Mỹ không kích tiêu diệt vài thủ lĩnh IS
Lầu Năm Góc cho hay một vài thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị tiêu diệt trong các trận không kích do Mỹ tiến hành trong những tuần gần đây, một đòn giáng mạnh đối với các lực lượng phiến quân.
Máy bay F-15E của không quân Mỹ bay trên không phận phía bắc Iraq sau khi tiến hành các cuộc không kích tại Syria hồi tháng 9.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Hải quân John Kirby, ngày 18/12 tuyên bố: “Tôi có thể khẳng định rằng từ giữa tháng 11, các cuộc không kích của liên minh đã tiêu diệt nhiều thủ lĩnh cấp trung và một số thủ lĩnh cấp cao của IS”.
“Chúng tôi tin rằng mất đi những thủ lĩnh quan trọng sẽ làm giảm khả năng chỉ huy và kiểm soát tình hình của IS khi đối mặt với Lực lượng an ninh Iraq, bao gồm cả người Kurd và các lực lượng địa phương khác”, Thiếu tướng Kirby tuyên bố.
Phát ngôn viên Kirby cũng nhấn mạnh rằng những cuộc không kích này cho thấy “quyết tâm của liên minh” trong việc giúp các lực lượng Iraq chống lại các nhóm Hồi giáo IS.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho hay các cuộc tấn công bất ngờ bằng bom đã được tiến hành phần lớn ở phía bắc Iraq và khẳng định các cơ sở vật chất và các trang thiết bị của IS cũng đã bị phá hủy. Tuy nhiên, các quan chức này không cung cấp thông tin cụ thể về địa điểm, hay số lượng chính xác các mục tiêu mà các cuộc không kích đã tiêu diệt.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ cho hay 3 nhân vật quan trọng của IS đã bị tiêu diệt. Nhân vật nổi bật nhất trong số này được xác định là Haji Mutazz, còn được biết đến với cái tên Abu Muslim al-Turkmani, phó thủ lĩnh của IS.
Lầu Năm Góc cũng khẳng định rằng Abd al Basit, một thủ lĩnh IS cấp cao được cho là phụ trách toàn bộ hoạt động chiến trận của nhóm phiến quân, cũng đã chết trong các cuộc không kích. Tờ Wall Street Journal dẫn lời của một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết các cuộc không kích từ ngày 3/12 đến ngày 9/12 đã tiêu diệt được nhiều thủ lĩnh của IS, trong đó có Basit.
Mỹ đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích chống lại nhóm IS ở Iraq kể từ ngày 8/8, và mở rộng sang Syria vào ngày 23/9. Một liên minh gồm các nước phương Tây và các quốc gia Ả Rập đã tham gia vào chiến dịch của Mỹ, và trong tuần này chiến dịch đang tập trung vào các nhóm phiến quân IS ở Sinjar, Iraq.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Úc thừa nhận không giám sát chặt chẽ kẻ bắt cóc
Thủ tướng Úc thừa nhận rằng hệ thống an ninh nước này đã thất bại trong việc giám sát tay súng đã bắt cóc các con tin ở Sydney và hứa sẽ điều tra rõ tại sao tay súng này lại không nằm trong danh sách theo dõi khủng bố dù có tiền sử phạm tội.
Thủ tướng Úc đặt câu hỏi tại sao một kẻ có tiền sử bạo lực, tâm thần bất ổn và mê muội với chủ nghĩa cực đoan như Monis lại không nằm trong danh sách khủng bố cần theo dõi.
Trong buổi họp báo ngày 16/12, Thủ tướng Úc Tony Abbott bày tỏ bức xúc khi "2 người dân vô tội đã chết, một số người bị thương, và nhiều người dân đã bị khủng hoảng tinh thần chỉ vì một kẻ điên đi lang thang trên đường phố của chúng ta".
Trang AP dẫn lời Thủ tướng Tony Abbott: "Hệ thống an ninh đã không xử lý thích đáng trường hợp của Monis". Ông Abbott ghi nhận dù không thể theo dõi tất cả mọi người, nhưng các cơ quan an ninh phải đánh giá xem những ai có nguy cơ thực hiện hành vi tấn công nhất.
Ông Abbott tuyên bố chính phủ sẽ điều tra và đưa ra báo cáo làm rõ vụ bắt cóc đã xảy ra như thế nào, tại sao Monis không có tên trong danh sách theo dõi khủng bố và bằng cách nào hắn ta có được một khẩu súng trong khi Úc quy định sở hữu vũ khí rất nghiêm ngặt.
"Chúng tôi muốn biết vì sao hắn không bị theo dõi dù có tiền sử bạo lực, tâm thần bất ổn và mê muội bởi chủ nghĩa cực đoan", ông Abbott phát biểu.
Ông Abbott yêu cầu hệ thống an ninh Úc đưa ra báo cáo về vụ bắt cóc con tin và lý do tại sao Monis lại không bị giám sát chặt chẽ.
Năm ngoái, Monis đã phải lãnh án phạt 300 giờ lao động công ích vì gửi thư "xúc phạm thô thiển" tới gia đình những người lính Úc tử trận ở Afghanistan.
Sau đó, hắn bị buộc tội đồng lõa trong vụ sát hại vợ cũ. Đến đầu năm, Monis bị buộc tội vì tấn công tình dục từ năm 2002. Tuy nhiên, hắn đã được tại ngoại nhờ nộp tiền bảo lãnh.
Cảnh sát trưởng New South Wales Andrew Scipione cho biết trước đó phía cảnh sát đã khuyến nghị rằng Monis không nên được tại ngoại nhờ bảo lãnh nhưng phía Tòa án lại quyết định thả hắn ra.
Theo trang AP, chỉ 3 ngày trước khi tay súng gốc Iran bắt cóc con tin tại Sydney, Tòa án tối cao Úc đã từ chối nghe kháng cáo của hắn về tội danh gửi các lá thư "khủng bố".
Trước đó, giới chức Iran đã xác nhận rằng 14 năm trước, nước này đã yêu cầu chính quyền Úc giao nộp Man Haron Monis, kẻ bắt cóc con tin ở Sydney hôm 15/12, nhưng Canberra từ chối.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AP
Con tin trong vụ khống chế ở Sydney kể lại giây phút "chạy khỏi tử thần" Ông John O'Brien, công dân Sydney, chỉ định ghé vào quán cà phê Lindt một lát sau cuộc gặp với bác sĩ nhưng ông đã bị khống chế suốt 7 giờ dưới họng súng của kẻ bắt cóc Man Horan Monis trước khi thoát ra ngoài. Con tin John O'Brien. Ông O'Brien, 83 tuổi, là con tin đầu tiên chạy thoát khỏi cửa...