Trung Quốc không chịu rút khỏi bãi đá ngầm Scarborough
Hồi cuối tuần qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố tàu thuyền của chính phủ nước này tiếp tục “canh chừng” tại vùng đảo đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) để hỗ trợ dịch vụ cho ngư dân Trung Quốc theo luật lệ hiện hành.
2 tàu hải giám Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough hồi tháng 4. Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đăng tải tuyên bố nói trên sau khi Philippines thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu vực tranh chấp để “giảm bớt căng thẳng”.
Tuy nhiên ông Lưu nói: “Tàu cá Trung Quốc vẫn đang hoạt động bình thường và tàu hải giám nước này vẫn đang tiếp tục hỗ trợ dịch vụ cho tàu cá và ngư dân”.
Video đang HOT
“Trung Quốc không muốn thấy phía Philippines có hành động khiêu khích xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ tiếp tục liên lạc với Manila về cách xử lý sự cố nhằm cải thiện quan hệ song phương”, ông Lưu Vi Dân cho biết thêm.
Theo NLD
TQ dùng 'chiến lược biển người' trước Philippines?
Tờ Dong-a Ilbo, một trong ba tờ báo chính tại Hàn Quốc cho rằng, Trung Quốc đã sử dụng "chiến lược biển người" từng dùng trong Chiến tranh Triều Tiên để xua đuổi Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough.
Tàu hải giám TQ ở bãi cạn Scarborough ngày 11/4. Ảnh: AP
Bãi cạn này (Philippines gọi là bãi cạn Panatag, còn Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) nằm ở Biển Đông. Báo Dong-a dẫn lời các nhà phê bình Hong Kong mô tả rằng, nó giống như kiểu chiến thuật "bầy sói" - tấn công một mục tiêu bằng cách vây quanh nó.
Bắc Kinh đã gửi 97 tàu bao gồm tàu tuần tra chính thức và cả tàu cá tư nhân ra bãi cạn nhằm tạo áp lực với Philippines kể từ khi vụ đụng độ xảy ra từ hồi đầu tháng 4, Truyền hình vệ tinh Phoenix ở Hồng Kông cho biết.
Chính phủ Philippines trong một tuyên bố hôm 23/5 nhấn mạnh: "Vào ngày 14/5, Trung Quốc điều 5 tàu chính phủ, 16 tàu cá và 54 tàu đa nhiệm tới khu vực tranh chấp. Vào ngày 22/5, số lượng các tàu đa nhiệm đã lên tới 6". Tại vùng biển tranh chấp khi đó có gần 100 tàu Trung Quốc.
Ngày 11/4, 12 tàu cá và 2 tàu tuần tra Trung Quốc tại đây đã ngăn cản một tàu hải quân Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Bãi cạn Scarborough là nơi cả Trung Quốc và Philippines đều đưa ra tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh thì viện dẫn những chứng cớ lịch sử còn Manila khẳng định khu vực này nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được luật pháp quốc tế công nhận. Thời điểm xảy ra vụ đụng độ, Hải quân Philippines cho rằng, ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở bãi cạn.
Sau đó, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng số lượng tàu cá tư nhân để chiếm ưu thế ở khu vực tranh chấp và ngăn chặn các tàu cá Philippines. Một nhà phê bình của Phoenix TV nói: "Nó nhắc tôi hình dung về chiến thuật của bầy sói".
Trung Quốc dường như đã củng cố vị trí của họ tại các vùng tranh chấp bằng việc sử dụng những tàu tư nhân như tàu cá thay vì dùng tàu quân sự - động thái có thể bị cho là khiêu khích Mỹ và các nước láng giềng.
Theo Phoenix, chiến thuật này không mang lại cho Bắc Kinh chiến thắng nhưng ít nhất cũng tạo cho họ ưu thế. Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật tương tự trong tranh chấp lãnh thổ với các nước khác bao gồm cả Hàn Quốc.
Bãi cạn Scarborough nằm ở Biển Đông, cách đảo Luzon của Philippines 230km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc1.200km. Quan hệ song phương trở nên căng thẳng sau khi một khu vực gần đó được phát hiện có nhiều trữ lượng tài nguyên như dầu và khí đốt.
Theo VietNamNet
Philippines, Trung Quốc hạ nhiệt ở Biển Đông Manila và Bắc Kinh vừa điều chuyển một số tàu tại khu vực có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhằm giảm căng thẳng nảy sinh từ đầu tháng 4. Hai tàu hải giám trong vụ chạm mặt trên biển với tàu Philippines hồi đầu tháng 4. Ảnh: AFP Theo những trao đổi giữa hai phía, Trung Quốc đã di chuyển hai...