Mỹ khẳng định sẽ thực hiện các cam kết tài chính chống biến đổi khí hậu
Ngày 25/1, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ sẽ thực hiện các cam kết tài chính hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết đưa nước Mỹ trở lại thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng khí hậu diễn ra theo hình thức trực tuyến do Hà Lan chủ trì, ông Kerry cho biết Mỹ “tự hào trở lại” các cuộc thảo luận về vấn đề khí hậu toàn cầu, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh Mỹ quay lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Chính quyền của ông Biden cũng dự định sẽ đầu tư lớn vào hành động khí hậu ở trong và ngoài nước. Mặc dù ông Kerry không tiết lộ chi tiết về các khoản đầu tư này, song khẳng định Washington sẽ sớm thông báo mục tiêu mới về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại Mỹ, qua đó đáp ứng nhu cầu cấp bách của thách thức hiện nay.
Video đang HOT
Hiện Mỹ mới chuyển 1 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh của Liên hợp quốc, trong tổng số tiền 3 tỷ USD cam kết dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama. Quỹ này được thiết lập nhằm hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và ứng phó với sự ấm lên toàn cầu. Tại hội nghị, các lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ trở lại đàm phán về khí hậu. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh để giải quyết thách thức lớn này, thế giới cần có sự chung tay của mọi quốc gia, đặc biệt là Mỹ, để đạt được thành công.
Cũng phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez kêu gọi các nước phát triển cần tăng cường cam kết chống biến đổi khí hậu.
Tổng thống Fernandez nêu rõ các nước đang có cơ hội cùng hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết mạnh mẽ hơn từ các nước phát triển trong việc cung cấp các nguồn lực kỹ thuật và tài chính. Ông cho rằng thế giới cần đoàn kết hành động khi đối mặt với vấn đề chung, ảnh hưởng tới tất cả các nước nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng nhất trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương.
Theo ông Fernandez, khả năng thích nghi chính là ưu tiên hàng đầu trong chính sách khí hậu của Argentina, cho dù Argentina cũng là một nước đang phát triển và đặc biệt dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Tháng trước, Tổng thống Fernandez đã đề ra mục tiêu mới, theo đó đến năm 2030, Argentina sẽ giới hạn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mức 25,7%. Ông nhấn mạnh mục tiêu giảm khí thải vào năm 2030 của Argentina là cam kết vô điều kiện và tham vọng hơn các cam kết trước đây, theo đó bao gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng khí hậu diễn ra từ ngày 25-26/1, với mục tiêu giúp các nước tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong số các nhà lãnh đạo tham gia hội ngbi có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng)….
Campuchia hoàn thành trước thời hạn NDC cập nhật cho Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Chính phủ Campuchia đã hoàn thành trình bày Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của nước này cho Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), trong bối cảnh hơn một nửa các nước trên thế giới chưa thực hiện được điều này với hạn chót vào ngày 31/12/2020.
NDC dài 158 trang của Campuchia đã được đưa ra xem xét trước hạn chót ngày 31/12 vừa qua. Bản NDC này bao gồm nhiều nội dung đa dạng về tác động của biến đổi khí hậu và sự thích nghi cũng như nỗ lực của Campuchia so với các quốc gia khác trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Thư ký điều hành UNFCCC Patricia Espinosa đã gửi lời chúc mừng Campuchia vì nỗ lực này.
Trong lời tựa của NDC, Bộ trưởng Môi trường và Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững của Campuchia, Say Samal cho biết tài liệu thể hiện trách nhiệm và nhu cầu của Campuchia trong việc hiện thực hóa tầm nhìn về một xã hội ít khí phát thải và dễ thích nghi trong thập niên tới. Tài liệu được chuẩn bị với sự tham vấn trên phạm vi rộng trong hơn 9 tháng và có sự đóng góp của tất cả các bên liên quan, bao gồm các bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể, đối tác phát triển, các học viện và khu vực tư nhân.
Ông Say Samal nói rằng Campuchia luôn ủng hộ mạnh mẽ sự phối hợp đa phương về biến đổi khí hậu, vì Campuchia là quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Campuchia cũng hiểu tính cấp thiết phải có hành động chống biến đổi khí hậu, phù hợp với khả năng và trách nhiệm của nước này theo UNFCCC.
NDC cập nhật của Campuchia làm rõ một số hướng đi quan trọng, bao gồm các mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp và xử lý rác thải, cùng với đó là mục tiêu tham vọng của nước này về giảm một nửa tỷ lệ phá rừng vào năm 2030.
Theo hãng tin AFP của Pháp, vào ngày 1/1/2021, chỉ có khoảng 70 trong gần 200 nước trên thế giới hoàn thành trình bày NDC cập nhật của mỗi nước. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, nhằm giới hạn nền nhiệt độ toàn cầu tăng dưới mức 2 độ C vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.
Tổng thống Pháp đề xuất trưng cầu ý dân đưa cam kết về khí hậu vào Hiến pháp Ngày 14/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ kêu gọi tổ chức trưng cầu ý dân nhằm bổ sung cam kết đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vào Hiến pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trước các thành viên thuộc Hội đồng công dân về khí hậu, Tổng thống...