Mỹ lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Bắc Kinh gia tăng các hành vi gây hấn trên Biển Đông, lợi dụng COVID-19 như một công cụ để đánh bóng hình ảnh.
“Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch thông tin sai lệch để tránh bị đổ lỗi và đánh bóng hình ảnh, chúng tôi tiếp tục nhận thấy hành vi hung hăng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Biển Đông, từ việc đe dọa tàu Hải quân Philippines tới đâm chìm tàu cá Việt Nam và đe dọa các quốc gia khác tham gia phát triển dầu khí ngoài khơi”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 5/5.
Theo ông Esper, trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, Mỹ đã điều động 2 tàu chiến tới Biển Đông thực hiện hoạt động tự do hàng hải để gửi đi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại cho tất cả các quốc gia lớn nhỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Cũng theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong khi các nước đang tập tìm cách phục hồi theo đại dịch, các đối thủ của Washington lại lợi dụng cuộc khủng hoảng này để tìm kiếm các lợi ích cho mình.
Ông cũng chỉ trích Trung Quốc che giấu thông tin về virus corona chủng mới ngay từ khi đại dịch bắt đầu.
“Nếu họ minh bạch hơn, cởi mở hơn, thẳng thắn hơn, để chúng tôi tiếp cận với các báo cáo, với những người ở thực địa và cả virus, chúng tôi sẽ không ở tình thế như hiện tại”, ông nói thêm.
Theo vị quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, thay vì cho phép Mỹ nói chuyện với các bệnh nhân, các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học, Trung Quốc chỉ cố tập trung xây dựng hình ảnh trong mùa dịch.
“Bất chấp những việc đã làm và quan trọng là những việc không thể làm, giờ họ ra ngoài và nói: đây là khẩu trang. Chúng tôi sẽ cung cấp khẩu trang cho các bạn, cung cấp cái này, cái nọ. Chúng tôi sẽ tài trợ cho các bạn. Hãy nhìn vào những gì tốt đẹp mà chúng tôi đang làm”, ông Esper nói, nhấn mạnh Trung Quốc chỉ đang cố đánh bóng hình ảnh của mình.
Hải quân Mỹ đề xuất phục chức cựu hạm trưởng tàu sân bay
Lãnh đạo hải quân Mỹ đề xuất cho đại tá Brett Crozier trở lại chỉ huy tàu USS Theodore Roosevelt, trong khi Lầu Năm Góc chưa ra quyết định.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua được quan chức hải quân cập nhật tiến độ điều tra vụ bùng phát Covid-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, cũng như quyết định cách chức hạm trưởng Brett Crozier do cựu quyền bộ trưởng hải quân Thomas Modly đưa ra.
Bộ trưởng Esper đang chờ bản kết luận điều tra hoàn chỉnh trước khi ra quyết định, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho hay. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ James McPherson và Tham mưu trưởng hải quân Michael Gilday đã đề xuất phục chức cho cựu hạm trưởng Crozier.
Đại tá Crozier trong lễ nhậm chức chỉ huy USS Theodore Roosevelt cuối năm 2019. Ảnh: US Navy.
Nhiều thành viên quốc hội Mỹ cũng kêu gọi đưa đại tá Crozier trở lại tàu sân bay Theodore Roosevelt. "Dù hành động của ông ấy cực đoan và không hoàn hảo, rõ ràng đại tá Crozier chỉ thực hiện những bước đi nhằm bảo vệ thủy thủ đoàn. Ông ấy là hình mẫu các thủy thủ cần vào thời điểm khủng hoảng, đó là một lãnh đạo mang đến sự tự tin", chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Adam Smith ra thông cáo cho hay.
Đại tá Crozier đã viết "thư cầu cứu" gửi đến Bộ Hải quân Mỹ và nhiều nơi khác, kêu gọi cho sơ tán 4.000 thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sau khi xuất hiện các ca nhiễm nCoV đầu tiên. Sau ba ca nhiễm được phát hiện, tàu Theodore Roosevelt phải đình chỉ nhiệm vụ, quay về cảng Guam để thủy thủ đoàn xét nghiệm.
Tuy nhiên, Crozier gặp rắc rối lớn khi bức thư được truyền thông Mỹ công bố. Ông bị quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly cách chức hạm trưởng hôm 3/4 với lý do gây hoảng loạn trên tàu và làm gia đình thành viên thủy thủ đoàn "lo lắng không cần thiết". Giới quan sát nhận định quyết định cách chức "thần tốc" có thể do Crozier phơi bày sự thực rằng lực lượng này không thể bảo vệ thủy thủ đoàn của ông và làm mất mặt giới lãnh đạo.
Modly sau đó bay tới Guam, lên tàu USS Theodore Roosevelt và chỉ trích Crozier "ngu ngốc hoặc ngây thơ" trước toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn. Làn sóng phẫn nộ về lời công kích khiến quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ xin từ chức hôm 7/4. Lầu Năm Góc chỉ định người thay thế Modly là James McPherson, cựu đô đốc hải quân từng phục vụ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là chiến hạm có số ca nhiễm nCoV cao nhất trong hải quân Mỹ với hơn 840 trường hợp, trong đó một thủy thủ đã chết.
Vũ Anh
Lầu Năm góc điều tra khả năng virus corona mới bị sử dụng làm vũ khí sinh học Lầu Năm Góc và cộng đồng tình báo Mỹ đang điều tra tích cực hơn khả năng kẻ thù sẽ sử dụng chủng virus corona mới làm vũ khí sinh học để chống lại các mục tiêu của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói về virus corona tại Nhà Trắng vào ngày 1/4. Ảnh: AP Theo SCPM, việc điều tra...