Mỹ Latinh và những luồng gió hi vọng cho năm mới
Trong bối cảnh khó khăn cả về kinh tế lẫn phòng chống COVID-19, các lực lượng cánh tả và tiến bộ tại Mỹ Latinh đang vươn lên, mở ra những triển vọng cho những thay đổi tích cực trước thềm năm mới 2022.
Tổng thống đắc cử Chile Gabriel Boric. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội, Mỹ Latinh lại một lần nữa đón nhận những làn gió tiến bộ tươi mát với hy vọng về những thay đổi.
Chiến thắng của ứng viên cánh tả Gabriel Boric trong cuộc bầu cử tổng thống Chile vòng 2 ngày 19/12/2021 chính là thắng lợi của các lực lượng quần chúng đông đảo. Chiến thắng của ông Boric càng có ý nghĩa khi 8,3 triệu người dân, tương đương với 55% số cử tri chính thức của Chile tham gia cuộc bỏ phiếu vòng 2, tỷ lệ cao nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống tại quốc gia bên sườn dãy núi Andes này. Đồng thời, con số 4,5 triệu phiếu bầu ủng hộ của ông trong vòng 2 cũng là con số cao nhất mà một ứng viên tổng thống Chile từng đạt được trong một cuộc bỏ phiếu.
Ở tuổi 35, ông Boric sẽ là tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử Chile và nguyên thủ trẻ tuổi nhất thế giới ở thời điểm nhậm chức vào ngày 11/3/2022 tới. Nhà hoạt động trưởng thành từ phong trào đấu tranh sinh viên này sẽ phải đối diện thách thức khổng lồ, từ khôi phục kinh tế cho tới tiếp tục thúc đẩy tiến trình thay đổi hiến pháp. Đó là chưa kể tới những cam kết tranh cử đầy tham vọng khác của chính trị gia trẻ tuổi này, từ cải cách hệ thống phúc lợi xã hội, xây dựng hệ thống dịch vụ y tế toàn dân, thúc đẩy giáo dục công cho tới giải quyết vấn đề nhà ở, tăng lương cho người lao động, chống buôn bán ma túy…
Video đang HOT
Bà Xiomara Castro. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó 3 tuần, Honduras cũng đã “bước sang trang sử mới” với chiến thắng của ứng viên tổng thống cánh tả Xiomara Castro, thuộc đảng Tự do và Tái lập (Libre). Bà Castro không chỉ trở thành nữ nguyên thủ đầu tiên của quốc gia Trung Mỹ này mà còn là chính trị gia phá vỡ thế lưỡng đảng (đảng Tự do và đảng Dân tộc) cầm quyền kéo dài suốt hơn 200 năm lịch sử của Honduras độc lập. Cuộc bầu cử cũng với tỷ lệ cử tri tham gia cao nhất trong lịch sử Honduras (69%) càng mang
ý nghĩa “thay đổi thời đại” ở một trong những xã hội vẫn còn mang tính trọng nam khinh nữ nặng nề nhất tại Mỹ Latinh.
Bên cạnh đó, việc bà Castro thắng cử còn được nhìn nhận như sự khôi phục hoàn toàn nền dân chủ vốn mong manh của Honduras kể từ sau cuộc đảo chính năm 2009 lật đổ tổng thống khi đó Manuel Zelaya, phu quân của bà Castro.
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Managua ngày 19/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau kỳ tích, những thách thức đợi chờ bà Castro phía trước cũng to lớn không kém gì đối với người đồng cấp trẻ tuổi tại Chile. Đó là thanh lọc sự thâm nhập của các tổ chức tội phạm trong bộ máy nhà nước, cũng như ứng phó với khoản nợ công khổng lồ – khoảng 16 tỷ USD, tương đương 60% GDP cả nước, giải quyết tình trạng di cư ồ ạt, hay cải thiện sản lượng nông nghiệp và hoạt động sản xuất lương thực, ứng phó với hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.
Cũng vào cuối tháng 11, tại Venezuela, đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) cầm quyền cùng các chính đảng cánh tả đồng minh trong Khối Ái quốc lớn đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử địa phương khi giành ghế thống đốc kiểm soát tại 20 trên tổng số 23 bang, cùng chức thị trưởng thủ đô Caracas, cũng như quyền kiểm soát phần lớn trong số 335 đơn vị cấp quận, huyện.
Cho dù chỉ là một cuộc bầu cử địa phương, nhưng đây là sự kiện rất có ý nghĩa chính trị đối với Venezuela, khi các lực lượng đối lập chủ chốt đã quay lại tham gia bầu cử sau 5 năm theo đuổi chính sách tẩy chay, đánh dấu thành công cho chính sách hòa giải của PSUV và tạo bước ngoặt trên chính trường đất nước quê hương người anh hùng giải phóng châu Mỹ Simón Bolivar này.
Nữ nghị sĩ Isabel Santos (giữa) dẫn đầu phái đoàn giám sát bầu cử của EU trả lời phỏng vấn tại Caracas, Venezuela, ngày 28/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những kết quả trên, cùng với thắng lợi của Tổng thống cánh tả Daniel Ortega và Mặt trận Giải phóng Dân tộc Sandino (FSLN) trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua tại Nicaragua, đã tiếp nối những chiến thắng của những lực lượng tiến bộ trong các cuộc bầu cử tổng thống tại Mexico, Argentina, Bolivia và Peru. Cùng với triển vọng khả quan của các ứng viên cánh tả Lula da Silva tại Brazil và Gustavo Petro tại Colombia trong các cuộc bầu cử vào năm 2022, các diễn biến trên đang vẽ nên một biểu đồ chính trị mới tại Mỹ Latinh với cán cân nghiêng về phía các lực lượng tiến bộ.
Trong bối cảnh khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội, Mỹ Latinh lại một lần nữa đón nhận những làn gió tiến bộ tươi mát với hy vọng về thay đổi, khép lại giai đoạn “mùa đông bảo thủ” 2015 – 2019, từng đảo ngược thành quả của cuộc đấu tranh vì công bằng xã hội.
Việc tạo ra và duy trì những thay đổi vì lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân tại Mỹ Latinh luôn là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với các lực lượng tiến bộ nơi đây. Những hệ quả nặng nề từ đại dịch COVID-19 càng làm cho nhiệm vụ đó trở nên khó khả thi hơn, nhưng chí ít với những diễn biến vừa qua, các lực lượng quần chúng tại khu vực này cũng có thể chào đón năm 2022 với những hy vọng mới.
Mexico, Chile nhất trí thành lập liên minh chiến lược
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, ngày 6/1, Tổng thống đắc cử Chile Gabriel Boric đã tiếp Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard tại thủ đô Santiago của Chile, trong đó hai bên nhất trí thành lập liên minh chiến lược tập trung vào thúc đẩy vị thế của Mỹ Latinh trên trường quốc tế.
Tổng thống đắc cử Chile Gabriel Boric. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mexico cho biết liên minh song phương mới sẽ được công bố chính thức vào tháng 3/2022, khi ông Boric nhậm chức Tổng thống Chile.
Theo Bộ Ngoại giao Mexico, trong cuộc gặp với ông Boric, Ngoại trưởng Ebrad đã đánh giá cao việc Tổng thống đắc cử Chile ưu tiên tham gia vào Liên minh Thái Bình Dương, trong bối cảnh Mexico sẽ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch cơ chế hội nhập khu vực này trong năm nay.
Ông Boric khẳng định chính phủ mới của Chile sẽ ưu tiên quan hệ với các nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Mexico, để cùng đối mặt với những thách thức chung của khu vực.
Hai bên cho rằng hợp tác y tế trong đối phó với đại dịch COVID-19 là một trong những thách thức chính và ưu tiên của Mexico và Chile trong năm nay.
Honduras có nữ tổng thống đầu tiên Ngày 27/1, bà Xiomara Castro đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Honduras. Như vậy, bà Castro sẽ kế nhiệm ông Juan Orlando Hernandez. Bà Xiomara Castro tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Honduras. Ảnh: AP Buỗi lễ diễn ra ở một sân vận động. Tân tổng thống - vợ của...