Mỹ lại chuẩn bị kiện Google
Bộ Tư pháp Mỹ đang chuẩn bị cho vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google, liên quan đến hoạt động quảng cáo kỹ thuật số.
Ngày 1/9, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Bộ tư pháp Mỹ (DOJ) sắp tiến hành vụ kiện thứ hai với Google. Đây được xem là động thái nhằm nhấn mạnh tuyên bố của chính phủ Mỹ về việc Google đang lạm dụng sự thống trị của mình.
Đại diện giấu tên của DOJ cho biết cuộc điều tra đang được đẩy nhanh tiến độ và có thể đệ đơn kiện sớm nhất cuối năm nay. Tuy nhiên, chưa có quyết định cuối nào được đưa ra và thời gian có thể bị lùi lại.
Trong khi đó, Google khẳng định: “Công nghệ quảng cáo giúp các trang web, ứng dụng và doanh nghiệp nhỏ phát triển. Mục đích của hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số là bảo vệ người dùng khỏi các hoạt động lợi dụng quyền riêng tư và trải nghiệm quảng cáo tồi”.
Google lập luận rằng họ không thống trị thị trường công nghệ quảng cáo, không gian này còn có nhiều công ty lớn như Amazon, Comcast và Facebook đang cạnh tranh. Hãng cũng phủ nhận tuyên bố của các bang rằng họ đang thao túng các cuộc đấu giá để thu lợi cho Facebook.
Bảng hiệu Google bên ngoài văn phòng của công ty tại California (Mỹ).
Trước đó, vào tháng 10/2020, DOJ cũng tiến hành kiện Google với cáo buộc sử dụng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường trực tuyến để chèn ép các đối thủ. DOJ dưới thời Bộ trưởng Tư pháp William Barr khi đó cho rằng Google sử dụng các thỏa thuận phân phối độc quyền với các nhà cung cấp dịch vụ không dây và các nhà sản xuất điện thoại để ngăn cản cạnh tranh.
Song song với vụ kiện đó là đơn khiếu nại chống độc quyền riêng của một số bang, do tổng chưởng lý bang Texas đứng đầu, tố Google độc quyền bất hợp pháp trên thị trường quảng cáo kỹ thuật số. Các bang cho rằng Google đã đạt được thỏa thuận bất hợp pháp với Facebook nhằm thao túng các cuộc đấu giá trực tuyến.
Video đang HOT
Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên của DOJ cho biết, thỏa thuận giữa Facebook và Google cũng là một phần trong cuộc điều tra sắp tới. Hồi tháng 6, các quan chức từ bộ phận chống độc quyền của DOJ đã tăng cường giám sát hoạt động quảng cáo của Google và phỏng vấn nhiều đối thủ cạnh tranh về hành vi của công ty.
Một vụ kiện mới của DOJ chống lại Google được đánh giá sẽ là điểm nhấn của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc tăng cường thực thi chống độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh trên toàn nền kinh tế. Các sản phẩm công nghệ quảng cáo của Google tạo ra tổng doanh thu 23 tỷ USD vào năm ngoái. Hãng lập luận rằng họ trả phần lớn doanh số bán công nghệ quảng cáo này cho các nhà xuất bản web.
Google đang liên tục gặp các vấn đề liên quan đến pháp lý trên phạm vi toàn cầu. Gần nhất là vào 31/8, Hàn Quốc thông qua “luật chống Google”, cấm những công ty sở hữu cửa hàng ứng dụng thống trị thị trường ép các nhà phát triển ứng dụng dùng hệ thống thanh toán độc quyền của họ. Trước đó một tháng, Google bị kiện tập thể tại Anh về việc tính phí quá cao trên Play Store, án phạt có thể lên đến 1,3 tỷ USD. Giữa tháng 7, Cơ quan chống độc quyền của Pháp phạt Google gần 600 triệu USD liên quan đến thỏa thuận chia sẻ nội dung với các nhà xuất bản.
Dự luật của Hàn Quốc 'chiếu tướng' Big Tech Mỹ
Thế độc quyền của những gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ như Apple hay Google tiếp tục bị lung lay dữ dội bởi dự luật sửa đổi sắp được trình lên Quốc hội Hàn Quốc.
Buổi bỏ phiếu thông qua dự luật sửa đổi của Hàn Quốc dự kiến diễn ra vào thứ tư tuần này nhưng sau đó bị hoãn tới ngày 30/8, cho Apple hay Google thêm chút thời gian để hi vọng lật ngược tình thế.
Dẫu vậy, đó chỉ còn là vấn đề thời gian khi các nước bắt đầu xem xét nhiều hơn tới thế độc quyền mà Big Tech nước Mỹ đã tạo ra và đe dọa đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Từ Úc đến châu Âu rồi mới đây là Hàn Quốc, Big Tech không còn là một thế lực bất khả xâm phạm.
'Chiếu tướng' Google và Apple
Dự luật sửa đổi Đạo luật kinh doanh viễn thông của Hàn Quốc nhắm vào một điểm quan trọng duy nhất, đó là cấm nhà vận hành nền tảng như chợ ứng dụng trực tuyến App Store hay Play Store độc quyền sử dụng hệ thống thanh toán.
Thế độc quyền này khiến các nhà phát triển mất 30% phí hoa hồng cho nhà cung cấp như Google hay Apple bởi vì buộc phải sử dụng kênh thanh toán độc quyền. Điều này lý giải tại sao các ứng dụng trên App Store hay Play Store có giá đắt hơn 30% so với phiên bản cung cấp trên website.
Hoa hồng 30% trên các chợ ứng dụng trực tuyến là một quy tắc bất thành văn rất khó thay đổi.
Nhưng điều quan trọng hơn là Apple và Google cư xử không đẹp với các nhà phát triển nhỏ. Chẳng hạn, theo chính sách ràng buộc với nhà phát triển iOS, các studio không được cung cấp hoặc gợi ý phương thức thanh toán khác ngoài phương thức thanh toán chính và duy nhất thông qua chợ App Store.
Nếu vi phạm, ứng dụng sẽ bị gỡ bỏ khỏi App Store và nhà phát triển chịu thiệt hại lớn. Tuy nhiên về lâu dài, 30% hoa hồng là thứ bào mòn doanh thu của các nhà phát triển nhanh hơn bao giờ hết, chưa kể thuế và chi phí khác.
Điều này chính là lý do khiến Epic Games 'nổi loạn' và đâm đơn kiện Apple vì tính phí đắt đỏ 30% trên vật phẩm ảo trong game Fortnite Mobile hồi tháng 8 năm ngoái.
Nhưng giờ đây Fortnite của Epic Games sẽ không còn đơn độc trong cuộc chiến này.
Còn với Android, dù là nền tảng mở nhưng Google cũng có những chính sách ưu ái chợ Play Store và hạn chế bên thứ ba. Epic Games đang tiến hành vụ kiện tương tự với gã khổng lồ tìm kiếm về hành vi độc quyền và thu phí hoa hồng đắt đỏ.
Bất luận kết quả của hai vụ kiện đi đến đâu, Hàn Quốc có thể đi trước tất cả bằng việc áp đặt luật phá vỡ thế độc quyền này. Đây được xem là đòn giáng mạnh đầu tiên vào các chợ phân phối ứng dụng lớn nhất nhì thế giới.
Đại diện Google và Apple đã có những phản bác gay gắt trước dự luật sửa đổi của Hàn Quốc, mà nếu được thông qua sẽ cấm việc trì hoãn đánh giá, xóa bỏ một cách không hợp lý đối với các ứng dụng mobile trên chợ. Nghĩa là, Apple và Google không được mặc sức tùy tiện gỡ bỏ ứng dụng khỏi chợ hoặc kéo dài thời gian thẩm định trong việc đưa một ứng dụng mới lên chợ.
Ai được hưởng lợi?
Nếu dự luật được Hàn Quốc thông qua, các nhà phát triển ứng dụng hiển nhiên được hưởng lợi đầu tiên. Nhưng người hưởng lợi nhiều nhất là các nhà phát triển game và người hưởng lợi cuối cùng chính là các game thủ.
Bởi lẽ, người chơi game mobile miễn phí (free to play) chi rất nhiều tiền và rất nhiều lần cho vật phẩm ảo trong trò chơi (in-app purchase), một điều rất khác so với trả một lần để mua ứng dụng hoặc trả theo năm mua thuê bao (subscriber).
Thị trường game mobile Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi lớn nếu dự luật được thông qua.
Hàn Quốc cũng là nước có ngành công nghiệp game mobile phát triển với doanh thu 8 tỷ USD trong năm 2020, chiếm 55,2% tổng thị trường game. Xuất khẩu game của Hàn Quốc là 6,7 tỷ USD vào năm 2019, theo cơ quan quản lý thuộc Bộ Thể thao, Du lịch và Văn hóa Hàn Quốc.
Vì thế, một tác động dây chuyền có thể nhìn thấy được khi người chơi có động lực trả tiền cho game nhiều hơn, từ đó nhà phát triển thu được nhiều hơn, tái đầu tư vào làm game tốt hơn. Và quan trọng hơn hết, Hàn Quốc đã nổ phát súng khai cuộc và có thể trở thành tiền đề để các nước khác học theo.
Google ngày càng quan trọng với Apple Google có thể chi khoản tiền lớn trong năm 2021 để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị của Apple. Các nhà phân tích từ Bernstein Research cho biết Google có thể trả 15 tỷ USD cho Apple trong năm tài chính 2021 để Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, iPad và máy...