Mỹ Latin “oằn mình” trước thách thức to lớn từ đại dịch Covid-19
Với sự bất bình đẳng xã hội cao và hệ thống y tế yếu kém, Mỹ Latin đang đối mặt với thách thức to lớn về kinh tế – xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra.
Hôm qua (12/6), số người tử vong do Covid-19 tại Brazil đã vượt qua Anh, trở thành nước thứ 2 trên thế giới về các trường hợp mắc và tử vong do Covid-19. Điều khiến giới chức y tế quốc tế lo ngại là không chỉ Brazil, số ca mắc mới tại khu vực đang tăng mạnh ở những quốc gia triển khai lệnh phong tỏa sớm, như Peru và Bolivia, lẫn những quốc gia phớt lờ các biện pháp ngăn ngừa dịch Covid-19 như Brazil và Nicaragua.
Với sự bất bình đẳng xã hội cao và hệ thống y tế yếu kém, Mỹ Latin đang đối mặt với thách thức to lớn về kinh tế – xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra. Ảnh: Reuters
Theo báo cáo của Bộ Y tế Brazil, tính đến sáng nay (13/6), Brazil có xấp xỉ 830.000 người mắc Covid với gần 26.000 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Số người tử vong do Covid-19 tại Brazil gần 42.000 người, chính thức vượt Anh trở thành quốc gia có số người tử vong vì Covid-19 cao thứ 2 thế giới.
Ngoài Brazil, Peru hiện là vùng dịch lớn thứ hai ở khu vực Mỹ Latin với số ca mắc lên đến gần 221.000 trong đó có 6.300 người tử vong. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc từ ngày 16/3 và cũng đã 4 lần kéo dài lệnh cách ly xã hội bắt buộc. Đa số các ca mắc ở thủ đô Lima, nơi chiếm hơn 1 nửa số ca mắc của cả nước.
Video đang HOT
Không chỉ riêng Brazil, Peru, Mexico cũng khiến giới y tế quốc tế lo ngại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) c ảnh báo, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ở Mexico đang vào giai đoạn đỉnh điểm, theo đó khuyến cáo chính phủ nước này triển khai các biện pháp khẩn cấp để ứng phó.
Trong cuộc họp trực tuyến, cố vấn quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới về các trường hợp khẩn cấp y tế, Jean-Marc Gabastou khuyến nghị chính phủ Mexico tăng khả năng chẩn đoán, xét nghiệm để xác định giai đoạn đỉnh điểm và suy giảm của dịch. Chuyên gia này cảnh báo, Mexico dễ bị tổn thương cao do trên 70% dân số nước này mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, ung thư, thừa cân và béo phì. Hiện Mexico có hơn 139.000 ca mắc Covid-19, trong đó có gần 16.500 ca tử vong.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh khu vực, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, ông Michael Ryan cho biết, số ca mắc bệnh tại các quốc gia khu vực vẫn đang trên đà gia tăng. Đây là thời điểm đáng quan ngại, ông kêu gọi chính phủ các nước tập trung vào việc ngăn chặn một đợt đỉnh dịch Covid-19 thứ hai cũng như quốc tế hỗ trợ cho khu vực.
Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế liên Mỹ, với sự bất bình đẳng xã hội cao và hệ thống y tế yếu kém, Mỹ Latin đang phải đối mặt với các thách thức to lớn về kinh tế-xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra.
Giám đốc bộ phận Bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế liên Mỹ Marcos Espinal nói: “Chúng tôi biết rằng Mỹ Latin là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới và cũng là một trong những khu vực đô thị hóa nhất trên thế giới. Khu vực có những thành phố lớn như Rio De Janeiro, Sao Paulo, Lima, nơi bị bao bọc bởi một vành đai nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy, việc phong tỏa được áp dụng ở châu Âu, ở một mức độ nhất định không thể áp dụng hoàn toàn tại châu Mỹ Latin và Caribe. Cùng với việc khu vực có nhiều quốc gia có nền kinh tế phi tập trung và với việc nhiều nền kinh tế trong khu vực đang suy thoái, thì việc phong tỏa toàn bộ đất nước rất khó thực hiện”.
Ủy ban kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAl) của Liên Hợp Quốc dự báo, GDP của khu vực sẽ tăng trưởng âm 5,3% trong năm nay, tồi tệ nhất kể từ năm 1930, trong khi dự kiến sẽ có thêm khoảng 11,5 triệu người mất việc làm trong năm nay.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi
Trong lúc nhiều quốc gia châu Âu, Nga, Mỹ nới lỏng hạn chế xã hội, thì tình hình Covid-19 ở 1 số nước Mỹ Latin, Trung Đông, châu Phi vẫn phức tạp.
Hôm qua (4/6) là ngày thứ 10 liên tiếp, thế giới ghi nhận hơn 100.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày. Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi có tới hơn 1,9 triệu ca mắc, trong đó có hơn 110.000 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil là quốc gia giữ kỷ lục về số ca mắc và tử vong mới trong 1 ngày, cao nhất thế giới với gần 32.000 ca mắc mới và gần 1.500 ca tử vong mới.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi. Ảnh: Reuters
Bên cạnh Brazil, nhiều quốc gia khác tại Mỹ Latin đang trở thành các tâm dịch lớn của thế giới. Hôm qua (4/6), chính phủ Peru đã buộc phải tuyên bố kéo dài thêm 90 ngày tình trạng khẩn cấp y tế, để đảm bảo tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Theo số liệu của Bộ Y tế Peru, tính tới thời điểm hiện tại, nước này đã ghi nhận tổng cộng 183.198 ca mắc trong đó có hơn 5.000 ca tử vong. Hôm qua, một phái đoàn chuyên gia y tế Cuba gồm 85 bác sĩ và y tá đã tới thủ đô Lima trên chuyến bay của Lực lượng Không quân Peru để hỗ trợ quốc gia Nam Mỹ này đối phó với dịch bệnh theo một thỏa thuận hợp tác song phương.
Sau Peru, Chile và Mexico là 2 quốc gia Mỹ Latin tiếp theo ghi nhận số ca mắc Covid-19 trên 100.000 người, lần lượt cao thứ 13, 14 thế giới và thứ 3, 4 tại khu vực.
Tại châu Phi, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Africa) ngày 4/6 cho biết, các nước khu vực này sẽ tiếp nhận tổng cộng 90 triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19 trong vòng 6 tháng tới nhằm tăng cường công tác xét nghiệm trên diện rộng tại châu lục 1,3 tỷ dân này. Theo Trung tâm, các nước châu Phi cần khẩn trương thực hiện từ 10-20 triệu xét nghiệm trước thời điểm dịch Covid-19 đạt đỉnh, để đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm đà lây lan của virus SARS-CoV-2, vốn đã khiến 160.000 người tại châu lục này mắc bệnh.
Chính phủ Nam Phi đã thông qua quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp cấp quốc gia thêm một tháng cho đến hết ngày 15/7, trong bối cảnh tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại quốc gia phát triển nhất châu Phi này ngày càng gia tăng. Hiện Nam Phi đã bước sang ngày thứ 70 áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc do đại dịch Covid-19.
Ai Cập là quốc gia có số ca mắc cao thứ 2 ở châu Phi, với số ca mắc mỗi ngày trong hơn 1 tuần trở lại đây luôn ở mức trên 1.000. Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi cho rằng đại dịch Covid-19 đã cho thấy rằng thế giới cần đoàn kết và hành động nhanh chóng nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này đồng thời tìm kiếm vaccine chữa trị. Theo nhà lãnh đạo Ai Cập, vaccine ngừa Covid-19 nên được cung cấp cho tất cả các nước theo nguyên tắc công bằng.
Đây cũng là quan điểm của Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra tại Hội nghị Vaccine toàn cầu: "Những người được tiêm vaccine sẽ bảo vệ cho chính họ và phần còn lại của thế giới bằng việc giảm các rủi ro và nguy cơ lây lan bệnh dịch. Hoạt động của Liên minh vaccine toàn cầu Gavi là lá chắn mạnh mẽ nhất chống lại sự bùng phát của dịch bệnh. Nỗ lực của chúng ta tại hội nghị này sẽ giúp cứu sống hơn 8 triệu người. Hành động của tôi, của bạn, sẽ hỗ trợ hệ thống y tế thế giới, ở những nước nghèo nhất, vốn đang đối mặt với hậu quả của dịch Covid-19".
Tại vùng Vịnh, Iran đã ghi nhận 3.574 ca mắc Covid-19 mới, mức tăng cao nhất trong vòng một ngày. Đây cũng là ngày thứ tư liên tiếp, số ca mắc mới tại Iran vượt qua con số 3.000 ca.
Covid-19 tấn công Mỹ Latin, số ca mắc tại Chile vượt quá 100.000 Theo số liệu của Bộ Y tế nước này, tính tới ngày 1/6, số người mắc Covid-19 đã lên tới 105.159 trường hợp và đã có 1.113 người tử vong vì đại dịch này. Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh chuyển hướng tấn công mạnh mẽ các nước Mỹ Latin, Chile vừa ghi nhận tổng số ca mắc Covid-19 vượt quá con...