Mỹ mất phần tại cuộc đua khai thác ‘kho báu’ 16.000 tỷ USD ở đáy biển
Mỹ có nguy cơ đứng ngoài trong bối cảnh hàng chục quốc gia đang chạy đua khai thác các loại kim loại quý dưới đáy biển.
CBS hôm 14/11 cho biết việc không phê chuẩn Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc ( UNCLOS) 1982 đã khiến nước này không thể xin giấy phép khai thác tài nguyên tại khu vực Clarion Clipperton ở đáy biển, do Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế cấp.
Clarion Clipperton nằm ở vùng biển giữa Hawaii và Mexico, chứa nhiều kim loại có giá trị kinh tế lớn như Niken, Đồng, Cobalt, Mangan và đặc biệt là Đất hiếm. Trữ lượng kim loại tại khu vực này được cho là nhiều hơn mọi nơi trên thế giới và có giá trị ước tính lên tới 16.000 tỷ USD.
Robot được sử dụng trong khai thác tài nguyên tại đáy biển. Ảnh: Nature.
Video đang HOT
Đô đốc Jonathan White của Hải quân Mỹ lo ngại việc đứng ngoài UNCLOS sẽ khiến Mỹ không có tiếng nói trong định hình khai thác cũng như bảo vệ môi trường biển. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc vượt mặt Mỹ trong khai thác và kiểm soát đáy biển.
Mười chín quốc gia thành viên UNCLOS đã được Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế cấp phép khai thác ở Clarion Clipperton, trong đó có Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức hay thậm chí cả Cuba. Do không phải là thành viên UNCLOS, Mỹ không thể xin giấy phép khai thác đáy biển từ cơ quan này.
“Một hệ thống vũ khí, hệ thống dẫn đường cho vũ khí, máy tia X, hay lò vi sóng, tất cả đều phụ thuộc vào hững kim loại khó có thể kiếm được. Điều này khiến chúng ta trở nên cô lập hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng và phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc”, Đô đốc White nói.
Được phê chuẩn năm 1982, UNCLOS được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương”, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động sử dụng và hợp tác về biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới. Hiện nay, 168 quốc gia đã trở thành thành viên của UNCLOS.
Theo news.zing.vn
Tàu ngầm hạt nhân Nga tập trận tấn công lẫn nhau
Hai tàu ngầm hạt nhân Nga đã tiến hành cuộc tập trận mô phỏng "mèo vờn chuột" chống lại nhau tại Biển Barents trong vài ngày.
Pskov và Nizhny Novgorod, hai tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor, NATO định danh lớp Sierra II, thuộc Hạm đội Phương Bắc gần đây đã tổ chức cuộc tập trận chiến thuật ở Biển Barents, bao gồm mô phỏng chiến đấu tay đôi dưới nước và bắn ngư lôi giả vào nhau, văn phòng báo chí hạm đội nói với báo RBC.
"Giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất của cuộc diễn tập dưới đáy biển là bắn ngư lôi vào mục tiêu. Thủy thủ đoàn hai tàu đã thực hiện đợt diễn tập trong một cuộc đấu tay đôi", trích báo cáo của văn phòng báo chí hạm đội.
Ngoài ra, trong quá trình tập trận, 2 tàu còn thực hiện kịch bản tìm kiếm và truy đuổi lẫn nhau, cố gắng đánh lừa đối thủ bằng cách sử dụng các biện pháp gây nhiễu.
Tuần trước, truyền thống Na Uy đã thông báo về sự hiện diện của hai tàu ngầm lớp Sierra II ở vùng biển phía bắc Na Uy. Các tàu ngầm này được cho là đang thực hiện huấn luyện biển sâu và thử nghiệm vũ khí mới.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Sierra II được đánh giá là thợ săn đáng sợ dưới mặt nước. Ảnh: Hải quân Nga.
Theo đài truyền hình NRK của Na Uy, có tới 10 tàu ngầm Nga sẽ tham gia vào cuộc tập trận, một phần trong kế hoạch di chuyển bí mật từ căn cứ ở bán đảo Kola đến Biển Na Uy.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor từng được tạp chí National Interest mô tả là tàu ngầm tốt nhất, thợ săn đáng sợ dưới mặt nước của Nga. Hạm đội Phương Bắc đang vận hành 2 tàu duy nhất của lớp này được đóng mới vào năm 1990 và 1993.
Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất SS-N-21 Sampson. Tên lửa chống ngầm Vyuga, mìn sâu 200 kt. Điểm đặc biệt của tàu ngầm lớp Sierra II là thân tàu được chế tạo hoàn toàn bằng hợp kim titan, giúp giảm trọng lượng, tăng độ sâu hoạt động và khả năng tàng hình.
Tàu ngầm lớp Sierra II có thể lặn sâu tới 600 m. Nó có thể đạt tốc độ tối đa khi lặn tới 32 hải lý/giờ, nhanh hơn bất kỳ tàu ngầm hạt nhân nào trên thế giới. Vũ khí mạnh mẽ, tốc độ nhanh, tàng hình cao, Sierra II được đánh giá là sát thủ đáng sợ dưới mặt nước.
Tuy nhiên, chi phí quá cao khiến Nga không thể đóng mới với số lượng lớn.
Theo Zing.vn
Triều Tiên đề xuất quyền khai thác đất hiếm với Trung Quốc Triều Tiên đề xuất cấp cho Trung Quốc quyền khai thác đất hiếm để đổi lấy khoản đầu tư vào ngành năng lượng mặt trời nhằm giảm bớt tình trạng thiếu năng lượng điện. Theo báo cáo trên trang web của Hiệp hội Ngành Công nghiệp Đất hiếm Trung Quốc hôm 24-10, nếu Trung Quốc đầu tư xây dựng các nhà máy điện...