Mỹ lên kế hoạch siết tiền mã hóa
Trước những lo ngại về việc thị trường trị giá 1.500 tỷ USD bị thả nổi, chính quyền Mỹ đang bàn luận nhiều biện pháp can thiệp.
Theo Financial Times , các cơ quan quản lý tài chính của Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc điều tiết thị trường tiền mã hóa, ngăn ngừa nguy cơ gây hại cho nhà đầu tư. Nỗ lực này trái với chính sách khuyến khích dùng tiền mã hóa dưới thời ông Donald Trump.
Trả lời phỏng vấn với Financial Times , Michael Hsu, người vừa được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Văn phòng Kiểm soát tiền tệ Mỹ (OOC), cho biết chính quyền nước này sẽ sớm lập ra hành lang pháp lý cho thị trường tiền mã hóa.
“Sẽ có hiệu quả thực chất khi các cơ quan ngồi lại với nhau. Tôi cần trao đổi với một số đồng nghiệp. Tôi rất hứng thú với điều này”, ông Michael Hsu chia sẻ.
Mỹ chuẩn bị can thiệp sâu vào thị trường tiền mã hóa. Ảnh: Axios.
Thị trường tiền mã hóa đã có một chuyến tàu lượn siêu tốc trong năm nay. Vào tháng 2, giá Bitcoin tăng vọt sau khi nhà sáng lập Tesla – Elon Musk – tuyên bố đầu tư 1,5 tỷ USD và chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này. Đến giữa tháng 4, Bitcoin chạm mức kỷ lục hơn 60.000 USD/BTC.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không lâu sau đó, thị trường nhanh chóng đảo chiều khi các nhà quản lý Trung Quốc bắt đầu thắt chặt việc sử dụng tiền mã hóa. Đồng thời, CEO Tesla rút lại quyết định chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin với lý do “e ngại tác động đến môi trường”.
Trong tháng 5, các cơ quan có chức năng quản lý tiền tệ của Mỹ gồm Văn phòng Kiểm soát tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang đã có cuộc họp đầu tiên bàn về biện pháp quản lý thị trường tiền mã hóa.
Theo Hsu, mục tiêu ban đầu là đưa ra một số ý tưởng để các cơ quan xem xét, cố gắng theo kịp sự phát triển của thị trường tiền mã hóa.
Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) cùng với Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cũng thảo luận về phương thức bảo vệ các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa.
Trước Hạ viện, Chủ tịch SEC – Gary Gensler – cho rằng có khoảng trống trong hệ thống quản lý hiện tại của Mỹ, đòi hỏi phải hoàn thiện quy định pháp luật, chỉ định cơ quan giám sát các sàn giao dịch tiền mã hóa.
“Cần có các biện pháp bảo vệ sàn giao dịch tài sản tiền điện tử tương tự tại Sở giao dịch chứng khoán New York hoặc Nasdaq”, Gensler cho biết.
Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ lại bày tỏ lo ngại về việc tiền mã hóa được dùng vào mục đích bất hợp pháp.
'Bitcoin có thể thành vàng kỹ thuật số'
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers nhận định tiền mã hóa có thể trở thành "vàng kỹ thuật số" trong tương lai, nhưng chưa thể đóng góp nhiều cho nền kinh tế.
Chia sẻ với Bloomberg sau một tuần đầy biến động của thị trường tiền số, ông Lawrence Summers nhận định tiền mã hóa có thể trở thành giải pháp thay thế vàng, cho những người tìm kiếm loại tài sản "độc lập, tách biệt khỏi hoạt động hàng ngày của các chính phủ".
"Tiền mã hóa có thể trở thành tài sản được chấp nhận bởi những người tìm kiếm giải pháp an toàn để lưu giữ của cải. Tôi cho rằng tiền mã hóa sẽ vẫn tồn tại, như một loại vàng kỹ thuật số", Lawrence Summers cho biết.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers.
"Nếu vốn hóa của tiền số bằng 1/3 tổng giá trị vàng trên thế giới, sự đón nhận sẽ cao hơn đáng kể so với hiện nay", ông Summers dự đoán đó là dấu hiệu cho thấy tiền mã hóa có thể trở thành một phần của hệ thống tài chính tương lai.
So sánh Bitcoin với vàng là chủ đề thảo luận phổ biến trong giới đầu tư tiền mã hóa, chủ yếu tập trung vào việc giá Bitcoin tăng nhanh, không bị kiểm soát bởi chính phủ.
Yassine Elmandjra, nhà phân tích thị trường tiền mã hóa từ Ark Invest, cho rằng nếu tổng giá trị vàng được định mức 10 nghìn tỷ USD, sẽ "không khó hiểu nếu Bitcoin bắt kịp trong 5 năm tới".
Tính theo vốn hóa khoảng 700 tỷ USD hiện nay của Bitcoin, nghĩa là Elmandjra dự đoán vốn hóa của đồng tiền này tăng hơn 14 lần trong 5 năm tới.
Tuy nhiên, Summers nhận xét tiền mã hóa sẽ chưa đóng góp nhiều cho nền kinh tế toàn cầu, ít khả năng trở thành phương tiện thanh toán, trao đổi chính.
Thị trường tiền mã hóa trải qua một tuần sóng gió vì những dòng tweet của CEO Tesla Elon Musk và động thái siết chặt quản lý của chính phủ Trung Quốc. Ngày 22/5, giá Bitcoin đang dao động ở mức 38.000 USD/đồng.
Trong quá khứ, thị trường tiền mã hóa có nhiều lần biến động dữ dội. Giá Bitcoin từng lao dốc 94% năm 2011, và 82% trong giai đoạn 2017-2018.
Đồng quan điểm với Summers, Paul Krugman, người giành giải Nobel Kinh tế cho rằng giá trị tiền mã hóa chưa ổn định để trở thành phương tiện trao đổi, nhưng một số đặc điểm có thể giúp nó tồn tại như giải pháp thay thế vàng.
Cha đẻ Dogecoin: 'Elon Musk là kẻ chỉ biết quan tâm tới bản thân' Người tạo ra tiền mã hóa Shiba gọi Elon Musk là kẻ "chỉ biết quan tâm đến bản thân". Chỉ trích này được đưa ra sau khi Tesla ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Trong lần lên tiếng hiếm hoi gần đây, Jackson Palmer - nhà đồng sáng tạo Dogecoin - đã dành những lời lẽ không hay cho Elon Musk, dù...