Mỹ kêu gọi 30 triệu người từng mắc Covid-19 tiêm phòng
Trước sự lây lan của biến thể Delta, các bác sĩ kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện tiêm chủng – bao gồm hơn 30 triệu người từng mắc Covid-19 – đi tiêm phòng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tiêm ngừa sau khi mắc Covid-19 tạo miễn dịch mạnh hơn so với miễn dịch do lây nhiễm tự nhiên. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy các loại vaccine hiện hành có khả năng bảo vệ ít nhất 8 tháng hoặc lâu hơn. Trong khi đó, thời gian bạn được bảo vệ sau khi khỏi Covid-19 còn chưa rõ.
Bất chấp những khuyến cáo này, một số chính khách khẳng định người hồi phục sau Covid-19 đã được bảo vệ và không cần tiêm phòng. Kết quả là nhiều người Mỹ hoang mang trước những luồng ý kiến khác nhau.
Simone Wildes, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại South Shore Health, cho biết: “Đối với những người từng mắc Covid-19 và đang phân vân về việc tiêm phòng, tôi mong họ sẽ đi tiêm ngay để bảo vệ bản thân và người khác”.
Mặc dù lợi ích của việc tiêm phòng sau nhiễm virus được công nhận, vẫn có nhiều người Mỹ từng mắc Covid-19 chưa tiêm vaccine. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, ngày 30/6, chỉ ra rằng kháng thể do vaccine tạo ra có thể chống lại các biến thể mới tốt hơn, so với kháng thể do nhiễm trùng tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng khi biến chủng Delta đang lây lan mạnh tại Mỹ, theo ông Wildes.
Video đang HOT
Các chuyên gia đồng ý rằng tiêm phòng sau khi khỏi bệnh là biện pháp an toàn và tốt nhất để ngăn chặn Covid-19. Tuy nhiên, một số đối tượng cần lưu ý hướng dẫn của CDC. Theo đó, bệnh nhân từng dùng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương nên đợi 90 ngày trước khi tiêm chủng. Trẻ em nhiễm nCoV được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống cũng nên đợi trong 90 ngày kể từ khi phát bệnh.
Một người đàn ông được tiêm vaccine Covid-19 tại thành phố Kansas, Mỹ, tháng 6/2021. Ảnh: NY Times
Châu Âu "vỡ mộng" mở cửa vì biến chủng Delta
Không lâu sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế để dần trở lại cuộc sống bình thường, các nước châu Âu phải siết chặt trở lại vì sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến số ca Covid-19 tăng mạnh.
Số người mắc Covid-19 ở châu Âu tăng trở lại sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng (Ảnh minh họa: AFP)
Theo số liệu của Reuters , hôm 19/7, châu Âu chính thức trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới vượt ngưỡng 50 triệu ca mắc Covid-19. Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, khu vực này cũng có gần 1,3 triệu người chết.
Sự xuất hiện của Delta - biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao hơn nhiều các chủng trước đó - khiến số ca nhiễm mới ở châu Âu tăng mạnh trở lại. Châu Âu đang ghi nhận cứ 8 ngày lại có thêm 1 triệu ca mắc mới.
Khu vực này mất 194 ngày để tăng từ 25 triệu ca mắc lên 50 triệu ca mắc, trong khi 25 triệu ca đầu tiên ghi nhận trong 350 ngày, theo thống kê của Reuters.
Châu Âu vẫn là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, chiếm 27% số ca mắc và 31% ca tử vong toàn cầu. Nga hiện là vùng dịch nóng nhất châu Âu khi sắp chạm mốc 6 triệu ca mắc.
Nhiều nước châu Âu rục rịch mở cửa vào mùa hè nhưng nay buộc phải siết lại các biện pháp phòng dịch.
Chính phủ Pháp đang triển khai kế hoạch nhằm đối phó với làn sóng Covid-19 mới, giảm sức ép có thể "nhấn chìm" hệ thống y tế một lần nữa. Kế hoạch này gồm yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe khi đến các địa điểm như nhà hàng, rạp chiếu phim hay phải tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên y tế từ tháng tới. "Chúng ta đã bước vào làn sóng dịch bệnh thứ tư", người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal hôm 19/7 cảnh báo.
Tuần trước, chính phủ Hà Lan cũng thông báo tái áp đặt quy định giãn cách xã hội, khuyến khích người lao động làm việc tại nhà, hạn chế hoạt động của các quán bar, nhà hàng, hộp đêm. Quyết định được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Hà Lan dỡ bỏ các biện pháp này nhằm mở cửa trở lại. Thủ tướng Mark Rutte thừa nhận, việc nới lỏng quá sớm các biện pháp hạn chế đã khiến số ca Covid-19 tăng vọt trở lại.
Hy Lạp cũng sẽ yêu cầu khách tại các nhà hàng, quán bar, cà phê phải có giấy chứng nhận đã tiêm chủng trong bối cảnh dịch bùng phát mạnh trở lại.
Lithuania đã áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế đối với du khách nước ngoài. Theo đó, du khách đến từ những nước bị coi là nguy cơ cao ở châu Âu hay bất cứ khu vực nào trên thế giới sẽ đều phải tuân thủ các quy định xét nghiệm và cách ly nghiêm ngặt.
Trong khi đó, bất chấp số ca nhiễm vẫn tăng mạnh với hàng chục nghìn ca mỗi ngày, chính phủ Anh ngày 19/7 dỡ bỏ gần như toàn bộ các biện pháp hạn chế, cho phép mở cửa kinh tế trở lại. "Nếu chúng ta không làm điều đó ngay bây giờ, chúng ta phải tự hỏi vậy liệu bao giờ mới có thể làm được? Đây là thời điểm thích hợp, nhưng chúng ta phải hành động thận trọng", Thủ tướng Boris Johnson nói. Tuy vậy, giới chuyên gia cảnh báo, điều này có thể khiến dịch bùng phát mạnh hơn và nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm hơn.
"Sẽ có một làn sóng lây nhiễm mới tại châu Âu vì biến thể Delta nếu các nước không duy trì kỷ luật", Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge cảnh báo. Ông cho rằng, việc nhiều nước châu Âu nới lỏng các biện pháp chống dịch thời gian qua đã khiến số ca nhiễm tăng trở lại. Biến thể Delta được dự báo sẽ trở thành biến thể thống trị châu Âu và một số khu vực kế cận vào tháng 8 tới.
Ca nhiễm tăng cao, Mỹ lo mất đà hồi phục Covid-19 Các nhiễm liên tục tăng, chủng Delta lan rộng trong khi một số bang chậm trễ tiêm chủng đã đe dọa khả năng hồi phục trước Covid-19 của Mỹ. Theo phân tích dữ liệu Covid-19 của Reuters hôm 19/7, số ca nhiễm mới nCoV trung bình mỗi ngày ở Mỹ đã tăng gấp ba lần trong 30 ngày qua, từ hơn 12.000 ca...