phạt các công ty và doanh nghiệp của chính phủ Nga hoạt động ở bán đảo Crimea, trong đó có 2 công ty tham gia vào dự án xây dựng chiếc cầu bắc qua eo biển Kerch trị giá hàng tỉ USD, nối Crimea với lục địa Nga.
Lệnh trừng phạt mới cũng nhằm vào 26 chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp Nga và nhà sản xuất khí đốt Novatek. Cả hai tổ chức này đều đã bị Mỹ áp lệnh trừng phạt từ năm 2014. Ngoài ra, các cá nhân và công ty của Mỹ cũng bị cấm giao dịch với các cá nhân, tổ chức của Nga trong danh sách trừng phạt mới.
Lệnh trừng phạt có tiếp tục dưới thời ông Trump?
Lệnh trừng phạt mới được đưa ra chỉ một tháng trước khi Tổng thống Obama chuyển giao quyền lãnh đạo cho Tổng thống tân cử Donald Trump. Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby phủ nhận những nghi ngại cho rằng thời điểm ra lệnh trừng phạt này liên quan tới chuyện chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng vào tháng 1.2017.
Theo Reuters, mặc dù lệnh trừng phạt đã được đưa ra nhưng không rõ liệu Mỹ có tiếp tục duy trì các biện pháp này dưới thời ông Trump hay không. Lý do là vì ông Trump suốt chiến dịch tranh cử tổng thống và kể cả khi đã đắc cử cũng có những tuyên bố muốn cải thiện quan hệ với Nga. Bên cạnh đó, ông còn đề cử một nhân vật “thân Nga” là ông Rex Tillerson làm Ngoại trưởng, vị trí rất quan trọng trong nội các Mỹ.
Ông Tillerson không những có quan hệ thân thiết với Nga và Tổng thống Putin, mà còn là người chủ động xúc tiến làm ăn ở Nga và từng phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga.
Mặc dù chưa thể nói trước điều gì về quyết định của ông Trump liên quan đến lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng ông có thể sẽ vấp phải sự phản đối từ quốc hội nếu muốn nới lỏng trừng phạt. Các nghị sĩ của cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đều rất quan ngại về mối quan hệ giữa Nga với ngoại trưởng tương lai mà ông Trump đề cử.
(Theo Thanh Niên)
Mỹ mở rộng trừng phạt Nga trước thềm Trump nhậm chức
Bộ Tài chính Mỹ hôm thứ Ba đã ra quyết định mở rộng lệnh trừng phạt các cá nhân và tập thể ở Nga do diễn biến tình hình ở Ukraine.
Bộ Tài chính Mỹ.
Danh sách này bổ sung thêm 7 cá nhân, 8 công ty và 2 tàu chở dầu Nguyên soái Zhukov, Stalingrad.
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ thông báo, trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt ngành dọc đã thêm vào "danh sách đen" các chi nhánh thuộc Rosselkhozbank (Ngân hàng Nông nghiệp Nga) và các công ty con của Novatek.
Bổ sung này bao gồm 12 cơ cấu của các nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất ở Nga, cũng là một doanh nghiệp có tên trong danh sách trừng phạt. Đó chủ yếu là các công ty con chuyên về thăm dò, khai thác và chế biến nhiên liệu.
"Mục tiêu của biện pháp trừng phạt là tiếp tục gây áp lực lên Nga," tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ đề cập lời người đứng đầu Cục kiểm soát các tài sản nước ngoài John Smith. Ông Smith cho biết danh sách trừng phạt được mở rộng do tình hình xung quanh Ukraine và Crimea.
Theo Danviet
Nga thừa nhận liên hệ với đội ngũ của ông Trump suốt chiến dịch tranh cử Các quan chức chính phủ của Nga đã liên hệ với đội ngũ trợ lý của Tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump trong suốt chiến dịch tranh cử của ông, hãng tin Interfax dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Nga cho biết ngày 10/11. Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Ảnh: Reuters) Trả lời phỏng vấn hãng tin Interfax, Thứ...