Mỹ không cân nhắc ‘bảo hiểm chung’ cho tất cả tiền gửi ngân hàng
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 22/3 cho biết Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) không tính đến việc cung cấp “ bảo hiểm chung” cho tiền gửi ngân hàng sau sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank ( SVB) và Signature Bank trong tháng này.
Chỉ trong vòng ba ngày, hai ngân hàng lớn của Mỹ là Silicon Valley Bank và Signature Bank (ảnh) lần lượt sụp đổ và tuyên bố ngừng hoạt động gây ra một cơn địa chấn đối với thị trường tài chính-ngân hàng. Ảnh: THX/TTXVN
Bảo hiểm chung là một đơn bảo hiểm duy nhất dùng để bảo hiểm cho hai hoặc nhiều loại tài sản khác nhau tại cùng một địa điểm; cùng một loại tài sản tại hai hoặc nhiều địa điểm; hay hai hoặc nhiều loại tài sản tại hai hoặc nhiều địa điểm khác nhau.
Video đang HOT
Bà Yellen đưa ra bình luận trên tại một buổi điều trần trước Tiểu ban phân bổ ngân sách của Thượng viện. Tại buổi điều trần này, các nghị sỹ đã đặt ra nhiều câu hỏi về những nỗ lực của chính quyền Mỹ nhằm bảo vệ người gửi tiền và ngăn chặn làn sóng rút tiền ồ ạt.
Trước đó, Tổ chức Liên minh Ngân hàng quy mô trung bình Mỹ (MBCA) – trong bức thư gửi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, FDIC, Cơ quan Kiểm soát tiền tệ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – cho rằng việc mở rộng bảo hiểm tiền gửi liên bang sẽ ngay lập tức ngăn chặn dòng tiền gửi từ các ngân hàng nhỏ hơn, ổn định lĩnh vực tài chính và giảm đáng kể nguy cơ phá sản thêm nhiều ngân hàng.
Tuy nhiên, bà Yellen cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang tập trung bình ổn hệ thống ngân hàng và gia tăng niềm tin của người dân vào lĩnh vực này. Nhưng bà cho biết chính quyền của ông Biden không có ý định mở rộng phạm vi bảo hiểm tiền gửi ngân hàng ra ngoài mức giới hạn của FDIC hiện tại là 250.000 USD, vốn được xem là một rào cản lớn cho việc hành động nhanh chóng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng sâu hơn.
Bà Yellen cho biết khi sự sụp đổ của một ngân hàng “được cho là một nguy cơ mang tính hệ thống”, chẳng hạn như nó gây ra nguy cơ rút tiền hàng loạt tại nhiều ngân hàng, “chúng tôi có thể áp dụng biện pháp ngoại lệ cho rủi ro hệ thống, qua đó cho phép FDIC bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho biết thêm Bộ sẽ tiếp tục xem xét từng trường hợp để xác định đó có phải là nguy cơ hệ thống hay không, chứ không cân nhắc đến hình thức “bảo hiểm chung” cho tất cả tiền gửi.
Bà Yellen còn cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang nỗ lực để phục hồi cho Hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC) thẩm quyền chỉ định thể chế tài chính phi ngân hàng nào là có vai trò quan trọng với cả hệ thống tài chính.
Mỹ kêu gọi cải cách mạnh mẽ WB
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 20/3 đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Phát triển Đức Svenja Schulze, trong đó bà Yellen kêu gọi tiến hành một đợt cải cách mạnh mẽ đối với Ngân hàng Thế giới (WB).
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông cáo của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ Bộ trưởng Yellen "kêu gọi thực hiện một đợt cải cách mạnh mẽ ban đầu đối với WB tại Cuộc họp mùa Xuân sắp tới, sau đó xác định và thực hiện những cải cách hơn nữa trước thềm Cuộc họp thường niên vào tháng 10". Ngoài ra, bà Yellen cũng cảm ơn Đức đã hỗ trợ ứng cử viên của Mỹ cho vị trí Chủ tịch WB.
Tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông Ajay Banga, một người Mỹ gốc Ấn, cựu giám đốc điều hành công ty Mastercard Inc, giữ cương vị Chủ tịch WB thay ông David Malpass dự kiến sẽ rời nhiệm sở vào tháng 6 tới.
WB là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn với mục tiêu chính là giảm đói nghèo.
Mỹ là cổ đông lớn nhất của WB và là nước đặt trụ sở của tổ chức tài chính quốc tế này. Theo truyền thống, Mỹ đề cử chủ tịch của WB.
Cựu CEO Goldman Sachs: Khủng hoảng ngân hàng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng Goldman Sachs Lloyd Blankfein ngày 19/3 nhận định cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình thắt chặt tín dụng nói chung và làm chậm nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Biểu tượng của Ngân hàng Signature Bank ở New York, Mỹ ngày 13/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN Trả lời...