Mỹ kêu gọi Trung Quốc “ngừng gây hấn”
Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích các hành động “gây hấn” của Trung Quốc ở châu Á, trong khi Washington tìm cách tăng cường đồng minh và đối tác trong khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Indonesia ngày 14/12 (Ảnh: Reuters).
Trong bài phát biểu về chính sách của Mỹ tại Jakarta, Indonesia hôm 14/12, Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh những nỗ lực của Mỹ trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng chất lượng cao và vaccine cho khu vực, đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn về các vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Blinken khẳng định chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden không muốn xung đột xảy ra ở châu Á, đồng thời đảm bảo cạnh tranh với Trung Quốc không trở thành một cuộc xung đột “thảm khốc”.
“Chúng tôi sẽ áp dụng một chiến lược kết hợp chặt chẽ hơn tất cả công cụ sức mạnh quốc gia, gồm sức mạnh ngoại giao, quân sự, tình báo, với các đồng minh và đối tác của chúng tôi”, ông Blinken phát biểu trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du 3 nước trong khu vực.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác để “bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ” và các quốc gia nên có quyền “lựa chọn con đường của riêng mình”.
Ông Blinken cho biết mục tiêu của việc bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ không phải là để kiềm chế bất kỳ quốc gia nào. “Đúng hơn, đó là để bảo vệ quyền của tất cả quốc gia được lựa chọn con đường riêng của họ, không bị ép buộc và đe dọa”, nhà ngoại giao Mỹ cho biết thêm.
“Đó là lý do có rất nhiều lo ngại, từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, từ sông Mekong đến các quốc đảo Thái Bình Dương, về các hành động gây hấn của Bắc Kinh. (Trung Quốc) tự nhận các vùng biển mở là vùng biển của riêng họ. Làm méo mó thị trường mở thông qua việc trợ cấp cho các công ty nhà nước. Từ chối xuất khẩu hoặc hủy các giao dịch đối với các quốc gia có chính sách mà họ không đồng ý”, Ngoại trưởng Mỹ nói trong bài phát biểu tại Đại học Indonesia.
Theo ông Blinken: “Các quốc gia trong khu vực muốn (Trung Quốc) thay đổi hành vi này. Chúng tôi cũng vậy”.
Ngoại trưởng Blinken khẳng định Washington “quyết tâm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông”, đồng thời cho biết các hành động của Bắc Kinh ở vùng biển này đã đe dọa dòng chảy thương mại trị giá hơn 3.000 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên ông Blinken cũng nhấn mạnh “đây không phải cuộc tranh giành tập trung vào Mỹ hay Trung Quốc tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Washington muốn “đảm bảo hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan”.
Ông Blinken đang tìm cách xây dựng lại các mối quan hệ bị rạn nứt trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump với các chính phủ không nằm trong liên minh Bộ Tứ (gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản). Sau Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Malaysia và Thái Lan.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nhắc lại rằng chính quyền Biden vẫn đang phát triển một chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tập trung vào thương mại, kinh tế kỹ thuật số, công nghệ, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và các lĩnh vực khác.
Tuyên bố của ông Blinken được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung vẫn chưa hạ nhiệt. Hai nước vẫn còn nhiều bất đồng về hàng loạt vấn đề như Biển Đông, Covid-19, thương mại, Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương.
Trung Quốc tái khẳng định Đài Loan không có quyền gia nhập Liên Hiệp Quốc
Ngày 27-10, Trung Quốc tái khẳng định Đài Loan không có quyền gia nhập Liên Hiệp Quốc, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói cảm thấy tiếc vì Đài Loan ngày càng bị gạt ra khỏi trường quốc tế.
Người phát ngôn Mã Hiểu Quang của Văn phòng sự vụ Đài Loan, Trung Quốc - Ảnh: China Daily
Theo Hãng tin AFP, Bắc Kinh đưa ra tuyên bố mới nhất vào đúng kỷ niệm 50 năm ngày Đài Loan mất ghế tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và bị thay bởi Trung Quốc.
Hôm 26-10, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố ông cảm thấy tiếc vì Đài Bắc ngày càng bị gạt ra khỏi trường thế giới.
"Giữa lúc cộng đồng quốc tế đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp và mang tính toàn cầu, việc tất cả các bên phải cùng tham gia giải quyết là rất quan trọng. Điều này bao gồm cả 24 triệu người đang sinh sống tại Đài Loan", ông Blinken nói.
"Việc Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc không phải là một vấn đề mang tính chính trị mà rất thực tế", ông Blinken nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi các nước thành viên ủng hộ Đài Loan tham gia các tổ chức của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và phản đối việc các nước thiết lập quan hệ chính thức với hòn đảo này.
Đáp lại tuyên bố của ông Blinken, Trung Quốc tái khẳng định lập trường rằng chính quyền Đài Loan không có chỗ đứng trên trường ngoại giao thế giới.
"Đài Loan không có quyền gia nhập Liên Hiệp Quốc", người phát ngôn Mã Hiểu Quang của Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố.
"Liên Hiệp Quốc là một tổ chức chính phủ quốc tế bao gồm các quốc gia có chủ quyền... Đài Loan là một phần của Trung Quốc", ông Mã nhấn mạnh.
Nga phản đối lệnh trừng phạt mới của Mỹ liên quan Dòng chảy phương Bắc 2 Việc Mỹ tìm cách đối thoại với Nga cùng với áp đặt các biện pháp trừng phạt là không thể chấp nhận được và vi phạm luật pháp quốc tế. Đây là tuyên bố của Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đưa ra ngày 22/11 khi đề cập đến thông báo của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về việc áp đặt các...