Mỹ lặp lại cảnh báo về mối đe dọa đối với sân bay Kabul
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby ngày 30/8 khẳng định mối đe dọa đối với sân bay Kabul là “thực sự” và “rõ ràng”, trong bối cảnh Mỹ sắp sửa hoàn thành kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan.
Người dân tập trung tại sân bay quốc tế Kabul chờ được sơ tán khỏi Afghanistan ngày 20/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, ông Kirrby nói: “Hiện nay, chúng tôi đang ở trong khoảng thời gian vô cùng nguy hiểm. Những mối đe dọa vẫn là có thật, vẫn là thực sự và trong nhiều trường hợp, vẫn hết sức rõ ràng”.
Những diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng các tay súng IS sẽ tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo nhằm vào sân bay ở Kabul khi mà thời hạn chót để Mỹ kết thúc công tác sơ tán và rút quân (ngày 31/8) đang đến gần. Ngày 28/8, Mỹ đã cảnh báo về một “mối đe dọa rõ ràng và nghiêm trọng” gần sân bay ở Kabul, đồng thời kêu gọi các công dân của mình rời khỏi khu vực này.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá tình hình thực địa tại Kabul tiếp tục có chiều hướng diễn biến “cực kỳ nguy hiểm” với nguy cơ tiếp tục xảy ra nhiều vụ tấn công. Trước đó, nhóm khủng bố có tên gọi đầy đủ là Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K), một chi nhánh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan, tuyên bố thực hiện các vụ đánh bom liều chết ngày 26/8 nhằm vào sân bay Kabul khiến 170 người và 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.
Ngày 30/8, Liên minh các quốc gia chống IS, trong đó có Mỹ, ra thông cáo cam kết hợp tác xóa sổ lực lượng này và đặc biệt nhắm đến chi nhánh của IS tại Afghanistan.
Thông cáo của liên minh, được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, nêu rõ: “Chúng tôi sẽ sử dụng mọi thành tố của sức mạnh quốc gia như quân sự, tình báo, ngoại giao, kinh tế và lực lượng thực thi pháp luật để đảm bảo đánh bại tổ chức khủng bố tàn bạo này”. Ngoài ra, các quốc gia trong liên minh cũng cam kết sẽ “nhận diện và đưa các thành viên IS ra xét xử trước pháp luật”.
Nhiều chuyến bay phải lượn tròn, quay đầu khỏi Kabul
Ngày 15/8, một chuyến bay cất cánh từ Dubai đã hủy hạ cánh xuống sân bay Kabul ở Afghanistan và quay đầu về nước trong bối cảnh các tay súng Taliban bao vây thủ đô này.
Một máy bay chở khách Boeing 737 của flydubai. Ảnh: Reuters
Tờ Bloomberg dẫn dữ liệu theo dõi từ trang FlightRadar24 cho hay chiếc Boeing 777 thuộc hãng hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất dự kiến hạ cánh tại sân bay quốc tế Kabul vào lúc 2h30 chiều cùng ngày. Tuy nhiên, khi đến không phận Kabul, chiếc Boeing lại không hạ cánh mà lượn vòng tròn trên không rồi quay đầu về nước.
Một đại diện của hãng Emirates bình luận với Reuters rằng: "Chúng tôi đang giám sát diễn biến xung quanh tình hình tại Afghanistan, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đảm bảo an toàn cho dịch vụ của chúng tôi.
Một hãng hàng không khác của Dubai là flydubai cũng thông báo dừng các dịch vụ tại thủ đô của Afghanistan cho đến khi có thông báo thêm. Trước đó cùng ngày, một chiếc Boeing 737 của flydubai cất cánh đã quay đầu về nước khi đang trên hành trình từ Dubai đến Kabul.
Tương tự, một chiếc Airbus A320 của hãng Air India (Ấn Độ) cất cánh từ New Delhi đến Kabul cũng phải lượn vòng trên không ít phút trước khi quyết định hạ cánh vào lúc 2h32 chiều 15/8, muộn 45 phút so với giờ dự kiến.
Các chiến binh Taliban đã tiến vào ngoại ô Kabul vào ngày 15/8 trong khi Mỹ và các quốc gia khác gấp rút sơ tán công dân của họ khỏi quốc gia Nam Á này. Theo hãng tin AP, lực lượng Taliban hiện nắm giữ tất cả các cửa khẩu biên giới, khiến sân bay Kabul trở thành con đường duy nhất để rời khỏi Afghanistan. (Xem video sân bay Kabul chật kín người trước giờ Taliban tiếp quản quyền lực. Nguồn: WSJ)
Chuyến bay đầu tiên chở vật tư y tế của WHO hạ cánh xuống Afghanistan Ngày 30/8, một máy bay chở vật tư y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hạ cánh xuống Afghanistan. Đây là chuyến bay đầu tiên chở vật tư y tế của WHO kể từ khi quốc gia Tây Nam Á này nằm dưới sự kiểm soát của Taliban. Đơn vị đặc nhiệm của Taliban gác tại cổng chính sân...