Mỹ: Khoảng 2000 binh sĩ Iran đang tham chiến ở Syria
Quan chức Mỹ ước tính có khoảng 2.000 binh sĩ Iran và lực lượng do Iran hậu thuẫn tham chiến hỗ trợ chính phủ Syrria trong đợt tiến công gần Aleppo.
Các binh sĩ này đang giúp đỡ quân đội chính phủ Syria, với sự yểm trợ của máy bay Nga, nhằm mở mặt trận mới chống lại các tay súng nổi dậy ở phía đông nam Aleppo.
“Chúng ta đã nhìn thấy những nỗ lực hợp tác giữa Iran và Nga để giúp đỡ Assad chiến đấu chống lại các nhóm đối lập”, quan chức Mỹ giấu tên cho biết. “Ươc tính có khoảng 2.000 binh sĩ đang tham chiến”.
Quan chức Mỹ nói thêm, 2.000 binh sĩ này bao gồm lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, các chiến binh do Iran hậu thuẫn và các tay súng Hezbollah.
Đại tá Pat Ryder, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ nói rằng, có những bằng chứng “rõ ràng” cho thấy lực lượng Iran ở Syria. “Chúng tôi đã nhìn thấy các binh sĩ Iran phối hợp với quân đội chính phủ Syria”.
Quân đội chính phủ Syria với sự yểm trợ của máy bay Nga cũng đan nỗ lực tiến công lên phía bắc, từ Hama đến Idlib nhằm thiết lập một gọng kìm theo hướng từ Latakia.
Ông Ryder nói rằng, quân đội chính phủ tiến công đồng nghĩa với các nhóm nổi dậy khác để mất các khu vực kiểm soát vào tay Nhà nước Hồi giáo (IS).
“Những đợt tiến công này đã mở ra cơ hội để IS chiếm lại những vùng đất từng rơi vào tay các nhóm nổi dậy. Điều này rõ ràng không đem lại hiệu quả”, ông Ryder nói thêm.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Đánh IS, Nga gây choáng ngợp về sức mạnh quân sự
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria trong 2 tuần qua đã tạo cơ hội cho giới tình báo và các quan chức quân sự phương Tây đánh giá sâu hơn về "lột xác" của quân đội Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.
Vũ khí mới
Theo giới quan sát, chiến trường Syria đã cho phép Nga chứng tỏ khả năng tiến hành các hoạt động quân sự ngoài biên giới của nước này đồng thời phô diễn cho cả thế giới thấy các loại vũ khí tối tân mà họ đang sở hữu cũng các chiến thuật và chiến lược mới.
Video đang HOT
Tham chiến tại Syria, Nga có cơ hội phô diễn sức mạnh quân sự khiến phương Tây bất ngờ.
Trong các cuộc không kích chống lại các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, Nga đã trình làng mẫu chiến đấu cơ chưa từng được thực nghiệm trên chiến trường - Sukhoi Su-34 cũng như mẫu tên lửa hành trình phóng từ chiến hạm có phạm vi hoạt động hơn 1.400km.
Trên thực tế, Sukhoi Su-34 từng được Nga sử dụng hạn chế trong chiến dịch Gruzia nhưng phải tới Syria, các tính năng vượt trội của chiến đấu cơ này mới có cơ hội chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong một cuộc chiến thực sự.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-34 của Nga.
Tương tự, ngay cả khi dòng chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 của Nga đã được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia, song Moscow vẫn chưa từng có cơ hội được triển khai chúng trên chiến trường. Chiến dịch Syria chính là một cơ hội để Nga lần đầu thử nghiệm chiến đấu cơ loại này.
Hiện hàng chục chiến đấu cơ Nga đều tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công nhắm vào hàng trăm mục tiêu IS mỗi ngày, hỗ trợ bộ binh Syria giành lợi thế áp đảo trên mặt đất. Số lượng các cuộc không kích tăng nhanh chóng. Những ngày gần đây Nga thực hiện tới gần 90 cuộc không kích mỗi ngày, nhắm mục tiêu chính là các mục tiêu kiên cố của IS, giới phân tích Mỹ nhận định.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiến dịch không kích của nước này đã khiến IS thiệt hại nặng nề khi các kho vũ khí, đạn dược, trang thiết bị quân sự, sở chỉ huy và các trung tâm thông tin, huấn luyện... đều bị chiến đấu cơ Nga ném bom hủy diệt.
Trong khi đó, theo ông Michael Kofman, một nhà phân tích của CAN Corporation - một viện nghiên cứu phi lợi nhuận kiêm chuyên gia tại Viện Kennan ở Washington, chuyên nghiên cứu nền quân sự Nga, bất ngờ lớn nhất mà Nga mang đến là công nghệ tên lửa.
Các tên lửa hành trình có phạm vi hoạt động lên tới 1.400 km được tàu hộ tống và khu trục Nga bắn đi từ Biển Caspian nhắm vào IS mới chỉ được thử nghiệm lần đầu năm 2012 và chưa từng tham gia thực chiến. Truyền hình nhà nước Nga đầu tuần này ca ngợi rằng, các tên lửa khi được phóng từ biển Caspian có thể vươn tới vịnh Ba Tư, bán đảo Arab và "toàn bộ Địa Trung Hải".
Đặc biệt, mới đây nhất, Moscow tiếp tục triển khai tới Syria một trong những loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất mà nước này đang sở hữu, hệ thống tên lửa nhiệt áp TOS-1A hạng nặng để hỗ trợ tích cực hơn cho quân đội của Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Nga đã triển khai Hệ thống tên lửa nhiệt áp TOS-1A hạng nặng tới Syria chống IS. (Ảnh: IBTimes)
TOS-1A được giới chuyên gia quân sự nhận định là "nỗi khiếp sợ" của các chiến binh khủng bố IS. Trên tạp chí khoa học Popular Mechanic, nhà báo Jake Swearingen nhận định rằng, loại tăng kèm hệ thống tên lửa nhiệt áp TOS-1A có thể tiêu rụi 8 tòa nhà cùng một lúc. Ngoài tính năng phóng các tên lửa phát nhiệt, TOS-1A còn là hệ thống phóng các "rocket nhiệt áp" có khả năng phát xạ nhiệt nóng hơn, mạnh hơn, thiêu rụi các mục tiêu.
Theo đó, một số chuyên gia cho rằng, Nga dường như đang chứng tỏ sự vượt trội hơn so với Mỹ về công nghệ quân sự.
"Chúng ta đang biết được nhiều hơn những gì chúng ta đã biết suốt 10 năm qua. Chúng ta đang có cơ hội tìm hiểu năng lực của quân đội Nga ngày nay", ông Micah Zenko, nhà nghiên cứu cấp cao của Mỹ nhận định.
Ngoài ra, Nga không chỉ mang tới Syria những vũ khí hiện đại nhất mà còn triển khai những bếp ăn lưu động lớn, thậm chí cả đội ngũ vũ công, ca sĩ quân đội. Đây là dấu hiệu cho thấy Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc chiến dài hơi tại Syria, các nhà phân tích Mỹ nhấn mạnh.
"Họ mang tới mọi thứ. Điều đó khiến tôi nhận thấy, họ có thể triển khai một lực lượng viễn chinh khá quy mô", ông Jeffrey White, một cựu chuyên viên phân tích Trung Đông của Cơ quan Tình báo Quốc phòng, hiện làm việc tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông bình luận.
Chiến thuật mới
Nếu Nga tiến hành việc tiếp quản bán đảo Crimea (Ukraine) năm ngoái trong bí mật và chớp nhoáng thì các cuộc không kích tại Syria, ngược lại, được thực hiện hoàn toàn công khai.
Nga đã công bố hàng loạt video không kích các mục tiêu khủng bố ngay từ khi bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria. Những video như vậy đã chứng tỏ hiệu quả tuyên truyền mạnh mẽ.
Ngoài ra, việc các máy bay chiến đấu của Nga vừa hỗ trợ lực lượng bộ binh Syria tại những khu vực do chính phủ Assad kiểm soát và sau đó, nhanh chóng quay trở lại, hỗ trợ các cuộc tiến công khác tại tỉnh miền Bắc Aleppo hôm thứ Tư (14.10), đã phản ánh khả năng lập kế hoạch cực kỳ chi tiết và chính xác cho chiến dịch quân sự ngoài biên giới Liên Xô đầu tiên của Moscow kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã - các quan chức Mỹ nhận định. Nga đã chỉ trong vài ba tuần để thiết lập chiến dịch không kích IS tại căn cứ không quân Latakia ở tây bắc Syria.
"Điều khiến tôi ấn tượng là việc họ di chuyển rất nhiều thiết bị đi rất xa và rất nhanh", Thiếu tướng Ben Hodges, tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu bình luận.
Nga đã triển khai hàng loạt chiến đấu cơ tới căn cứ quân sự Latakia (Syria) mà Mỹ và phương Tây không hề hay biết.
Trước đó, giới chức trách cũng như các chuyên gia phân tích Mỹ và phương Tây đã bị bất ngờ trước việc Nga điều hàng chục máy bay quân sự tới căn cứ quân sự Latakia ở Syria để chuẩn bị cho chiến dịch không kích IS mà không ai hay biết.
Theo giới phân tích, Moscow đã thực hiện thực hiện đồng thời nhiều chiến thuật để đưa các máy bay quân sự tới Syria vì việc qua mặt các cơ quan tình báo nước ngoài là không hề đơn giản.
Các chiến đấu cơ của Nga đã đi đường vòng, bỏ qua không phận Azerbaijan, bay qua không phận quốc tế trên biển Caspian, vào không phận Iran và Iraq để tới Syria. Ngoài ra, việc Nga tung chiến đấu cơ đến căn cứ quân sự Latakia còn được thực hiện song song với cuộc tập trận "Sentr-2015" và cuộc tập trận đột xuất của Quân khu Trung tâm kéo dài từ ngày 11.9 đến 20.9 nhằm che mắt Mỹ và phương Tây.
Bước chuyển mình mạnh mẽ
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã khiến giới chức phương Tây cũng như các nhà phân tích tin rằng, quá trình hiện đại hóa quân đội của Nga - dù vẫn chưa hoàn thiện - đã diễn ra trong nhiều năm bất chấp những khó khăn về ngân sách quốc gia của nước này.
Chi tiêu quân sự của Nga đã chạm đáy vào giữa năm 1990 nhưng đã tăng đều dưới thời Tổng thống Putin, bất chấp nền kinh tế nước này gặp khó khăn chồng chất do giá dầu giảm cũng như việc Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Moscow vì sáp nhập Crimea.
Ngân sách quốc phòng của Nga hiện tăng lên mức cao nhất trong một phần tư thế kỷ, đạt 81 tỷ USD, tương đương 4,2 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của nước này.
Tiến sĩ Gustav Gressel, trong một trong một báo cáo gửi Hội đồng châu Âu về Các quan hệ đối ngoại đã nhận định rằng, Tổng thống Putin đang chỉ đạo quá trình hiện đại hóa nhanh chóng nhất của lực lượng vũ trang Nga kể từ năm 1930.
"Nga hiện nay là một cường quốc quân sự có khả năng áp đảo bất cứ quốc gia láng giềng nào nếu nước đó không được phương Tây hỗ trợ", ông Gressel, một cựu sĩ quan của quân đội Áo nhận định.
Tổng thống Vladimir Putin thăm căn cứ quân sự của nước này tại Gyumri, Armenia. (ảnh: kremlin.ru)
Các hoạt động quân sự của Moscow tại Syria mặc dù vẫn còn tương đối hạn chế, song đã giúp nước này thể phô diễn sức mạnh quân sự vượt trội, chứng tỏ một nước Nga ngày càng mạnh mẽ hơn dưới thời Tổng thống Putin.
Trong khi đó, mới đây, đích thân nhà lãnh đạo Nga đã phát đi thông điệp rằng, chiến dịch quân sự của nước này tại Syria có thể cho Washington và phương Tây thấy rõ sự hồi sinh sức mạnh quân sự Nga, khả năng vươn ra toàn cầu sau nhiều thập kỷ bị cho là đã suy yếu đi thời hậu Liên Xô.
"Với giới chuyên gia, việc Nga được tin là sở hữu những loại vũ khí đó là một chuyện, còn việc họ chứng kiến Nga lần đầu sử dụng những vũ khí đó, chứng tỏ chúng thực sự tồn tại, là chuyện khác. Điều đó cho thấy Nga thực sự đang sản xuất những vũ khí vượt trội như vậy và các sĩ quan Nga được huấn luyện tốt để vận hành chúng", Tổng thống Putin tuyên bố trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình quốc gia.
Theo Danviet
Mỹ hoãn rút quân khỏi Afghanistan Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 15.10 thông báo hàng ngàn binh sĩ nước này sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại Afghanistan sau năm 2016. Lính Mỹ tại Afghanistan - Ảnh: AFP Đây là sự đảo ngược chính sách so với cam kết trước đây về việc rút toàn bộ quân tham chiến trước khi kết thúc năm 2016....