Mỹ lo Triều Tiên bán hạt nhân cho khủng bố
Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào tháng trước không chỉ bị coi là hành động thách thức, mà còn để quảng cáo. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng khách hàng tiềm năng của họ là bất kỳ ai trên thế giới có nhu cầu mua vũ khí hạt nhân, kể cả khủng bố.
Dù Bình Nhưỡng đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu Mỹ, nhưng đó không phải nguy cơ trước mắt, mà nguy cơ lớn nhất là Triều Tiên sẵn sàng bán công nghệ hạt nhân. Đây là điều mà Mỹ lo ngại có thể tiếp tay cho khủng bố. Nỗi sợ hãi đó không phải không có căn cứ, vì tuần trước Nhật Bản xác nhận năm ngoái bắt giữ một con tàu được cho là xuất phát từ Triều Tiên chở vật chế tạo máy ly tâm – thiết bị quan trọng để làm giàu urani làm nguyên liệu cho bom hạt nhân.
Theo Graham Allison, chuyên gia hạt nhân ở Trường Harvard Kennedy, thông điệp nguy hiểm mà Triều Tiên đang gửi đi là “Đang bán hạt nhân”.
Vụ thử hạt nhân của Tiều Tiên vào tháng trước còn được cho là để quảng cáo công nghệ hạt nhân. (Nguồn: Reuters)
Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa vào tháng 12 năm ngoái. Liên Hợp Quốc (LHQ) gọi đây là màn che đậy cho vụ thử công nghệ đạn đạo. Ngày 12/2 năm nay, Tiều Tiên tiếp tục vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần thứ ba, khiến LHQ thông qua gói trừng phạt mới.
Video đang HOT
Các chuyên gia hạt nhân tin rằng Triều Tiên đã có đủ vật liệu hạt nhân để chế tạo bom hạt nhân dạng thô sơ, nhưng họ vẫn chưa thấy bằng chứng về việc Bình Nhưỡng có thể chế tạo đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn vào đầu tên lửa. Tuy nhiên, Triều Tiên đã đủ khả năng giúp đỡ các nước khác phát triển công nghệ hạt nhân.
“Khả năng bán công nghệ và vũ khí ra nước ngoài là khá cao trong khi họ không sợ bị trả thù”, Joel Wit, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nói tại một hội nghị hạt nhân được tổ chức gần đây ở Seou.
Bình Nhưỡng nói công khai rằng họ cần vũ khí hạt nhân để đối phó với “chính sách thù địch của Mỹ nhằm xâm lược miền Bắc”.
Mỹ, Hàn Quốc và một số nước khác nói rằng các hành động gần đây của Triều Tiên là để đòi viện trợ và một số nhượng bộ khác.Trong khi đó, ngay cả Trung Quốc, đồng minh thân nhất của Triều Tiên, cũng phản đối tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên bán hạt nhân lấy tiền tiếp tục đầu tư vào phát triển công nghệ hạt nhân, chuyên gia Shin Beomchul tại Viện phân tích quốc phòng tại Seoul, nhận xét.
Triều Tiên ngày càng trở nên hấp hẫn hơn đối với khách hàng, đặc biệt khi có thể xác nhận chắc chắn Triều Tiên đã dùng urani được làm giàu cấp độ cao trong vụ thử tháng trước.
Các chuyên gia bắt đầu lo ngại về khả năng phổ biến vũ khí hạt nhân từ cuối năm 2010, khi Triều Tiên tiết lộ hoạt động làm giàu urani bị nghi ngờ lâu nay.
Nếu Bình Nhưỡng bán công nghệ hạt nhân ra ngoài, thì đó sẽ là “mối đe dọa lớn đối với Mỹ và các đồng minh, và chúng ta sẽ buộc Tiều Tiên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả”, Tom Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Barack Obama, phát biểu tuần trước.
Giới chức Mỹ lâu nay vẫn theo dõi các vụ mua bán công nghệ hạt nhân và vũ khí của Triều Tiên. Biện pháp cấm vận cũng có tác dụng làm giảm các thương vụ mua bán, nhưng có thể Iran và Syria vẫn là khách hàng của Bình Nhưỡng.
Tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên đã giúp Syria xây dựng lò phản ứng hạt nhân bí mật để sản xuất plutoni. Năm 2007, máy bay của Israel đã đánh bom vào khu tổ hợp này tại vùng sa mạc của Syria.
Con tàu chở hợp kim nhôm – nguyên liệu để sản xuất máy ly tâm hạt nhân – bị Nhật Bản bắt giữ vào năm ngoái khi đang đi từ cảng Đại Liên, Trung Quốc tới Myanmar. Tuy nhiên, quan chức Nhật cho rằng con tàu xuất phát từ Triều tiên và Myanmar không phải đích cuối cùng.
Phát ngôn viên của chính phủ Nhật Yoshihide Suga nói rằng con tàu bị lực lượng chức năng nước này lục soát vì nghi ngờ chở hàng hóa của Tiều Tiên. Có một số báo cáo nói rằng chính Mỹ đã chỉ điểm cho Nhật.
Theo 24h
"Lá chắn tên lửa Mỹ làm suy yếu Trung Quốc, Nga"
Quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc tuyên bố sẽ phối hợp Nga phản đối kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Phát biểu trên được đưa ra ngay sau khi Mỹ quyết định hủy bỏ một phần trong kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa ở Châu Âu, nhằm tập trung xây dựng hệ thống phòng thủ lên lửa ở Alaska đề phòng một cuộc tấn công bất ngờ từ Triều Tiên.
Trung Quốc, Nga dự tính cùng đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ - Ảnh minh họa
Cả Bắc Kinh và Matxcơva đều phản đối hành động này của Mỹ vì cho rằng nó có thể làm suy yếu các chiến lược quân sự của họ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình cho biết: "Vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa phải phù hợp với sự cân bằng chiến lược toàn cầu, về điều này, cả Nga và Trung Quốc đều có quan điểm chung".
"Cả Nga và Trung Quốc đã hợp tác về vấn đề lá chắn tên lửa trong nhiều năm, và chúng tôi vẫn sẽ hợp tác theo hướng đó", ông Trình Quốc Bình nói thêm.
Hãng tin RIA Novosti, Nga dẫn lời Đại sứ Nga tại Bắc Kinh tuyên bố: "Không một quốc gia nào có quyền vì sự an ninh của mình mà tạo ra mối đe dọa cho nước khác".
Hôm 18/3 ,Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Hồng Lỗi đã tuyên bố: "Những hành động tăng tiềm lực quân sự như thực hiện kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa các bên và gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp".
Về vấn đề tên lửa Triều Tiên, ông Hồng Lỗi chỉ trích vụ Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12 năm ngoái và vụ thử hạt nhân lần 3 vào tháng 2 vừa qua.
Từ lâu, Nga đã lên tiếng phản đối kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu vì cho rằng hệ thống này sẽ là "mối đe dọa an ninh".
Trong khi đó Mỹ khẳng định, việc xây dựng hệ thống phòng thủ ở Alaska nhằm mục đích đối phó những đe dọa tấn bằng tên lửa tầm xa từ Triều Tiên.
Theo đó, quân đội Mỹ dự kiến triển khai thêm 14 trạm tên lửa đánh chặn ở Alaska trước năm 2017 và thiết lập một trạm Radar tại Nhật để theo dõi hệ thống tên lửa của Triều Tiên.
Theo vietbao
Triều Tiên tuyên bố tên lửa hạt nhân đã vào vị trí Sau khi Triều Tiên dọa hủy các thỏa thuận hòa bình với Hàn Quốc và "tấn công phủ đầu bằng hạt nhân" Mỹ, một tướng ở Triều Tiên ngày 8/3 tuyên bố tên lửa tầm xa mang các đầu đạn hạt nhân của nước này đã được chuẩn bị sẵn sàng. Binh sỹ Triều Tiên được huấn luyện vào ngày 6/3. Sớm ngày...