Mỹ- Huawei: Ai sẽ thắng ai ?
Trung Quốc còn nhiều con chủ bài khác để chơi với Mỹ như không cho các hãng của Mỹ sản xuất ở Trung Quốc, giảm cung ứng đất hiếm,….
Tổng thống Mỹ Trump ban hành sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ hợp tác với những doanh nghiệp nước ngoài bị chính quyền Mỹ liệt vào danh sách đen gây nguy hại cho lợi ích quốc gia của Mỹ.
Nếu cần một hình ảnh đủ nét đủ ý nhất cho thực trạng hiện tại trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thì chuyện phía Mỹ cấm cửa tập đoàn viễn thông công nghệ cao Huawei của Trung Quốc đã rất đủ. Giữa khi cuộc xung khắc thương mại giữa hai bên vẫn chưa được giải quyết, đàm phán thương mại song phương bế tắc và hai bên lộ diện nguyên hình là những đối thủ cạnh tranh chiến lược không khoan nhượng của nhau thì tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ hợp tác với những doanh nghiệp nước ngoài bị chính quyền Mỹ liệt vào danh sách đen gây nguy hại cho lợi ích quốc gia của Mỹ.
Ai cũng biết ông Trump nhằm trước hết vào giới kinh tế Trung Quốc và dùng cuộc tấn công nhằm vào Huawei như một “án lệ”. Huawei chỉ là mục tiêu cụ thể đầu tiên của Mỹ.
Phía sau đấy là chủ định của Mỹ ngăn cản Trung Quốc vươn lên hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao. Mỹ viện dẫn nguy cơ an ninh từ Huawei, cụ thể là bị Trung Quốc hoạt động tình báo và phá hoại thông qua Huawei ở Mỹ. Trong thực chất, Mỹ muốn tách Huawei và doanh nghiệp Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng liên quan đến công nghệ cao của Mỹ để Huawei và Trung Quốc vẫn tụt hậu so với Mỹ về khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao.
Huawei gắn liền với cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thế hệ truyền thông di động 5G mà thế hệ này cần thiết cho các ứng dụng ở thời Công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo. Cách tiếp cận của Mỹ ở đây là không cho Huawei và doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận và làm chủ thị trường Mỹ, không cho Huawei và doanh nghiệp Trung Quốc tận lợi từ khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao của Mỹ.
Video đang HOT
Không ít hãng công nghệ cao của Mỹ đã nghe theo lời hiệu triệu của ông Trump. Google là trường hợp điển hình. Hãng này đã ngừng cho phép Huawei sử dụng chẳng hạn như hệ điều hành Android cho điện thoại di động.
Không thể phủ nhận là quyết sách này của ông Trump gây khó khăn và thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc liên quan như Huawei. Trước mắt thì đúng là như vậy, nhưng về lâu dài thì thật không biết rồi đây ai sẽ thắng ai. Ông Trump gây thiệt hại cho Trung Quốc và Huawei, nhưng rồi sẽ không tránh khỏi “gậy ông đập lưng ông”.
Mạng 5G bắt đầu được xây dựng và đưa vào sử dụng ở nước Mỹ từ năm nay. Trên phương diện này, Huawei hiện dẫn đầu thế giới. Chủ tịch Huawei, ông Nhiệm Chính Phi thẳng thừng quả quyết là Huawei đi trước nước Mỹ ít nhất từ 2 đến 3 năm. Không có Huawei, việc xây dựng mạng 5G ở Mỹ sẽ bị chậm lại đáng kể. Trong năm 2019 này, nước Mỹ nhiều lắm thì cũng mới chỉ có mạng 5G ở một vài thành phố và một vài vùng. Hãng Apples đã có sẵn điện thoại di động thông minh cho thế hệ 5G.
Google hay Tesla cần mạng 5G cho những sản phẩm và ứng dụng của họ. Mỹ cản trở việc hình thành mạng 5G ở Mỹ hay Trung Quốc thì những sản phẩm của các hãng khác của Mỹ là thiết bị cho sử dụng mạng 5G sẽ không thể tiêu thụ được nhiều như chip điện tử của hãng Micron hay Qualcomm, hoặc các thiết bị mạng của những hãng như Broadcom hay Xilinx – của Mỹ và đều thuộc diện hàng đầu thế giới.
Số liệu sau đây đủ cho thấy chuyện này có thể lợi bất cập hại như thế nào đối với Mỹ. Hãng Google có doanh thu năm ngoái 5,45 tỷ USD về bán hệ điều hành Android. Huawei chiếm 15% thị phần điện thoại di động thông minh trên thế giới, sử dụng hệ điều hành Android. Bây giờ, Google không cho Huawei sử dụng hệ điều hành Android nữa tức là sẽ bị mất đi 15% khách hàng về Android, doanh thu sẽ giảm đi 817,5 triệu USD hàng năm. Hãng Goldman Sachs tính rằng nếu Trung Quốc cấm hãng Apple của Mỹ bán sản phẩm ở Trung Quốc thì hãng này sẽ giảm lợi nhuận đến 30%.
Một khi Mỹ áp dụng biện pháp chính sách này thì Huawei và các doanh nghiệp khác của Trung Quốc sẽ dần tự chủ về thiết bị và công nghệ để rồi không còn cần đến công nghệ của Mỹ nữa. Chỉ sau một thời gian nhất định, sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sẽ lại cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của Mỹ. Khi ấy, thiệt hại sẽ lớn đủ mức để phía Mỹ phải thấm thía. Các nước khác trên thế giới cũng sẽ tăng cường nghiên cứu và phát triển để tự chủ và không lệ thuộc vào công nghệ Mỹ, đề phòng trường hợp bị Mỹ tấn công như bây giờ Trung Quốc bị Mỹ tấn công. Trung Quốc còn nhiều con chủ bài khác để chơi với Mỹ như không cho các hãng của Mỹ sản xuất ở Trung Quốc, giảm cung ứng đất hiếm,….
Trung Quốc còn cần thời gian để vươn lên và Mỹ không thể không lưu ý đến cái phản tác dụng. Vì thế, hai đối tác này rồi sẽ phải đi vào thỏa hiệp và thỏa thuận với nhau, lại hòa hoãn với nhau giữa hai lần xung khắc.
Theo Dân Việt
SoftBank 'chia tay' Huawei, chọn đối tác khác cung cấp 5G
SoftBank đã quyết định chọn Nokia và Ericsson làm nhà cung cấp thiết bị mạng không dây thế hệ tiếp theo sau nhiều năm hợp tác với Huawei.
Theo báo South China Morning Post, SoftBank đã chọn Nokia làm đối tác chiến lược trong việc triển khai hệ thống 5G. Bên cạnh đó, tập đoàn viễn thông Nhật Bản còn chọn Ericsson làm nhà cung cấp thiết bị truy cập vô tuyến.
Trước đây, Huawei và ZTE là 2 đối tác cung cấp hệ thống 4G cho SoftBank. Tuy nhiên, công ty Nhật Bản đã không tiếp tục chọn Huawei để cung cấp mạng 5G. Huawei là một trong những công ty được SoftBank mời tham gia vào các cuộc thử nghiệm 5G trước đó. SoftBank từ chối bình luận thêm.
Tại cuộc họp vào tháng 2/2019, Giám đốc điều hành SoftBank Masayoshi Son cho biết sẽ tốn khoảng 5 tỷ yên (khoảng 46 triệu USD) để thay thế các thiết bị của Huawei có trong mạng lưới công ty.
SoftBank ngưng hợp tác với Huawei.
Chính phủ Mỹ đã thực hiện các biện pháp cô lập Huawei trong nhiều tháng qua. Đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các quốc gia đồng minh ngừng sử dụng thiết bị của công ty Trung Quốc.
Giữa tháng 5, Mỹ tuyên bố đưa Huawei vào "danh sách đen". Lập tức, hàng loạt đối tác lớn của Huawei như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và ARM... tuyên bố "nghỉ chơi" với hãng công nghệ Trung Quốc.
Australia và New Zealand đã từ chối sử dụng mạng di động và thiết bị 5G của Huawei. Trong khi đó, Nhật Bản tuyên bố sẽ loại trừ các thiết bị có rủi ro bảo mật nhưng chưa đưa ra quyết định chính thức về Huawei.
Theo truyền thông Nhật Bản, ba nhà mạng hàng đầu nước này bao gồm NTT Docomo, SoftBank và KDDI đang xem xét việc ngưng hợp tác với Huawei và ZTE.
"Bạn cũng có thể mong đợi Docomo và KDDI sẽ làm theo SoftBank. Tuy nhiên, khi SoftBank ngưng hợp tác với Huawei, công ty sẽ gặp bất lợi về chi phí", ông Masahiko Ishino, một nhà phân tích tại Trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo nhận định.
Ngoài SoftBank, tập đoàn Britain's BT (Anh) đã công bố kế hoạch loại bỏ các thiết bị mạng của Huawei. Người đứng đầu cơ quan tình báo MI6 của Anh lên tiếng cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng các thiết bị của Trung Quốc.
Theo Zing
Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ sau khi dự thảo an ninh mạng được thông qua? Cơ quan Không gian Mạng Trung Quốc hôm 24/5 đã công bố dự thảo 'Các biện pháp đánh giá An ninh mạng'. Hãng Huawei của Trung Quốc và hãng Google của Mỹ (ảnh minh họa). Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), Cơ quan Không gian Mạng Trung Quốc hôm 24/5 đã công bố dự thảo "Các biện pháp đánh giá...