Mỹ: Khôi phục các hạn chế của chính quyền liên bang đối với ’súng ma’
Ngày 8/8, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa án Tối cao Mỹ đã khôi phục quy định của chính phủ liên bang về kiểm soát “súng ma” (loại súng tự chế, không đăng ký, khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn trong vấn đề quản lý), vốn đang xuất hiện ngày một nhiều, đặc biệt là tại hiện trường các vụ tấn công trên cả nước.
Các thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ đã quyết định hoãn việc thực thi phán quyết hôm 5/7 của Thẩm phán liên bang Reed O’Connor ở Texas – vốn ngăn chặn quy định của chính phủ về súng tự chế. Như vậy, trong khi chờ chính quyền của Tổng thống Joe Biden kháng cáo phán quyết của Thẩm phán O’Connor lên Tòa Phúc thẩm liên bang số 5 ở New Orleans và có thể là Tòa án Tối cao, quy định được Cục quản lý rượu, bia, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (ATF) – cơ quan thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, ban hành hồi năm 2022, vẫn có hiệu lực.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Bộ Tư pháp Mỹ đã hoan nghênh phán quyết của Tòa án Tối cao, cho rằng phán quyết này đã xét tới an toàn cộng đồng, giúp các cơ quan thực thi pháp luật đối phó với tội phạm, giảm lượng “súng ma” đang tràn ngập cộng đồng.
Video đang HOT
Lập luận tại tòa, Bộ Tư pháp Mỹ nhấn mạnh riêng trong năm 2021, các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã thu giữ 19.000 khẩu “súng ma” tại các hiện trường phạm tội, tăng gấp hơn 10 lần chỉ trong 5 năm. Trong bối cảnh vũ khí tự chế gia tăng nhanh chóng, năm 2022, ATF đã ban hành quy định mới và mở rộng định nghĩa về súng cầm tay. Theo đó, “súng ma” là “súng cầm tay”. Để nhà chức trách quản lý dễ dàng hơn, các bộ phận như khung của súng ngắn và hộp khóa nòng của súng trường phải được cấp phép và có số seri. Các nhà sản xuất cũng phải kiểm tra lý lịch của người mua súng trước khi bán, như đã làm với các loại súng thương mại khác. Yêu cầu này được áp dụng đối với tất cả các loại súng, không phân biệt cách thức chế tạo, trong đó bao gồm cả “súng ma” được làm từ các bộ phận riêng lẻ hoặc bộ lắp ráp súng hoặc bằng máy in 3D.
Tuy nhiên, Thẩm phán O’Connor cho rằng ATF đã vượt quá thẩm quyền khi điều chỉnh quy định liên quan đến súng cầm tay. Một số luật sư và nhóm vận động cũng bảo vệ phán quyết của Thẩm phán O’Connor.
Trong khi đó, kết quả khảo sát, do Reuters/Ipsos hoàn thiện ngày 8/8, cho thấy 70% số người Mỹ ủng hộ yêu cầu “súng ma” phải có số seri và do các nhà sản xuất được cấp phép chế tạo và sản xuất.
Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ chính sách tuyển sinh cân nhắc yếu tố chủng tộc
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 29-6 quyết định bác bỏ chính sách tuyển sinh cân nhắc yếu tố chủng tộc, với đa số thẩm phán của tòa ủng hộ.
Tòa án Tối cao Mỹ
Tòa án Tối cao Mỹ cho biết, việc cân nhắc yếu tố chủng tộc trong việc tuyển sính đại học là vi hiến.
Phán quyết của tòa được đưa ra trong các vụ kiện của tổ chức Students for Fair Admission chống lại Đại học Harvard và Đại học North Carolina. Tổ chức này cho rằng các trường trên đã nhận học sinh người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha không đủ tiêu chuẩn, cũng như phân biệt đối xử với các ứng viên người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Á.
Các thẩm phán quyết định rằng các chính sách tuyển sinh này không phù hợp thể theo Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của Hiến pháp, trong đó bảo vệ chống lại phân biệt đối xử.
Đa số thẩm phán nhất trí rằng các chính sách tuyển sinh thiếu "các chỉ tiêu có thể đo lường được" trong việc cân nhắc yếu tố chủng tộc.
Trong thư ngỏ, giới chức Harvard cho biết sẽ tuân thủ quyết định này. Tuy nhiên, theo họ thì giáo dục phụ thuộc vào một cộng đồng "gồm những cá nhân từ nhiều gốc gác và quan điểm khác nhau".
Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích phán quyết này và cho rằng Tòa án Tối cao đã đi ngược lại các án lệ đã có hàng thập kỷ. "Chúng ta cần giữ cánh cửa cơ hội rộng mở. Chúng ta cần nhớ rằng sự đa dạng là sức mạnh của chúng ta. Chúng ta phải tìm ra một con đường tiến về phía trước", ông nói.
Giới chức các bộ tư pháp và giáo dục có kế hoạch sẽ hướng dẫn thêm cho giới quản lý các trường đại học trong những tuần tới. Họ sẽ tư vấn xem những chính sách và hành động nào là hợp pháp.
Phán quyết quyền phá thai của Mỹ đang ngược với xu hướng toàn cầu ra sao? Phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ đảo ngược quyền phá thai vào ngày 24/6 đã khiến nước Mỹ hoàn toàn đi ngược với xu hướng toàn cầu về trao quyền tự do sinh sản cho phụ nữ. Các nhà hoạt động ủng hộ quyền phá thai biểu tình bên ngoài Tòa án Tối cao ngày 25/6. Ảnh: Reuters Ngay sau khi...