Mỹ lập vùng cấm bay Bắc Syria: Liên Hiệp Quốc bất lực?
Quan chức Nga cho rằng, Damascus nên trình việc Mỹ lập vùng cấm bay trái phép ở Syria, trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Mỹ thiết lập vùng cấm bay trái phép ở Syria
Cựu Tư lệnh của Hội đồng quân sự Deir ez-Zor là ông Fayez Esmer ngày 29/8 đã phát biểu rằng, Lầu Năm Góc đã triển khai các hệ thống thiết bị cần thiết để sẵn sàng thiết lập một lá chắn phòng thủ tên lửa ở phía đông bắc của Syria.
“Bước đi tiếp theo của Hoa Kỳ ở Syria là xây dựng một lá chắn phòng thủ tên lửa trong khu vực Đông Bắc của Syria. Đây được coi là một phần trong kế hoạch dài hạn của Washington để gây hỗn loạn trong khu vực” – Esmer nói với tờ Yeni Safak hôm 29/8.
Ông Fayez Esmer cho biết, Washington đã xây dựng ba hệ thống radar ở vùng nông thôn Tal Baydar ở Hasakah, cùng với các trạm radar ở Koban và Sarrin ở vùng Ayn al-Arab, phía Bắc Aleppo.
Tuy nhiên, theo tờ báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, Quân đội Mỹ còn đặt thêm một trạm radar nữa ở căn cứ quân sự Mỹ lập ở Al-Shaddadah, phía nam al-Hasakah, giáp với tỉnh Deir Ezzor.
Như vậy, Mỹ đang triển khai các hệ thống thiết bị trong các khu vực do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nòng cốt là các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) kiểm soát, nhằm thiết lập một vùng cấm bay [đối với Nga và Syria] ở Đông Bắc Syria.
Phạm vi áp đặt một vùng cấm bay có thể bao gồm một khu vực rất rộng từ Manbij đến Deir Ezzor, với nhiều hệ thống thiết bị được lắp đặt ở các khu vực phía bắc và phía đông Syria. Trong đó, các sân bay ở Kobani và Rmelan là hai địa điểm quan trọng nhất.
Mặc dù liên minh do Mỹ lãnh đạo đã không đưa ra bình luận nào về những tuyên bố này nhưng một số nhà hoạt động người Kurd thuộc Đảng Dân chủ người Kurd (PYD), cánh chính trị của YPG đã xác nhận rằng, Mỹ đã triển khai radar trong các khu vực do SDF quản lý.
Việc lắp đặt các trạm radar này được sự hỗ trợ đắc lực của hàng chục sân bay quân sự mà Mỹ đã thiết lập ở phía Bắc Syria trong mấy năm qua. Bên cạnh đó, để thiết lập một vùng cấm bay thực sự an toàn, chắc chắn Mỹ sẽ triển khai thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot 3.
Video đang HOT
Với sự hiện diện của các trạm radar phòng không này, không chỉ không phận phía Bắc Syria bị phong tỏa mà tất cả các chiến đấu cơ của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga ở sân bay Hmeymim cũng nằm trong phạm vi giám sát của liên minh Mỹ.
Việc Mỹ lập vùng cấm bay ở Bắc Syria được sự hỗ trợ của hàng chục căn cứ trong khu vực người Kurd
Liên Hiệp Quốc liệu có chặn được tay Mỹ?
Theo giới phân tích chính trị Trung Đông, sở dĩ Hoa Kỳ làm như vậy là xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất là: Củng cố thêm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria và trong khu vực Trung Đông.
Thứ hai là: Quyết tâm khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất của Syria. Đây là một mục tiêu chung cho các hoạt động của Mỹ ở cả Syria và Iraq.
Thứ ba là: Bảo vệ các tay súng của Đảng Công nhân người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ (PKK) và Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG).
Thứ tư là: Chặt đứt hành lang trên bộ của Iran từ Iraq sang lãnh thổ Syria.
Việc Mỹ áp đặt một vùng cấm bay trong lãnh thổ Syria sẽ ngăn chặn khả năng Nga và Syria sử dụng không quân tấn công người Kurd để thu hồi lại các vùng lãnh thổ bị SDF kiểm soát ở Aleppo, Raqqa, al-Hasakah và Deir Ezzor, biến khu vực người Kurd thành một “pháo đài bất khả xâm phạm”.
Được biết, Liên minh do Mỹ dẫn đầu với hơn 70 quốc gia đang triển khai các hoạt động quân sự chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Các hoạt động của liên minh ở Iraq được sự chấp thuận của chính phủ Iraq, nhưng hoạt động của họ ở Syria không được chính quyền Syria hoặc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủy quyền, mà chỉ duy nhất có Nga là được Damascus yêu cầu hỗ trợ chống khủng bố IS.
Bình luận về vấn đề này, ông Vladimir Dzhabarov, Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban quốc tế của Thượng viện Nga tuyên bố rằng, nếu Hoa Kỳ cố gắng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Syria, Damascus nên ngay lập tức nêu vấn đề này trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
“Trong trường hợp thông tin này được xác nhận, người Syria nên nêu vấn đề trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc… Hành động này là hoàn toàn bất hợp pháp, Hoa Kỳ không có được sự ủy thác của Liên Hợp Quốc và chính quyền Damascus, vậy nên họ không có quyền hiện diện quân sự ở Syria” – ông Dzhabarov nói.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng, Liên Hiệp Quốc rất khó có thể chặn được bàn tay của Mỹ, bởi trên thực tế, Washington thường phớt lờ vai trò của tổ chức quốc tế này và đơn phương tiến hành tất cả những hành động theo ý của mình, ở bất cứ quốc gia nào.
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Đấu "quyền anh vô luật lệ" với Mỹ, Nga không chỉ né mà buộc phản đòn
Mỹ đã vượt lằn ranh đỏ trong quan hệ với Nga và Tổng thống Putin nên xem xét một phản ứng bất đối xứng, như triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược đến Syria.
Quan chức Nga đề xuất đưa vũ khí hạt nhân chiến lược đến Syria. Ảnh: Uawire
Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Chính sách kinh tế, phát triển sáng tạo và kinh doanh của Duma Quốc gia Nga, ông Vladimir Gutenev đưa ra đề xuất trên khi trả lời phỏng vấn của TASS.
Theo nghị sĩ, Mỹ đã vượt lằn ranh đỏ trong quan hệ với Nga nên Tổng thống Putin cần cân nhắc một phản ứng bất đối xứng như chấm dứt hiệp ước với Washington về tên lửa hạt nhân và triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược ra nước ngoài, chẳng hạn như đến Syria.
"Áp lực đối với Nga sẽ chỉ gia tăng trong lĩnh vực hợp tác công nghệ quân sự, bao gồm cả việc bán vũ khí ra nước ngoài. Chúng ta thấy rằng người Mỹ đã nói về các biện pháp trừng phạt những nước mua vũ khí Nga. Nên lắng nghe ý kiến của một số chuyên gia nói rằng có lẽ Nga nên ngừng tuân thủ các hiệp ước không phổ biến công nghệ tên lửa, theo gương Mỹ và triển khai vũ khí chiến lược ở nước ngoài. Tôi không nghĩ điều này là không thể, mà một trong những nước có thể triển khai là Syria, nơi chúng ta có căn cứ không quân được bảo vệ" - ông Gutenev nói.
Một bước đi khác có thể thực hiện là chuyển đổi sang đồng tiền điện tử được chốt bằng vàng để xuất khẩu vũ khí, điều mà Trung Quốc, Ấn Độ và những nước khác cũng sẽ rất quan tâm" - nghị sĩ Duma nói.
Vòng trừng phạt mới của Mỹ với Nga bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27.8. Loạt biện pháp này sẽ buộc Nga phải "vẽ ra lằn ranh đỏ của riêng mình" và thực hiện đầy đủ các biện pháp được đề xuất "sẽ là hợp lý" - ông Gutenev bình luận.
"Trong một trận quyền anh, bạn không thể chỉ né đòn mà không phản đòn, đặc biệt là khi trận đấu biến thành một cuộc chiến không luật lệ và các trọng tài (như WTO và các thể chế quốc tế khác) không can thiệp" - ông Gutenev giải thích.
Theo quan điểm của ông Gutenev, các biện pháp trừng phạt hiện tại sẽ không thể gây thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga, bởi chương trình thay thế nhập khẩu đã cho thấy kết quả tốt. Tuy nhiên điều báo động là các biện pháp trừng phạt không chậm lại nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định.
VÂN ANH
Theo Laodong
Syria sở hữu vũ khí có thể chặn đứng mọi cuộc tấn công từ tên lửa Vũ khí vừa được Nga âm thầm điều tới Syria tham chiến rất có thể chính là radar Pelena-1. Vũ khí này có khả năng chặn đứng các cuộc tấn công từ tên lửa đối phương. Mới đây, tàu vận tài Orsk 148 chở đầy vũ khí và thiết bị quân sự của Nga được phát hiện âm thầm vượt Eo biển Bosporus...