Mỹ khởi động sáng kiến ‘Shields Ready’ bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu
Mỹ khởi động sáng kiến ‘Shields Ready’ nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu trước các mối đe dọa an ninh mạng trong nước.
Các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Mỹ có nguy cơ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng trong tương lai.
Mỹ đang rốt ráo thực hiện các bước đi mới nhằm tăng cường an ninh cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu trong bối cảnh gia tăng các mối đe dọa về an ninh mạng.
Sáng kiến ”Shields Ready”, được phát triển bởi các cơ quan trọng yếu của Mỹ trong lĩnh vực an ninh như Bộ An ninh Nội địa (DHS), Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng (CISA) và Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA), nhằm mục đích chuẩn bị cho những nguy cơ tiềm ẩn và cải thiện khả năng phục hồi của các quy trình, hệ thống và cơ sở vật chất hạ tầng trọng yếu nhất.
“Shields Ready” là thành tố bổ sung quan trọng cho chương trình “Shields Up” của CISA và chương trình “Ready” của FEMA hiện đang được triển khai.
Video đang HOT
“Shields Ready” gồm các biện pháp bao quát và mang tính chiến lược hơn, tập trung bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu trước nguy cơ gián đoạn có thể xảy ra, cũng như xây dựng năng lực phục hồi tốt hơn cho các hệ thống, cơ sở và quy trình ngay từ trước khi xảy ra khủng hoảng hoặc sự cố.
Trước mắt, trọng tâm của “Shields Ready” là chống lại các mối đe dọa an ninh mạng từ các quốc gia thù địch và các cuộc tấn công bằng mã độc.
Vào tháng 5/2023, nghiên cứu của công ty dịch vụ an ninh mạng Bridewell (Mỹ) đã tiết lộ sự gia tăng các mối đe dọa trên khắp nước Mỹ khi những kẻ tấn công khai thác yếu tố con người. Nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực kinh tế và làm việc từ xa có thể làm gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng, trong khi các tác nhân tiêu cực từ các quốc gia thù địch và các cuộc tấn công bằng mã độc tiếp tục gây ra rủi ro an ninh đáng kể.
Sáng kiến “Shields Ready” tập trung vào bốn nội dung chính, gồm: Xác định các hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu và nắm bắt sự phụ thuộc của chúng vào các cơ sở hạ tầng khác; Phân tích các mối đe dọa có thể làm gián đoạn hoạt động của cơ sở hạ tầng trọng yếu, đánh giá các lỗ hổng và thiệt hại tiềm ẩn; Xây dựng kế hoạch quản lý chiến lược để giảm thiểu rủi ro đã xác định, đồng thời tạo kế hoạch ứng phó và phục hồi để giải quyết nhanh chóng sự cố với thời gian ngừng hoạt động tối thiểu; Nghiên cứu các hoạt động ứng phó và khắc phục sự cố thường xuyên trong điều kiện thực tế, điều chỉnh các kế hoạch chiến lược.
Jen Easterly – Giám đốc CISA, nhấn mạnh Mỹ cần phải có thêm các công cụ và nguồn lực đáng kể để ứng phó và phục hồi hiệu quả hoạt động của các hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu trước các mối đe dọa về an ninh mạng.
Trong khi đó, Bộ trưởng DHS Alejandro Mayorkas lưu ý rằng việc cộng tác với các đối tác và cung cấp cho họ các công cụ cần thiết sẽ cho phép DHS tăng cường sứ mệnh của mình trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu và ứng phó với những thách thức ngày càng trở nên phức tạp.
Chính quyền quân sự ở Niger ra tối hậu thư cho Đại sứ Pháp, Paris phản ứng mạnh mẽ
Ngày 25/8, chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu Đại sứ Pháp tại Niamey phải rời nước này trong vòng 48 giờ.
Người biểu tình cầm tấm biển lấy từ Đại sứ quán Pháp tại thủ đô Niamey trong một cuộc biểu tình ủng hộ chính quyền ở Niger vào ngày 30/7/2023. Ảnh: AFP
Ngày 25/8 (theo giờ địa phương), Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố "những người theo chủ nghĩa đảo chính ở Niger không có thẩm quyền" yêu cầu Đại sứ Pháp ở Niamey rời đi bởi việc chấp thuận của Đại sứ Pháp đến từ chính quyền được bầu hợp pháp của Niger.
Bộ này cho biết thêm Pháp đã lưu ý đến yêu cầu của những người làm đảo chính ở Niger và phía Pháp sẽ liên tục đánh giá các điều kiện an ninh và hoạt động của đại sứ quán tại Niamey.
Trước đó, vào sáng 25/8, chính quyền quân sự ở Niger đã yêu cầu Đại sứ Pháp Sylvain Itte rời Niger trong vòng 48 giờ.
Quyết định này là nhằm đáp trả việc Đại sứ Pháp tại Niamey từ chối đáp lại lời mời tham gia một cuộc họp diễn ra cùng ngày của chính quyền quân sự tại Niger và "các hành động khác của chính phủ Pháp mà trái với lợi ích của Niger".
Quyết định được đưa ra sau hàng loạt tuyên bố và biểu tình thù địch nhằm vào phía Pháp kể từ khi quân đội Niger lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum vào ngày 26/7.
Các nhà lãnh đạo quân sự ở Niger cáo buộc Paris muốn can thiệp quân sự vào nước này để khôi phục chính quyền Bazoum và cho rằng Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) là một tổ chức "nằm trong túi Pháp".
ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đối với Niger sau cuộc đảo chính và đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.
Pháp có khoảng 1.500 binh sĩ đóng quân ở Niger để hỗ trợ hoạt động chống lại các nhóm thánh chiến đã gây khó khăn cho đất nước cùng với khu vực Sahel rộng lớn hơn trong nhiều năm.
Iran có động thái khẳng định quan hệ với Arab Saudi Iran ngày 6/6 (giờ địa phương) chính thức mở lại Đại sứ quán tại thủ đô Riyadh của Arab Saudi sau 7 năm đóng cửa, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cải thiện quan hệ song phương. Theo Reuters, một buổi lễ trang trọng đã được tổ chức bên trong khuôn viên Đại sứ quán Iran với sự tham gia của...