Mỹ không tin tưởng báo cáo điều tra của WHO về nguồn gốc Covid-19
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ muốn có một cuộc điều tra quốc tế “rõ ràng” về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và sẽ không xem báo cáo điều tra của WHO sắp tới là chuyện hiển nhiên đúng.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki phát biểu trong buổi họp báo . Ảnh REUTERS
Trong buổi họp báo ngày 27.1, bà Psaki nói: “Chúng ta phải tìm làm rõ cách virus xuất hiện và lây lan trên toàn thế giới”, theo AFP. Bà Psaki lưu ý có “mối quan ngại lớn về thông tin sai lệch xuất phát từ Trung Quốc”.
Virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 đến nay làm chết hơn 2 triệu người khắp thế giới và lây nhiễm ít nhất 100 triệu người, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cuối năm 2019.
Một nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2 sau nhiều lần bị phía Trung Quốc trì hoãn.
Các nhà khoa học đồng ý rằng Covid-19 có nguồn gốc từ động vật và tập trung giả thuyết SARS-CoV-2 xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán. Tuy nhiên, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ giả thuyết cho rằng virus có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm gần chợ Hoa Nam ở Vũ Hán. Chính quyền Trung Quốc bác bỏ giả thuyết này.
Anh vượt mốc 100.000 người chết vì Covid-19: điều gì đã xảy ra?
Vài ngày trước khi ông Trump rời nhiệm sở, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Bắc Kinh che đậy thông tin và cho rằng các nhân viên tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã mắc bệnh với các triệu chứng giống như Covid-19 vào năm 2019 trước khi ca nhiễm Covid-19 được công bố.
Chính quyền lẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc đang cố phản bác bằng các lập luận cho rằng dù Vũ Hán có đợt bùng phát dịch đầu tiên nhưng chưa chắc là nơi bắt nguồn của SARS-CoV-2.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí còn cố gắng đưa ra các thuyết âm mưu cho rằng một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Mỹ ở bang Maryland đã tạo ra SARS-CoV-2.
Bà Psaki cho biết chính phủ Tổng thống Joe Biden đang dành nguồn lực đáng kể để tìm hiểu những gì đã xảy ra và “sẽ không xem báo cáo điều tra của WHO là điều hiển nhiên”.
Washington sẽ “dựa trên thông tin do cộng đồng tình báo Mỹ thu thập và phân tích” và phối hợp với các đồng minh để đánh giá “độ tin cậy” của báo cáo điều tra WHO, theo bà Psaki.
Tuyên bố được đưa ra sau khi WHO cho biết còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về câu hỏi liệu đại dịch Covid-19 có bắt nguồn từ Trung Quốc hay không.
Mỹ cam kết ngăn Trung Quốc 'lạm dụng kinh tế'
Chính quyền Biden cam kết hợp tác với đồng minh để ngăn Trung Quốc "lạm dụng kinh tế", đồng thời xem xét lại cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.
"Tổng thống sẽ tiến hành cách tiếp cận đa chiều trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, bao gồm đánh giá các mức thuế hiện nay. Ông ấy muốn đảm bảo mọi động thái đều được phối hợp với các đồng minh và đối tác, cũng như cả đảng Dân chủ và Cộng hòa tại quốc hội", thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết hôm 25/1.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki trong cuộc họp báo hàng ngày tại Washington hôm 25/1. Ảnh: AFP .
Đề cập tới cuộc thảo luận về lệnh cấm đầu tư vào các công ty Trung Quốc được đưa ra dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, Psaki cho biết chính quyền mới của Joe Biden "chắc chắn sẽ xem xét tổng thể tất cả" và thông báo lại khi có thêm nhiều thông tin.
"Tổng thống Joe Biden cam kết ngăn chặn các hành vi lạm dụng kinh tế trên nhiều mặt của Trung Quốc. Cách hiệu quả nhất để làm điều đó là thông qua hợp tác cùng các đồng minh và đối tác, nhằm thực hiện một cách chính xác", Psaki nói thêm.
Những động thái này cho thấy chính quyền Biden đã bắt đầu xem xét lại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc do Trump khơi mào từ năm 2018. Tình hình dường như hạ nhiệt vào đầu năm ngoái nhờ thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai bên. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá việc hiện thực hóa thỏa thuận này gần như bất khả thi, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 hoành hành.
Kế hoạch ứng phó Bắc Kinh của Biden được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu vừa đồng ý thỏa thuận đầu tư quy mô lớn với Trung Quốc. Dù đã ký một loạt sắc lệnh đảo ngược các quyết định của Trump, hướng tới tái xây dựng uy tín của Washington trên trường quốc tế, Biden vẫn chưa có động thái nào tác động trực tiếp đến chính sách với Bắc Kinh của người tiền nhiệm.
Giới phân tích đánh giá thái độ cứng rắn với Trung Quốc vẫn sẽ được duy trì dưới thời Biden. Antony Blinken, tân Ngoại trưởng Mỹ, hôm 19/1 cho biết ông không đồng tình với cách đối phó Trung Quốc của Trump trên một số lĩnh vực, nhưng thừa nhận Trump đã đúng khi cứng rắn với nước này.
Thư ký tiết lộ vị kem Biden yêu thích Thư ký Báo chí Nhà Trắng tiết lộ Biden thích nhất kem rắc hạt socola nhỏ và giải đáp thắc mắc liệu ông có "tủ kem khổng lồ" hay không. "Lúc tôi còn ở Wilmington, trước khi Tổng thống nhậm chức, tôi đã nhờ ngài ấy giải đáp thắc mắc cho cháu gái Suraya 4 tuổi của tôi, cô bé rất tò mò...