Mỹ Latinh đánh giá cao đường lối đối ngoại của Việt Nam
Sự tương đồng về đường lối ngoại giao chính là sợi dây gắn kết quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latinh trong suốt tiến trình lịch sử.
Đó là tính kiên định, nhất quán trong việc áp dụng những nguyên tắc đối ngoại, song luôn cởi mở và thích ứng trước những thay đổi của tình hình thế giới.
Ông Alfredo Femat Bauelos, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mexico, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Mexico – Việt Nam tiếp Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trong chuyến thăm Mexico, tháng 8/2023. Ảnh tư liệu
Đây là nhận định của chính khách và giới truyền thông Mỹ Latinh nhân dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Sự kiện không chỉ định hướng cho công tác của ngành Ngoại giao trong những năm tới, mà còn là một bước chuẩn bị cho tổng kết 40 năm triển khai đường lối đối ngoại của thời kỳ đổi mới.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ông Alfredo Femat Bauelos, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mexico, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Mexico – Việt Nam cho biết kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975 ở thời điểm Việt Nam vừa giành được độc lập, hai quốc gia đã không ngừng duy trì và thắt chặt mối quan hệ trên mọi mặt, dù nhiều biến động trên thế giới.
Đặc biệt, việc Mexico thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ là một bước tiến quan trọng khẳng định chủ quyền và quyền tự quyết của cả Mexico và Việt Nam, qua đó góp phần khẳng định và củng cố nền độc lập của Việt Nam, đồng thời nêu bật vai trò của Mexico và các quốc gia Mỹ Latinh trên trường quốc tế.
Video đang HOT
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mexico, sự kết nối bền chặt giữa Mexico và Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho những nguyên tắc và giá trị mà hai nước cùng chia sẻ, trong đó bao gồm sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, sự tương đồng về đường lối đối ngoại độc lập và tự chủ, cũng như sự tương đồng về bề dày lịch sử của văn hóa dân tộc – yếu tố góp phần đưa nhân dân hai nước đến gần nhau hơn.
Đề cập tới những thành tựu của ngoại giao Việt Nam, ông Alfredo Femat Bauelos khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn đã góp phần tô đậm vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế với tư cách là một quốc gia có nhiều đóng góp cho thế giới.
Tương tự, hoạt động ngoại giao hiệu quả cũng góp phần đưa hình ảnh một Việt Nam tích cực đến bạn bè 5 châu, đó là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc, một quốc gia có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc và một quốc gia tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao.
Trong khi đó, với ông Pedro Gellert, nhà báo kỳ cựu của tờ Regeneración, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Phong trào tái thiết quốc gia (MORENA) cầm quyền tại Mexico, một trong những đóng góp quan trọng mà ngành ngoại giao Việt Nam mang lại trong nhiều năm qua chính là cho thế giới biết đến một Việt Nam kiên định đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội cùng những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội đáng khích lệ.
Là một chuyên gia về truyền thông và có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, nhà báo Pedro Gellert khẳng định rằng tương tự như nhiều quốc gia Mỹ Latinh, chính sách đối ngoại của Việt Nam được phát triển từ chính sách đối nội, trong đó bao gồm việc tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, duy trì đối thoại, giải quyết hòa bình những khác biệt giữa các quốc gia và quan
Từ Venezuela, nhà báo Ángel Miguel Bastidas González của tờ Correo del Orinoco đề cao ý nghĩa chính sách “ ngoại giao cây tre” của Việt Nam, nhấn mạnh rằng với chính sách này, Việt Nam đã rất thành công trong việc duy trì mối quan hệ hiệu quả với các cường quốc, đồng thời vẫn bảo đảm lợi ích quốc gia.
Theo nhà báo từng có thời gian công tác trong phái đoàn ngoại giao Venezuela tại Việt Nam, những nguyên tắc chỉ đạo cốt lõi của chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam là lợi ích quốc gia, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại. Những nguyên tắc này xuất phát từ tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là nền tảng cho đường lối đối ngoại.
Mỹ Latinh không muốn bàn về Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh với EU
Các nước Mỹ Latinh không muốn Tổng thống Ukraine dự hội nghị thượng đỉnh của họ với EU tại Brussels vào giữa tháng 7 tới và loại bỏ mọi vấn đề liên quan đến Ukraine khỏi dự thảo tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Pravda
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 6/7, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của 33 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) dự kiến đến Brussels vào ngày 17 - 18/7 tới để tham dự hội nghị thượng đỉnh với những người đồng cấp EU.
Tuy nhiên, trước hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt, các nước CELAC đã gửi một bản phản đối dài 21 trang đối với văn bản dự thảo mà các nước thành viên EU đã gửi cho họ vào tháng trước.
Euractiv dẫn 3 nguồn tin EU riêng cho biết, dự thảo tuyên bố hội nghị thượng đỉnh ban đầu do EU đề xuất bao gồm một số nội dung về hỗ trợ cho Ukraine, có tham khảo các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
"Văn bản về Ukraine rất cân bằng. Không có gì đặc biệt về bất cứ thứ gì chúng tôi gửi cho họ", hai nhà ngoại giao EU cho biết. Tuy nhiên, theo nhà ngoại giao thứ ba, các nước Mỹ Latinh đã xóa mọi thứ về Ukraine.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, EU đã khẳng định hòa bình sau khủng hoảng nên được xây dựng theo các đề xuất của Kiev, điều mà đề xuất CELAC không đề cập đến.
Theo văn bản tuyên bố sửa đổi, các thành viên EU và CELAC sẽ cùng nhau "ủng hộ các giải pháp ngoại giao nghiêm túc và mang tính xây dựng cho cuộc xung đột hiện nay ở châu Âu, bằng các biện pháp hòa bình, đảm bảo chủ quyền và an ninh của tất cả các bên, cũng như hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế".
Đề xuất phản đối dự kiến được các đại sứ EU thảo luận trong cuộc họp vào ngày 7/7, nơi các quốc gia thành viên dự kiến thảo luận về mức độ họ sẵn sàng thỏa hiệp về từ ngữ trong nỗ lực cứu vãn một dự thảo thông cáo để sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
"Phản ứng ban đầu phần nào được dự đoán - bây giờ các cuộc đàm phán thực sự bắt đầu. Chúng tôi sẽ làm việc tích cực để có một tuyên bố chung. Nhưng chúng tôi cũng phải tính đến khả năng hội nghị thượng đỉnh có thể kết thúc mà không có bất kỳ tuyên bố chung nào", hai nhà ngoại giao EU khác cho biết.
Một vấn đề gây tranh cãi trước thềm hội nghị thượng đỉnh là sự tham dự của Tổng thống Ukraine Zelensky, người ban đầu nhận được lời mời từ Tây Ban Nha - nhưng đã bị từ chối sau khi bị các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh phản đối.
Trong năm qua, EU đã tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác trên khắp thế giới để tập hợp sự ủng hộ đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà họ cho là Nga đã bác bỏ với chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia Mỹ Latinh đã nhiều lần nói rằng họ không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến mà họ tiếp tục coi là vấn đề của châu Âu.
Một nhà ngoại giao Mỹ Latinh nói rằng hội nghị thượng đỉnh lần này không thể chỉ nói về việc EU kêu gọi các nước Mỹ Latinh ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra ở châu Âu, mà phải nhấn mạnh chương trình nghị sự riêng của khu vực: phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và triển vọng dài hạn đối với thoả thuận thương mại với các nước Mercosur (Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay) vốn đang bị lung lay.
Một nhà ngoại giao khác ở EU cho biết, đề xuất phản đối mà các quốc gia CELAC gửi tới Brussels cho thấy hai phía không có cùng 'bước sóng', hoặc EU cần phải nỗ lực hơn để truyền tải thông điệp của mình.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh Ngày 4/4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo, trong đó tổ chức tài chính đa phương này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe lên 1,4%, tăng 0,1% so với ước tính đưa ra vào tháng 1/2023. Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico. Ảnh...