Mỹ miễn trừ 7 nước khỏi lệnh cấm vận Iran
Chính quyền Mỹ vừa tuyên bố miễn trừ 7 nước ra khỏi các biện pháp trừng phạt kinh tế vì giảm đáng kể khối lượng dầu nhập khẩu từ Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho hay việc miễn trừ đã được dành cho Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Nam Phi, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Một điều luật của Mỹ được phê chuẩn hồi tháng 12 năm ngoái, các quốc gia có thời hạn tới ngày 28/6 để cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Iran, nếu không sẽ bị cắt đứt quan hệ với hệ thống tài chính của Mỹ.
Mục đích của việc làm trên là nhằm gia tăng áp lực đối với Iran nhằm ngừng chương trình làm giàu urani của nước này.
Bà Clinton cho hay việc miễn trừ mới nhất chứng tỏ rằng các biện pháp trừng phạt lên Cộng hoà Hồi giáo đang phát huy tác dụng.
“Bằng việc giảm lượng dầu xuất khẩu của Iran, chúng tôi đang gửi đi một thông điệp dứt khoát tới các lãnh đạo Iran: Nếu không có hành động cụ thể để giải toả các lo ngại của cộng đồng quốc tế, họ sẽ tiếp tục đối mặt với sự cô lập và áp lực ngày càng gia tăng”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
Video đang HOT
Hồi tháng 3, Mỹ đã công bố miễn trừ lệnh trừng phạt về kinh tế cho 11 quốc gia, gồm Nhật Bản và 10 quốc gia EU, vì cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Iran.
Giới phân tích cho hay động thái mới nhất của Mỹ là để gia tăng áp lực đối với Trung Quốc, hiện là khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran, nhằm cũng phải cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Cộng hoà Hồi giáo.
Các quan chức Mxy cho biết Washington vẫn đang đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề này.
Mỹ cho biết lượng dầu xuất khẩu của Iran đã giảm từ 2,5 triệu thùng/ngày hồi năm ngoái xuống còn từ 1,2-1,8 triệu thùng/ngày.
Hồi tuần trước, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho hay các cuộc đàm phán tại Vienna nhằm được tiếp cận nhiều hơn với các cơ sở hạt nhân của Iran đã kết thúc mà không có tiến triển nào.
Các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Iran và 6 cường quốc – Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp và Đức – sẽ được tổ chức tại Mátxcơva (Nga) vào tuần tới.
Tehran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình nhưng Washington và các đồng minh nghi ngờ Cộng hoà Hồi giáo đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân.
Theo Dân Trí
Iran vẫn vận chuyển vũ khí cho Syria, bất chấp lệnh cấm vận
Syria vẫn là điểm đến hàng đầu cho các vũ khí của Iran, bất chấp một lệnh cấm xuất khẩu vũ khí mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc áp dụng đối với Cộng hoà Hồi giáo, một báo cáo mới của Liên hợp quốc cho biết.
Các tên lửa của Iran. (Ảnh minh hoạ)
Báo cáo mới, được một uỷ ban gồm các chuyên gia có nhiệm vụ giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đưa ra, cho hay uỷ ban này đã điều tra 3 lô vũ khí trái phép lớn của Iran bị bắt giữ trong năm qua.
"Iran tiếp tục coi thường cộng đồng quốc tế thông qua các vụ vận chuyển vũ khí bất hợp pháp", báo cáo viết.
"2 trong số các vụ vận chuyển này liên quan tới Syria, chứng tỏ rằng Syria tiếp tục là trung tâm của các vụ vận chuyển vũ khí trái phép của Iran", báo cáo cho biết thêm.
Lô vũ khí thứ 3 liên quan tới các rocket mà Anh cho biết hồi năm ngoái là dự kiến được chuyển tới cho các phần tử Taliban tại Afghanistan.
Báo cáo cũng thảo luận các nỗ lực của Iran nhằm lách các biện pháp trừng phạt vì chương trình hạt nhân của nước này, nhưng nhấn mạnh rằng 4 vòng cấm vận mà Hội đồng bảo an áp dụng đối với Iran từ 2006-2010 đã có tác dụng.
Các nhà ngoại giao cho hay báo cáo sơ bộ trên của uỷ ban có thể bị thay đổi bởi uỷ ban các lệnh trừng phạt Iran của Hội đồng bảo an trước khi được chuyển cho Hội đồng bảo an xem xét. Một báo cáo của uỷ ban các chuyên gia về Iran hồi năm ngoái đã không được công khai vì Nga phản đối việc công bố nó.
Hội đồng bảo an Liên hợp đã lần đầu tiên áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran vào tháng 12/2006 và kể từ đó đã tăng cường các biện pháp cấm vận với hi vọng gây sức ép buộc chính phủ Iran phải ngừng làm giàu urani và bắt đầu các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.
Nhưng bất chấp 4 vòng cấm vận, Iran vẫn từ chối làm vậy. Urani làm giàu có thể được sử dụng để chế tạo cả nhiên liệu hạt nhân và nguyên liệu vũ khí nguyên tử.
Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình và phục vụ việc sản xuất điện.
Báo cáo trên được tiết lộ trong bối cảnh Tehran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cố gắng thu hẹp các bất đồng về cách thức giải quyết những lo ngại về chương trình nguyên tử của Cộng hoà Hồi giáo, và khi Iran chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an và Đức) tại Iraq tới đây.
Cuộc đàm phán quan trọng giữa Iran và nhóm P5 1 sẽ diễn ra tại thủ đô Baghdad vào ngày 23/5 tới.
Theo Dân Trí
Nga dỡ bỏ lệnh cấm vận cung cấp vũ khí cho Libya Theo một sắc lệnh do cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký ngày 6/5 và được công bố ngày 7/5, Mátxcơva đã dỡ bỏ lệnh cấm vận của nước này đối với các nguồn cung vũ khí cho Libya. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. (Nguồn: Getty Images)Tháng 3/2011, Tổng thống Nga khi đó Medvedev đã ký một sắc lệnh áp đặt lệnh...