Mỹ không ‘ngán’ tên lửa đạn đạo DF-21D Trung Quốc
Nhiều người cho rằng, tên lửa DF-21D của Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối với tàu sân bay Mỹ, liệu điều này có đúng như vậy không?
Tên lửa DF-21D của lực lượng pháo binh 2 quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực sự có khả năng tấn công tàu sân bay hay không? Về lý thuyết, nó là tên lửa có khả năng đe dọa đối với hàng không mẫu hạm, vì tốc độ của nó cực nhanh, khoảng Mach 10-15, như vậy thời gian dành cho đối phương để đánh chặn là rất ít.
Hơn nữa, DF-21D là tên lửa đạn đạo, trong quá trình bay ngoài không gian, thiết bị trợ đẩy tách ra, hầu như đã triệt tiêu hết tải trọng, bộ chiến đấu sẽ lựa chọn phương thức bổ nhào từ bên ngoài tầng khí quyển xuống, lúc đó tiết diện của tên lửa sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa bay theo kiểu hành trình thông thường, mà mục tiêu càng nhỏ thì việc đánh chặn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Tuy tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn chỉ đạt 1500-2000 km, không thể vươn tới Guam với khoảng cách khoảng trên 3000km, nhưng nó cũng sẽ là sự đe dọa không nhỏ tới các chiến hạm Mỹ hoạt động ở tây Thái Bình Dương và các khu vực biển lân cận Đại Lục như biển Đông và biển Hoa Đông.
Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị Đông Phong-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.
Mỗi lữ tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.
Tàu sân bay Mỹ luôn là mục tiêu triệt hạ đầu tiên của Trung Quốc
Việc sử dụng tên lửa DF-21D để đánh chìm một tàu sân bay có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Theo truyền thông Mỹ, nếu quân đội Trung Quốc sử dụng các loại tên lửa giống như DF-21D để đánh chìm mục tiêu tương tự như tàu sân bay, đồng nghĩa với quyền lực của Mỹ ở vùng biển quốc tế tất sẽ gặp bất lợi.
Tương tự, nếu Trung Quốc đạt được hiệu quả như vậy, nó sẽ đẩy các tàu sân bay của Hoa Kỳ ra xa lãnh thổ của Đại Lục hơn, sẽ làm giảm sức chiến đấu của máy bay chiến đấu trên hàng không mẫu hạm, tạo điều kiện để không quân nước này kiểm soát không phận các vùng biển xung quanh, cũng như hạn chế sự hỗ trợ về mặt an ninh của Mỹ đối với các nước đồng minh.
Nếu kịch bản này xảy ra, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu cân bằng chiến lược quân sự ở khu vực Đông Á nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Tuy nhiên, theo khẳng định của các chuyên gia, chắc chắn là Washington sẽ không để cho Bắc Kinh dễ dàng đạt được thế thượng phong, trong tranh đoạt những lợi ích cốt lõi của mình.
Mỹ có ngại DF-21D Trung Quốc hay không?
Video đang HOT
Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc dùng tên lửa DF-21D để đánh chìm tàu sân bay thì quả thật là rất khó, vì hàng không mẫu hạm là mục tiêu di động, tốc độ của nó là 35 hải lý/h (63,7km/h), có thể sau khi tên lửa được phóng đi, tàu sân bay đã không còn ở vị trí như lúc ban đầu nữa.
Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc
Hơn nữa, DF-21D là loại tên lửa sử dụng phương thức phóng từ trên bờ, công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian, đối phương có thể sử dụng các phương tiện trinh sát, phán đoán được là họ đang bị tấn công. Do đó, có thể lựa chọn phương thức sử dụng tên lửa đặt trong không gian để tiến hành đánh chặn DF-21D trước khi nó tấn công tàu sân bay.
Hiện nay, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. Chúng được trang bị radar mạng pha tổng hợp SAR hoặc radar khẩu độ tổng hợp và camera kỹ thuật số. Ba vệ tinh này xem là một hệ thống giám sát quân sự, có thể “càn quét” trên đại dương để tìm kiếm tàu thuyền, mặc dù Bắc Kinh nói rằng chúng có mục đích thuần túy khoa học.
SAR đặc thù có thể tạo ra các ảnh chụp có chất lượng với độ phân giải khác nhau. Với độ phân giải trung bình (3m) radar có vùng bao phủ là 40×40km. Với độ phân giải thấp (20m) có vùng bao phủ là 100×100km. Ba vệ tinh Trung Quốc này chính là những “mắt thần” cho hệ thống tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc tìm diệt tàu sân bay Mỹ.
Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.
Trung Quốc nghiên cứu, phát triển Đông Phong-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.
Hải quân Mỹ đang lắp đặt tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu ngầm
Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.
Vệ tinh Trung Quốc bay trên độ cao 600km hoàn toàn có thể bị bắn hạ ngay lập tức, tàu ngầm Trung Quốc khó có thể ra khỏi lãnh hải an toàn trước sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng săn ngầm Mỹ và đồng minh, còn máy bay trinh sát tầm xa Trung Quốc vẫn chưa có, mà nếu có với tốc bộ và trần bay thấp, nó rất dễ bị các tiêm kích tàng hình của Mỹ hạ sát.
Vũ khí dẫn đường tấn công chính xác tầm xa của quân đội Mỹ có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là khi tấn công từ tàu ngầm, nhằm đúng vào khả năng thiếu và yếu nhất của Trung Quốc là không có các máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định tầm xa, xuất phát từ các căn cứ trên bờ như P-3C và P-8A của Mỹ.
Khi phát hiện bị tấn công, những loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Mỹ Trident II D5, có phạm vi tấn công bao trùm 60% diện tích địa cầu, hoặc tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm lớp Virginia có tầm bắn xa tới 2500km sẽ là những cú đánh hủy diệt của Mỹ, triệt tiêu từ đầu những tham vọng của Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Vì sao Mỹ tự tin tên lửa DF-21D không thể đe dọa tàu sân bay Ford?
Một số nhà quan sát gọi tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D Trung Quốc là "vũ khí thay đổi cuộc chơi", mang lại mối hiểm họa lớn đối với các tàu sân bay Mỹ.
Tạp chí Aviation Week(trụ sở tại New York, Mỹ) nhận định khi tàu sân bay thế hệ mới Gerald R. Ford triển khai hoạt động trên biển vào cuối thập kỷ này, nó sẽ phải đối mặt với một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với sức mạnh quân sự trên biển của Mỹ, đó là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức Hải quân Mỹ vẫn tự tin rằng các cải tiến công nghệ cho tàu sân bay lớp Ford cũng như các tàu hộ tống có thể che chắn cho tàu sân bay trước các cuộc tấn công từ tên lửa của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 (CSS-5) mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công các tàu chiến bao gồm cả tàu sân bay hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương với phạm vi khoảng 1.500km.
Một số nhà quan sát gọi DF-21D là "vũ khí thay đổi cuộc chơi".
Một báo cáo gần đây của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết: "Các nhà quan sát đã bày tỏ sự lo ngại lớn đối với DF-21D, bởi vì một tên lửa như vậy kết hợp với hệ thống giám sát hàng hải trên khu vực rộng lớn và hệ thống nhắm mục tiêu cho phép Trung Quốc tấn công các tàu sân bay và các tàu quân sự khác của Mỹ hoặc các tàu của lực lượng đồng minh hoạt động ở Tây Thái Bình Dương"
"Trước đó, Hải quân Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chính xác cao, có khả năng tấn công các tàu đang di chuyển trên biển. Vì lý do này, một số nhà quan sát gọi DF-21D là vũ khí thay đổi cuộc chơi", báo cáo của CRS viết.
Tuy nhiên, theo Chuẩn Đô đốc Michael Manazir, Giám đốc chương trình tác chiến trên không của Hải quân Mỹ, trên thực tế, để tấn công tàu sân bay với một tên lửa như vậy khó khăn hơn nhiều so với tưởng tượng.
Chuẩn Đô đốc Manazir phân tích, nhìn tàu Ford từ boong tàu, người ta thường cho rằng nó là một mục tiêu lớn, tuy nhiên, việc ngắm và khóa mục tiêu không hề đơn giản.
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ có mạng lưới gồm nhiều lớp hệ thống phòng thủ, Chuẩn Đô đốc Manazir giải thích trong một chuyến tham quan tàu sân bay Ford tại nhà máy đóng tàu Newport News ở Tidewater, bang Virginia.
Hệ thống radar băng tần kép DBR cùng các hệ thống phòng thủ tiên tiến sẽ cho phép tàu sân bay lớp Ford đối phó hiệu quả với mối đe dọa từ tên lửa DF-21D của Trung Quốc.
Tiếp cận được tàu sân bay Ford và các tàu hộ tống của nó nghĩa là phải vượt qua được nhóm tác chiến tàu sân bay.
"Chúng tôi sử dụng các hệ thống phòng không của các tàu tuần dương và tàu khu trục để bảo vệ tàu sân bay", Chuẩn Đô đốc Manazir nói.
Ngay tàu sân bay Ford cũng có hệ thống phòng thủ riêng, Chuẩn Đô đốc Manazir chỉ vào hệ thống tên lửa RIM-116, một hệ thống phòng thủ tầm gần. Bên cạnh đó còn có hệ thống tác chiến điện tử mặt nước (SEWIP) và hệ thống tên lửa MK 57 NATO Sea Sparrow.
Tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ được trang bị một radar băng tần kép DBR, đây là một cải tiến công nghệ lớn đối với tàu sân bay lớp Ford cung cấp cho tàu khả năng phòng thủ tên lửa. Hệ thống DBR ban đầu được phát triển cho các tàu khu trục tương lại DDG-1000 Zumwalt.
Chuẩn Đô đốc Manazir cho hay Hải quân Mỹ đang xem xét liệu có tiếp tục sử dụng radar DBR cho các tàu sân bay sau tàu Ford hay sẽ ứng dụng các công nghệ tiên tiến để phát triển một radar khác thích hợp hơn cho chúng. Vấn đề là Hải quân Mỹ và ngành công nghiệp quốc phòng nước này có thể sử dụng một số công nghệ có khả năng ứng dụng rộng rãi trong DBR để phát triển một bộ băng tần kép S và băng tần X để phù hợp với tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ.
Các tiến bộ kỹ thuật khác dành cho tàu sân bay lớp Ford tạo điều kiện để có nhiều hệ thống phòng thủ và vũ khí hơn. Chẳng hạn như hệ thống năng lượng điện trên tàu cho phép kết hợp vũ khí laser và các loại vũ khí năng lượng khác trên tàu sân bay.
Hệ thống lưới điện trên tàu sân bay lớp Ford có hiệu điện thế khoảng 13.800 volt, lớn hơn nhiều so với mức 4.160 volt trên tàu sân bay lớp Nimitz. Tất nhiên con tàu cần nhiều nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho hệ thống radar DBR, máy phóng điện từ và các hệ thống khác nhưng thiết kế con tàu cho phép hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này, thậm chí còn có thể mang nhiều nhiên liệu hơn.
Trong khi đó, theo Chuẩn Đô đốc Manazir, với các tàu sân bay lớp Nimitz, bất cứ cải tiến công nghệ mới nào đòi hỏi nhiều điện hơn đều cần phải tiến hành điều chỉnh thiết kế hệ thống cung cấp năng lượng trên con tàu.
Theo Tri Thức
Trung Quốc: Từ tàu sân bay thứ hai tới chiến lược "hai ngạnh" Theo giới phân tích, việc hải quân Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay thứ hai, sau tàu sân bay Liêu Ninh, đang khiến hải quân Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc, đứng ngồi không yên ở tây Thái Bình Dương. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Tờ Bưu điện Hoa Nam hôm chủ nhật vừa qua...