Mỹ: Lần đầu tiên doanh thu dữ liệu di động vượt dịch vụ thoại
Lần đầu tiên trong lịch sử, dữ liệu di động mang về nhiều doanh thu cho nhà mạng Mỹ hơn các cuộc gọi trong quý vừa qua, đánh dấu cột mốc mới cho ngành viễn thông.
Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Chetan Sharma, doanh thu từ dịch vụ dữ liệu di động chạm mốc 90 tỷ USD trong năm 2013, chiếm hơn 50% doanh thu của các nhà mạng viễn thông Mỹ trong quý IV/2013. “Đây là một cột mốc quan trọng trong cuộc phát triển của ngành”, Chetan Sharma, Chủ tịch công ty, trả lời qua điện thoại với hãng tin Reuters.
Sharma dự đoán năm 2014, Mỹ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thu về 100 tỷ USD doanh thu dữ liệu di động, một bước tiến dài so với 1 tỷ USD năm 2002. Người dùng ngày càng sử dụng smartphone, tablet tương tự với máy tính để bàn nhiều hơn, dẫn tới sự tăng vọt trong việc tiêu thụ dữ liệu khi thường xuyên xem video và tải ứng dụng.
Video đang HOT
Ngày càng nhiều người lựa chọn xem phim trên smartphone. Ảnh minh họa: Internet
Tháng 2/2014, Cisco phát hành báo cáo dự đoán năm 2018, người tiêu dùng Mỹ sẽ tải dữ liệu từ smartphone nhiều hơn từ laptop năm 2013. Dữ liệu cuối cùng “ăn sống nuốt tươi” dịch vụ thoại khi các công ty thử nghiệm chuyển hình thức gọi thoại sang cuộc gọi dữ liệu (data call, gọi điện qua kết nối 3G hoặc cao hơn).
Nhu cầu sử dụng dữ liệu tăng cao càng hâm nóng cuộc đua giữa các nhà mạng lớn của Mỹ để kiếm thêm doanh thu từ các khách hàng “đói dữ liệu”. Tháng trước, Verizon và T-Mobile tăng gấp đôi lượng dữ liệu người dùng nhận được song vẫn giữ nguyên giá, trong khi AT&T giảm gói dữ liệu 2GB còn 15 USD/tháng.
Các nhà mạng viễn thông cũng chạy đua trong việc mua thêm tần số trong các cuộc đấu giá của chính phủ vì họ lo ngại nhu cầu dữ liệu sẽ sớm vượt quá năng lực mạng lưới, dẫn tới tốc độ kết nối chậm lại. Theo Giám đốc tài chính Verizon, tần số là một trong những ưu tiên hàng đầu trong ngân sách của công ty.
Theo Ictnews.vn/Reuters
Người dùng Android không thực sự cần lo về mã độc
Nghiên cứu mới nhất của F-Secure cho biết có tới 97% mã độc di động được nhắm vào Android, song nếu người dùng Android "đủ thông minh", khả năng là họ sẽ chẳng bao giờ bị nhiễm mã độc cả.
Số liệu của F-Secure cho biết chỉ có 0,1% mã độc Android đến từ chợ ứng dụng chính thức Play của Google. F-Secure cũng khẳng định hiện tại, Google có thể phát hiện và loại bỏ mã độc trên Google Play rất nhanh, do đó "mã độc ở trên Google Play thường có tuổi đời rất ngắn".
Vấn đề là ở chỗ Android có rất nhiều chợ ứng dụng không chính thức, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất smartphone chỉ sử dụng mã nguồn từ Android Open Source Platform và không hề trả phí để sử dụng dịch vụ di động GMS của Google. Dĩ nhiên, các chợ ứng dụng thường xuyên vi phạm bản quyền tại Trung Quốc và các quốc gia khác có khả năng lây nhiễm mã độc lớn hơn nhiều so với Google Play.
Do đó, cách tốt nhất để chống mã độc Android là đừng tải ứng dụng từ các chợ ứng dụng không đáng tin cậy.
Theo BGR
Nhà mạng nói gì về giải pháp phủ sóng những nơi "gặp khó" Tháng 9/2013, Ericsson đã công bố một giải pháp đột phá đối với lĩnh vực cung cấp phát sóng trong nhà mang tên Ericsson Radio Dot System. 5 tháng sau ngày đầu tiên ra mắt sản phẩm này, tại Mobile World Congress đang diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha, một số nhà mạng hàng đầu thế giới đã công bố việc triển...