Mỹ liên tiếp đưa cụm tác chiến tàu sân bay tới Địa Trung Hải
Hôm qua (8/6), cụm tác chiên tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Mỹ đã tiên vào Địa Trung Hải đê hô trợ các lợi ích an ninh quôc gia của Mỹ tại châu Âu. Đó là thông tin vừa được Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu đưa ra trong một thông cáo báo chí.
Trước đó, hồi đầu tuần, hải quân Mỹ đã triển khai cụm tác chiến tàu sân bay đầu tiên, đợt triển khai cùng một lúc nhiều cụm tác chiến tàu sân bay nhất kể từ năm 2012 tới vùng biển này.
Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu cho biết trong một thông cáo báo chí được đưa ra hôm qua (8/6) rằng: “Cụm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (IKE CSG) đã tiến vào Địa Trung Hải và vùng đảm trách của Hạm đội 6 trong ngày hôm nay để hỗ trợ các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ tại châu Âu”.
Bên cạnh tàu sân bay USS Dwight Eisenhower (CVN 69), cụm tàu này còn bao gồm một liên đội không quân hạm gồm khoảng 80 chiếc máy bay các loại, các tàu tuần dương USS San Jacinto và USS Monterey và một liên đội tàu khu trục gồm các tàu USS Roosevelt, USS Mason, USS Nitze và USS Stout.
Theo thông cáo báo chí trên, trong khi triển khai tại Địa Trung Hải, cụm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower sẽ tham gia một cuộc diễn tập di chuyển (PASSEX) với các đơn vị hải quân Italia trong nhiều ngày.
Video đang HOT
Hôm 3-6, cụm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN 75) của hải quân Mỹ đã tiến hành các phi vụ không kích đầu tiên nhằm vào các mục tiêu của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria. Cụm tác chiến này bao gồm tàu sân bay USS Harry S. Truman, tàu tuần dương mang tên lửa điều khiển USS Anzio và tàu khu trục USS Gonzalez.
“Sự có mặt của 2 cụm tàu tác chiến trên ở Địa Trung Hải đã chứng minh cho cam kết đảm bảo an toàn và an ninh khu vực của Mỹ. Lực lượng này sẽ hoạt động tích cực hơn để hỗ trợ các đồng minh và đối tác châu Âu, phát hiện các mối đe dọa tiềm tàng và có khả năng thực hiện các hoạt động yểm trợ cho chiến dịch chống IS”, thông cáo cho biết thêm.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
F-35 phô diễn sức mạnh tác chiến "độc nhất vô nhị"
Nỗ lực muốn sớm triển khai chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã có thêm một bước tiến mới khi trải quả một cuộc thử nghiệm hoạt động tại một căn cứ biệt lập ở bang Idaho của nước này. Thông tin trên vừa được Không lực Mỹ đưa ra hôm 26/2 trong một thông cáo báo chí.
Không lực Mỹ cho biết, việc thực hiện thử nghiệm ở một căn cứ biệt lập cho phép chuyên gia xác định khả năng của các hệ thống mới trên F-35 có thể hoạt động tốt ở môi trường lạ hay không.
Các cuộc thử nghiệm trước đó của F-35 được tiến hành ở các căn cứ không quân rải rác trên khắp dọc nước Mỹ.
Dự án phát triển chiến đấu cơ F-35 là dự án vũ khí có chi phí đắt đỏ nhất thế giới, khi tổng số tiền đầu tư phát triển và mua chiến đấu cơ này chỉ có 400 tỷ USD, trong khi việc vận hành và bảo dưỡng loại chiến đấu cơ này lại có chi phí "trên trời", lên tới 1500 tỷ USD mà chưa đạt được thành quả nào khả quan.
Trước đó, Lầu Năm Góc từng tuyên bố, dự án máy bay F-35 của hãng Lockheed-Martin là "dự án trọng tâm trong việc hình thành nên một thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ mới cho Hải, Lục, Không quân Mỹ và các đồng minh".
Theo Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ cần chính xác là 2443 chiếc F-35 để đối phó và đấu tranh với những kẻ thù quân sự tiềm tàng như Trung Quốc.
Nếu chương trình phát triển F-35 này suôn sẻ, không gặp trục trặc và đúng theo như những gì Lầu Năm Góc từng "tô vẽ" thì F-35 được đánh giá là một trong 10 chiến đấu cơ "đáng gờm" nhất thế giới hiện nay. Đây được kỳ vọng là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên được phép xuất khẩu trên thế giới.
Chiến đấu cơ F-35 được thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F35B là chiến đấu cơ được trang bị công nghệ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (STOVL), công nghệ tàng hình cũng như do thám hiện đại nhất, cùng công nghệ phát hiện và theo dõi mục tiêu (ISTAR).
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Với những tính năng ưu việt và vượt trội của mình, F-35 trở thành thứ vũ khí được nhiều nước thèm muốn, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Một số đồng minh của Mỹ ở Châu Á muốn dùng F-35 làm vũ khí răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ tạo thế đối trọng với Nga ở Địa Trung Hải Quân đội Mỹ sẽ có hai tàu sân bay tại Địa Trung Hải trong tháng này, trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra ở thủ đô Warsaw - Ba Lan. Động thái trên diễn ra giữa lúc Washington tìm cách tạo thế cân bằng với hoạt động quân sự của Nga, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến chống tổ...