Mỹ mô phỏng dùng vũ khí hạt nhân tấn công tiểu hành tinh lao vào trái đất
Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ( bang California, Mỹ) đã mô phỏng sự kiện ‘Ngày tận thế’ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công một tiểu hành tinh đang đe dọa trái đất.
Mô phỏng một tiểu hành tinh lao vào trái đất. Ảnh ESA
Năm ngoái, một sứ mệnh tên DART của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chứng minh con người có thể thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh bằng cách lao phi thuyền vào bề mặt mục tiêu.
Trong cuộc thí nghiệm mới, đội ngũ của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore muốn xác minh liệu vũ khí hạt nhân có thể đánh bật một tiểu hành tinh đang lao về hướng địa cầu hay không, từ đó hóa giải nguy cơ diệt vong cho nhân loại.
“Nếu phát hiện sớm, chúng ta có thể phóng thiết bị hạt nhân đến tiểu hành tinh lúc đó vẫn còn cách xa địa cầu hàng triệu km”, Space.com dẫn lời nhà vật lý học Mary Burkey của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đang tích cực thẩm định khả năng áp dụng kịch bản trong phim “Ngày tận thế” (1998) trong nỗ lực phòng thủ hành tinh.
Theo một phần của cuộc nghiên cứu, chuyên gia Burkey và các đồng sự xây dựng mô hình mới cho phép mô phỏng một vụ kích nổ thiết bị hạt nhân trên tiểu hành tinh giả lập.
Báo cáo đăng trên chuyên san The Planetary Science cho thấy việc sử dụng vũ khí hạt nhân có lợi thế hơn hẳn so với sứ mệnh DART.
Lợi thế lớn nhất chính là năng lượng: Thiết bị hạt nhân có thể tạo ra sức công phá mạnh nhất trên mỗi khối lượng so với bất kỳ công nghệ nào khác của con người.
Và do các vụ phóng luôn hạn chế tối thiểu khối lượng mang theo, một đầu đạn hạt nhân có thể giáng đòn tấn công mạnh mẽ vượt xa sứ mệnh phóng phi thuyền vào tiểu hành tinh như sứ mệnh DART đã thực hiện.
NASA nói phi thuyền DART đổi hướng thành công tiểu hành tinh sau cú đâm “tự sát”
Phi vụ ngoạn mục ngoài hành tinh
Sau 7 năm được phóng vào không gian, phi thuyền OSIRIS-Rex đã quay lại trái đất và chuyển giao mẫu vật từ Bennu, tiểu hành tinh có thể đâm vào địa cầu trong tương lai.
Tối 24.9 (giờ VN), đội ngũ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thành công thu hồi khoang chứa vật liệu ngoài hành tinh trong một sứ mệnh đầy thách thức. Năm 2016, phi thuyền OSIRIS-Rex rời bệ phóng và đến năm 2018 tiến vào quỹ đạo quanh tiểu hành tinh Bennu. Hai năm sau, con tàu thu thập vật liệu trên bề mặt thiên thể này và lên đường quay về địa cầu vào tháng 5.2021. Cả chuyến đi và về tổng cộng hơn 6,21 tỉ km, Reuters hôm qua đưa tin.
Cú thả từ không gian
Vào 15 giờ hôm 24.9 (giờ VN), đội ngũ chỉ huy sứ mệnh OSIRIS-Rex ở TP.Littleton (bang Colorado) bắt đầu đánh giá tổng quan điều kiện hạ cánh. Dựa trên thông tin này, các thành viên bỏ phiếu thông qua quyết định gửi mệnh lệnh cho phi thuyền thả khoang chứa vật liệu. Ở vị trí cách trái đất hơn 101.000 km, phi thuyền mẹ OSIRIS-Rex nặng hơn 2,1 tấn vào 17 giờ 42 cùng ngày chính thức thả khoang chứa có trọng lượng 46 kg xuống địa cầu.
Khoang chứa mẫu vật trong tình trạng nám đen khi đáp xuống sa mạc ở Utah. Ảnh REUTERS
Bốn giờ sau, tức 21 giờ 42, khoang chứa tiến vào khí quyển trái đất với tốc độ hơn 45.000 km/giờ. Camera trên một máy bay của NASA đã ghi lại hình ảnh khoang chứa lao xuống dưới dạng một quả cầu lửa. Trong quá trình này, vật liệu bên trong khoang vẫn được bảo vệ an toàn nhờ lá chắn nhiệt bất chấp nhiệt độ bên ngoài vượt ngưỡng 2.760 độ C.
Sau khi giai đoạn tiến nhập khí quyển chấm dứt, chiếc dù đầu tiên được bật để giúp ổn định khoang chứa ở độ cao khoảng 30,5 km so với mặt đất. Sau khi dù thứ nhất tách ra, dù thứ hai cũng là dù chính của khoang được kích hoạt, cho phép giảm vận tốc từ bội siêu thanh xuống chưa đến 18 km/giờ vào thời điểm khoang tiếp đất.
Trước khi khoang tiếp đất, NASA phối hợp Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai 4 trực thăng theo dõi, trong lúc đội ngũ NASA hồi hộp chờ đợi tin tức từ hiện trường. Vì dù chính được kích hoạt ở độ cao hơn dự kiến, dẫn đến việc khoang đáp lúc 21 giờ 52, sớm hơn 3 phút so với tính toán ban đầu. Điểm đáp nằm trong khuôn viên của Thao trường huấn luyện và thử nghiệm Utah thuộc Không quân Mỹ, cách TP.Salt Lake (Utah) khoảng 128 km về hướng tây.
Khoảng 30 phút sau khi khoang chạm đất, một tổ nhân viên đến nơi và sắp xếp để vận chuyển khoang bằng trực thăng đến trạm dã chiến gần đó. Sau khâu xử lý, khoang được đưa đến Trung tâm không gian Johnson ở TP.Houston (Texas) để phân tích.
Phần lớn mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu phải chờ thế hệ sau nghiên cứu
Món quà từ trời cao
"Đó là món quà cho thế giới", báo The New York Times dẫn lời nhà điều tra trưởng Dante Lauretta của sứ mệnh OSIRIS-Rex kích động nhận xét. Đội ngũ NASA đang hồi hộp chờ đến thời khắc mở khoang, bên trong chứa khoảng 250 g đá và bụi của Bennu. Tiểu hành tinh này được xem là hóa thạch 4,5 tỉ tuổi của hệ mặt trời cổ đại, và NASA đã chi hơn 800 triệu USD cũng như chờ đợi ròng rã 7 năm để tiếp nhận vật liệu lấy từ Bennu.
Với thành công trên, OSIRIS-Rex trở thành phi thuyền thứ ba của con người, và là phi thuyền thứ nhất của Mỹ, lấy được vật liệu ngoài hành tinh. Hai sứ mệnh trước đó do Nhật Bản triển khai, thông qua tàu Hayabusa và tàu Hayabusa 2 lần lượt vào năm 2010 và 2020. Việc tìm hiểu tính chất hóa học và lịch sử của bụi và đá trên Bennu có thể cho phép con người nhìn ngược thời gian về thời điểm hệ mặt trời khai sinh.
"Chúng tôi có thể nắm được thông tin về sự tiến hóa của Thái Dương hệ, nguyên nhân đằng sau sự tồn tại của trái đất như trạng thái hiện nay, và điều gì làm nên sự độc nhất vô nhị của địa cầu", theo chuyên gia Rich Burns, Giám đốc quản lý dự án OSIRIS-Rex.
Về phần phi thuyền OSIRIS-Rex, con tàu sau khi chuyển giao vật liệu đã tiếp tục lên đường thi hành sứ mệnh mới. Mục tiêu kế tiếp của nó là Apophis, tiểu hành tinh bề ngang 340 m sẽ đến cách địa cầu vỏn vẹn 32.000 km vào năm 2029, theo NASA.
Tiểu hành tinh to bằng tòa nhà ba tầng sắp lao về phía Trái Đất Một tiểu hành tinh khổng lồ đang lao về phía Trái Đất và dự kiến sẽ tiếp cận gần hành tinh của chúng ta nhất vào khoảng 8h19 sáng ngày 25/6 (theo giờ Việt Nam). Tiểu hành tinh. Ảnh minh hoạ: CCO Theo Trung tâm Hành tinh nhỏ của Liên minh Thiên văn Quốc tế, tiểu hành tinh mới có tên gọi 2023...