“Mỹ kéo châu Âu vào cuộc thập tự chinh chống Nga”
Cựu Thủ tướng Pháp đưa ra nhận định trên khi phát biểu trên kênh truyền hình BFMTV của nước này. Theo ông, hiện nay châu Âu không độc lập.
Cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon chỉ trích Washington theo đuổi chính sách “cực kỳ nguy hiểm” ở Trung Đông. Trong khi đó, EU và các quốc gia châu Âu lại đồng tình với nó.
Ông cáo buộc tình báo Đức làm gián điệp trên đất Pháp nhưng “không vì lợi ích của người Đức mà vì lợi ích của Mỹ”, rằng Washington đang tạo áp lực Đức buộc Berlin gây sức ép với Hy Lạp và tìm kiếm một sự thỏa hiệp.
Cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon
Cựu Thủ tướng Pháp còn lưu ý rằng “hệ thống tư pháp Mỹ” thường gây trở ngại cho công việc của “hệ thống tư pháp châu Âu”, báo GDVN dẫn lại lời ông Fillon trên truyền thông Pháp.
“Châu Âu không độc lập trong phản ứng của mình”, Fillon kết luận và kêu gọi “một cuộc tranh luận rộng rãi về cách giúp châu Âu có thể giành lại độc lập của mình”.
Đây không phải lần đầu một chính trị gia của Pháp chỉ trích việc châu Âu quá phụ thuộc vào Mỹ. Hồi tháng 2 năm nay, lãnh đạo Đảng Mặt trận quốc gia Pháp, bà Marine Le Pen cũng khẳng định, phương Tây đang trở thành con tốt trong cuộc đua giành tầm ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ.
Bà Le Pen nhấn mạnh, không có lựa chọn nào khác là công nhân tính hợp pháp của quyết định sáp nhập bán ddaor Crimea vào Liên bang Nga. Bà nói: “Nga đương nhiên là một đồng minh của châu Âu. Nga là một quốc gia lớn cùng chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung với châu Âu. Do đó, chúng ta cần đối thoại với Nga”.
Video đang HOT
Bà Le Pen đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ những chính sách đối đầu của EU chống lại Nga và chiến lược địa chính trị của Mỹ tại châu Âu ngay từ khi xung đột ở Ukraine mới bùng nổ.
Theo các chuyên gia phân tích, dù quan hệ giữa châu Âu và Nga đang căng thẳng nhưng xu hướng tái hợp tác với Nga là xu hướng tất yếu của châu Âu.
Chuyên gia Georg Tsogopulos thuộc Quĩ chính sách châu Âu và đối ngoại, kiêm giảng viên Học viện châu Âu ở Nice đã chỉ ra rằng, giới chính trị “Lục địa già” bắt đầu nhận ra sự cô lập vô ích mà Washington áp đặt. Điều đó khiến chính sách của EU đối với Nga trở nên mềm mỏng hơn và quay trở lại định hướng hợp tác kinh tế, mặc dù Washington tiếp tục cáo buộc Moscow can thiệp cuộc xung đột ở Ukraine.
Hiện nay, EU mà đầu tầu phát triển kinh tế của nó là Đức có lập trường rất rõ ràng là lấy việc hợp tác với Nga nhằm “giữ vững hòa bình và phục hồi kinh tế Ukraine” là một mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Các hiệp định về khu vực thương mại tự do được dự kiến áp dụng từ tháng 1 năm 2016 là minh họa rõ ràng cho quan điểm của EU.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
"Mỹ lôi Châu Âu vào cuộc thập tự chinh chống Nga"
Mỹ đang lôi các nước Châu Âu vào một "cuộc thập tự chinh" chống Nga, đi ngược lại lợi ích của Châu Âu. Đây là phát biểu vừa được cựu Thủ tướng Pháp ông Francois Fillon đưa ra ngày hôm qua (10/6). Phát biểu trên báo chí Pháp, ông Fillon nhấn mạnh, Châu Âu hiện giờ đang bị phụ thuộc vào Washington.
Cựu Thủ tướng Pháp Fillon
"Ngày nay, Châu Âu không còn độc lập nữa... Mỹ đang lôi Liên minh Châu Âu (EU) vào một cuộc thập tự chinh chống lại Nga. Điều này đi ngược lại hoàn toàn với lợi ích của Châu Âu", ông Fillon đã thẳng thừng nói như vậy trên kênh truyền hình BFMTV.
Cựu Thủ tướng Pháp - người từng phục vụ trong chính quyền của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy từ năm 2007 đến năm 2012, đã gay gắt lên án Washington và các chính sách của nước này.
Theo lời ông Fillon, Washington đang theo đuổi những chính sách "cực kỳ nguy hiểm" ở Trung Đông và EU cùng với nhiều nước Châu Âu đang phải chấp nhận đi theo Mỹ.
Cựu Thủ tướng Fillon cáo buộc tình báo Đức do thám Pháp "không vì lợi ích của nước Đức mà chính là vì lợi ích của Mỹ".
Cũng theo ông Fillon, Washington đang gây sức ép với Đức để buộc nước này phải nhượng bộ trước Hy Lạp và tìm kiếm một sự thỏa hiệp. "Hệ thống pháp lý Mỹ" thường can thiệp vào công việc của "các hệ thống pháp lý Châu Âu". "Châu Âu hiện giờ không còn độc lập nữa", nhà cựu lãnh đạo Pháp nhấn mạnh đồng thời kêu gọi tiến hành "một cuộc tranh luận rộng khắp về việc làm thế nào để Châu Âu có thể giành lại được sự độc lập của mình".
Tuy nhiên, mục tiêu trên sẽ không thể đạt được nếu Châu Âu tiếp tục thúc đẩy và ký kết Hiệp ước Đối tác Đầu tư và Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TTIP) - một thỏa thuận được đề xuất giữa Mỹ và EU. Hiệp ước này đang vấp phải sự chỉ trích về tính bí mật, thiếu công khai, minh bạch.
"Tôi tuyệt đối chống lại việc ký kết thỏa thuận TTIP dưới hình thức hiện tại", ông Fillon nói thêm.
Hiệp ước TTIP hướng tới mục tiêu chính thức hóa quan hệ kinh tế giữa EU và Mỹ một cách toàn diện nhất, trên mọi khía cạnh. Mỗi năm, giá trị trao đổi thương mại và dịch vụ giữa Mỹ và EU đạt mức 1,1 tỉ USD.
Những người ủng hộ TTIP cam kết con số 100 tỉ euro trong tăng trường GDP cho EU và gần 90 tỉ USD cho Mỹ cũng như tạo công ăn việc làm cho hơn 700.000 người ở Mỹ. Tuy nhiên, những người phản đối TTIP cảnh báo hiệp ước này sẽ tạo ra những vấn đề về môi trường, mất chru quyền kinh tế, đem đến làn sóng thực phẩm biến đổi gen và gây ra tình trạng thất nghiệp.
Quan điểm của cựu Thủ tướng Pháp về mối quan hệ giữa Mỹ và EU, đặc biệt trong cuộc chiến chống Nga, phản ánh quan điểm của đông đảo giới chức và các nhà phân tích EU hiện giờ. Hiện tại, đang ngày càng có nhiều quan chức, các nhà phân tích EU lên tiếng kêu gọi từ bỏ chính sách đối đầu, chống lại Nga.
Trên thực tế, ngay từ ban đầu, đã có thông tin cho rằng EU không hề muốn áp dụng chính sách trừng phạt đối với Nga bởi bản thân EU hiểu rất rõ, trừng phạt Nga chính là làm tổn thương đến chính họ. Tuy nhiên, dưới sức ép mạnh mẽ của Mỹ, EU buộc phải ra tay với đối tác thương mại và năng lượng hàng đầu của mình. Đây là điều đã từng được một quan chức cấp cao của Mỹ thừa nhận.
Sau một thời gian dài áp dụng các đòn trừng phạt với Nga, EU bắt đầu "thấm đòn" từ chính chính sách trừng phạt của mình. Nhiều nước EU bị ảnh hưởng nặng nề bởi những đòn trừng phạt nhằm vào Nga đã thể hiện sự phản đối đối với chính sách mà phương Tây và Mỹ đang áp dụng với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Sự bất mãn của phương Tây càng tăng khi nhìn sang phía Mỹ, họ thấy rằng nước dẫn dắt họ đi trên con đường gây sức ép, trừng phạt Nga lại không bị hề hấn gì mấy nếu không nói là còn được hưởng lợi trong khi các nước EU lại chịu tổn thương sâu sắc, không kém gì Nga.
Nga vốn là đối tác thương mại lớn thứ ba của Châu Âu, vì vậy, "đánh" vào nền kinh tế Nga đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của các nước thành viên EU sẽ phải hứng chịu những hậu quả không khác gì những công ty của Nga.
Trước diễn biến như trên, trong suốt nhiều tháng qua, nhiều nước thành viên EU liên tục lên tiếng đòi từ bỏ chính sách trừng phạt đối với Nga. Không ít quan chức và các chính khách EU liên tiếp tung ra những lời chỉ trích, lên án và cả cảnh báo về những đòn trừng phạt Nga đang gây hậu quả "gây ông đập lưng ông" lên các nước thành viên Châu Âu.
Những tiếng nói phản đối các đòn trừng phạt nhằm vào Nga đang ngày càng mạnh lên. Trong tháng này, EU được cho là sẽ có cuộc họp bàn về chính sách trừng phạt Nga bởi chính sách này sắp hết hạn thi hành. Mỹ được cho là sẽ gây sức ép để buộc EU phải kéo dài lệnh trừng phạt. Không rõ EU sẽ quyết định như thế nào nhưng có một điều chắc chắn rằng liên minh phương Tây sẽ không tìm cách tung ra những đòn trừng phạt thêm nữa nhằm vào Nga.
Mối quan hệ giữa Nga với phương Tây đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên. Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu luôn đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng và vì thế, họ đã liên tiếp tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Thủ tướng Pháp 'hứng đá' vì đi xem bóng đá bằng ngân sách Thủ tướng Pháp Manuel Valls đang hứng bão chỉ trích sau khi sang thủ đô Berlin (Đức) dự khán trận chung kết Champions League giữa 2 đội bóng Barcelona (Tây Ban Nha) và Juventus (Ý) hồi cuối tuần qua, theo Le Figaro ngày 10.6. Chủ tịch UEFA Michel Platini (phải) và Thủ tướng Pháp Manuel Valls (trái) tại trận chung kết Champions League...