Mỹ lên tiếng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắt hai nhà báo làm ‘gián điệp’
Mỹ đã lên tiếng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) đang vi phạm tự do báo chí, sau khi nước này bắt giữ hai nhà báo với tội danh làm ‘gián điệp’ và ‘phản quốc’.
Chân dung hai nhà báo vừa bị TNK bắt vì tội làm “gián điệp”
“Chúng tôi thấy rõ sự sai phạm trong việc bắt giữ trước khi xét xử hai biên tập viên cao cấp của tờ báo Cumhuriyet ở TNK. Việc điều tra, bắt giữ trên làm gia tăng mối quan tâm tới các cam kết của TNK về tự do báo chí”, ông Mark Toner, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ngày 27.11.
Ngày 26.11 (giờ địa phương) hai nhà báo thuộc tờ Cumhuriyet, tờ báo đối lập ở TNK đã bị bắt giữ và bị cáo buộc làm gián điệp.
Video đang HOT
Nguyên nhân của các cáo buộc là vì trước đó, tờ báo này đã cho đăng tải bài viết nói về việc cơ quan tình báo TNK cung cấp vũ khí cho các nhóm chiến binh nổi dậy ở Syria.
Theo tin từ giới truyền thông địa phương tại TNK, 2 nhà báo bị bắt là Tổng biên tập tờ Cumhuriyet, Can Dundar và trưởng văn phòng đại diện của tờ báo này tại Ankara Erdem Gul. Cả hai người này đều đã bị đưa ra xét xử ngay trong tối 26.11.
Washington cũng kêu gọi chính quyền TNK có thể đảm bảo quyền tự do báo chí, gồm cả quyền tự do bày tỏ quan điểm đối lập cũng như chỉ trích chính quyền.
Theo truyền thông địa phương, khoảng 1.000 người đã tụ tập ngay bên ngoài tòa soạn báo Cumhuriyet ở Istanbul hôm 27.11 để ủng hộ hai nhà báo vừa bị bắt.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), liên đoàn châu Âu và các tổ chức khác đã kêu gọi Ankara thả ngay lập tức các nhà báo vừa bị bắt giữ.
Đáp lại, TNK cho rằng hai nhà báo có tội và Ankara chỉ viện trợ nhân đạo cho lực lượng Turkmen ở phía bắc Syria.
Thiên Hà
Theo Một Thế giới
Quyền tự do báo chí - Nên xác định thế nào cho phù hợp?
Vai trò quản lý của Nhà nước cần được xác định phù hợp để đảm bảo quyền tự do báo chí, cũng như phát huy tính chủ động, sáng tạo của các loại bình báo chí
Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của con người được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí không phải là không có giới hạn. Quyền tự do đó phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc; không xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Để đảm bảo quyền tự do báo chí được thực hiện và đảm bảo các loại hình báo chí được phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò quản lý nhà nước cần được xác định cho phù hợp.
Nhiều ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII cần tạo môi trường thông thoáng, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí, tăng quyền tự chủ cho các cơ quan báo chí, tạo điều kiện để cơ quan báo chí hoạt động sáng tạo và chủ động. Tuy nhiên, việc xác định vai trò quản lý nhà nước cũng rất cần thiết nhằm tạo môi trường lành mạnh cho các loại hình báo chí hợp pháp phát triển.
Trong đó dự thảo cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của nhà báo, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, các hành vi bị cấm, cung cấp thông tin cho báo chí... nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí giai đoạn hiện nay./.
Phóng viên VOV trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề này.
Ngọc Chi
Theo_VOV
Vụ thu máy quay của PV: Cản trở báo chí hay cướp tài sản? Người có hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt đến 30.000.000 đồng. Cần làm rõ động cơ của việc thu máy quay Tối ngày 13/10, phóng viên đang tác nghiệp tại vụ hỏa hoạn ở Chung cư VP5 Linh Đàm, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, một...