Mỹ hứng búa rìu dư luận vì giải cứu con tin thất bại
Giới chức Mỹ ngày 7/12 đã phải lên tiếng bảo vệ quyết định tấn công Al-Qaeda tại Yemen, để giải cứu con tin của Tổng thống Obama, sau khi cả hai con tin cùng thiệt mạng vì trúng đạn của những kẻ khủng bố. Dù vậy có vẻ biệt kích Mỹ đã không lường hết tình hình.
Trong nỗ lực giải cứu hôm thứ Bảy vừa qua, giáo viên người Nam Phi Pierre Korkie và phóng viên ảnh người Mỹ Somers đều đã thiệt mạng sau khi trúng đạn của những kẻ khủng bố, giới chức Mỹ cho biết.
Ông Pierre Korkie (phải)
Trong nỗ lực giải cứu hôm thứ Bảy vừa qua, giáo viên người Nam Phi Pierre Korkie và phóng viên ảnh người Mỹ Somers đều đã thiệt mạng sau khi trúng đạn của những kẻ khủng bố, giới chức Mỹ cho biết.
Một tổ chức từ thiện làm việc với Korkie, 57 tuổi, cho biết lẽ ra người này đã được trả tự do trong ngày Chủ nhật. Giám đốc dự án của tổ chức này cho rằng nỗ lực giải cứu của Mỹ đã “phá hủy mọi thứ”.
Phía Mỹ thì cho biết, cuộc tập kích tại miền Nam Yemen được thực hiện bởi họ tin rằng có mối đe dọa cận kề đối với sinh mạng của Somers.
Tuy vậy, có vẻ như đã có một khoản tiền được trả để ông Korkie được phóng thích.
Một số nhân viên từ thiện hoạt động cùng với Korkie đã chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ.
Video đang HOT
Về phần mình, chính phủ Nam Phi ngày 7/12 khẳng định “đau buồn sâu sắc” trước cái chết của ông Korkie. Nước này khẳng định đã thực hiện “rất nhiều sáng kiến…để giúp đảm bảo Korkie sẽ được trả tự do”.
Chủ tịch ủy ban tình báo hạ viện Mỹ Mike Rogers thì lên tiếng bảo vệ quyết định của ông Obama với khẳng định, ông cũng đã đồng ý với Tổng thống trong việc thực hiện vụ giải cứu. “Thông tin tình báo hoàn toàn tốt”.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thì khẳng định đã có “những lý do thuyết phục để tin rằng sinh mạng của Somers trong tình trạng hiểm nguy cận kề”. Một quan chức cấp cao của quân đội Mỹ cho biết: “Tình thế lúc đó là hoặc hành động và chấp nhận rủi ro, hoặc để thời hạn chót qua đi. Và không ai sẵn lòng làm vậy”.
Thất bại vì mất yếu tố bất ngờ
Một quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ khẳng định với đài BBC rằng, lực lượng giải cứu đã không biết ông Korkie bị giam cùng ông Somers.
Chiến dịch giải cứu của Mỹ bị lộ ở phút chót
Theo một quan chức Mỹ giấu tên, trong chiến dịch giải cứu, 40 binh sỹ đặc nhiệm đã được huy động đổ bộ sau khi máy bay không người lái oanh tạc trong khu vực.
Các binh sỹ này được trực thăng thả xuống cách nơi giam giữ con tin chừng 10km. Với sự yểm trợ của lực lượng quân đội Yemen trên bộ, họ áp sát địa điểm tại tỉnh Shabwa và chỉ còn cách đó 100m.
Một vụ đấu súng đã nổ ra khi họ bị những kẻ khủng bố phát hiện, một trong số này đã chạy vào trong khu nhà. Các quan chức Mỹ tin rằng đó chính là thời điểm con tin bị bắn.
Cả hai con tin được di tản với những vết thương nặng và được cấp cứu ngay lập tức. Ông Korkie tử vong trên trực thăng, còn Somers tử vong khi đang được điều trị trên một tàu hải quân Mỹ trong khu vực.
Theo các chuyên gia, những thương vong trong vụ giải cứu này có khả năng do thất bại về tình báo.
Mustafa Alani, một nhà phân tích an ninh đến từ Trung tâm nghiên cứu vùng Vịnh tại Geneva nhận định, có vẻ như họ đã thiếu thông tin “về khu vực nơi con tin bị giam giữ và sự di chuyển của những kẻ bắt cóc”.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Kiev và phe ly khai ký thỏa thuận ngừng bắn mới
Chính quyền Kiev và phe ly khai tại miền Đông ngày 2/12 đã "nhất trí về nguyên tắc" một thỏa thuận ngừng bắn mới, tại một phần của miền Đông Ukraine. Lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực từ thứ Sáu này.
Quân đội Ukraine và phe ly khai sắp ký thỏa thuận ngừng bắn mới
Thông tin về cuộc đàm phán được Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tiết lộ. Theo đó, một vòng đàm phán không được chính thức công bố đã giúp cho ra đời những chi tiết chính của một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng Lugansk, một trong hai tỉnh đang bị phe ly khai chiếm giữa tại Đông Ukraine.
"Tất cả đã được thống nhất về nguyên tắc để ngừng bắn hoàn toàn dọc theo toàn bộ khu vực tiếp xúc giữa các lực lượng vũ trang Ukraine và những khu vực dưới sự kiểm soát của nước cộng hòa nhân dân Lugansk, với hiệu lực từ ngày 5/12", OSCE cho biết.
"Họ cũng chấp thuận sẽ rút các vũ khí hạng nặng từ ngày 6/12", thông cáo cho biết thêm.
Người đứng đầu nước cộng hòa Lugansk tự xưng Igor Plotnitsky khẳng định với hãng thông tấn Interfax-Ukraine rằng các cuộc đối thoại diễn ra hôm thứ Bảy vừa qua, và đi đến việc thiết lập một vùng đệm quân sự. Khu vực này sẽ "có chiều rộng từ 15-20 km", Plotnitsky nói.
Những tiến triển đạt được tại vùng Lugansk diễn ra đồng thời với một vòng đàm phán mới về một thỏa thuận ngừng bắn rộng hơn giữa các lực lược Ukraine và phe ly khai tại vùng Donetsk kế bên.
Sân bay thành phố Donetsk - do các lực lượng Ukraine quản lý từ tháng 5 - đã chứng kiến nhiều tháng giao tranh ác liệt giữa các bên, khiến hầu như ngày nào cũng có dân thường thiệt mạng.
Quân đội Ukraine ngày 1/12 cho biết đã đạt được thỏa thuận với một vị tướng cấp cao của Nga về các điều khoản ngừng bắn tạm thời tại vùng lãnh thổ bảo quanh sân bay này.
Cuộc xung đột tại Ukraine đến này đã khiến hơn 4300 người thiệt mạng, và buộc NATO phải tăng cường lực lượng cho các quốc gia từng là vệ tinh của Liên Xô (cũ). Điều này đã khiến Nga rất giận dữ.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ chủ trương gây sự Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ chủ trương gây sự của Bắc Kinh, yêu cầu chính phủ mở rộng hoạt động đối ngoại theo hướng hợp tác và ngoại giao, theo tin ngày 30.11. Ông Tập Cận Bình Khuya thứ Bảy 29.11, Tân Hoa Xã dẫn phát biểu chỉ đạo cuối tuần qua của ông Tập: "Trung Quốc nên quảng bá...