Mỹ hoan nghênh Ấn Độ nối lại xuất khẩu vaccine
Ngày 23/9, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã hoan nghênh tuyên bố của Ấn Độ nối lại các hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19.
Nghiên cứu viên bào chế vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của Viện sản xuất vaccine lớn nhất Ấn Độ ở Pune. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Ấn Độ, quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã quyết định ngừng xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 4 vừa qua để tập trung cho chiến dịch tiêm chủng trong nước nhằm đối phó với nguy cơ đại dịch tái bùng phát. Ngày 20/9, Bộ trưởng Y tế Mansukh Mandaviya thông báo quốc gia Nam Á này sẽ nối lại các hoạt động xuất khẩu vaccine từ quý IV/2021, trong đó ưu tiên hàng đầu cho các nước láng giềng.
Trong một diễn biến khác, Mỹ cho biết sẽ gửi thêm 2,5 triệu liều vaccine cho Bangladesh, quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Cụ thể, lô vaccine mới gồm 2.508.480 liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech sẽ nâng tổng số vaccine mà Mỹ viện trợ cho Bangladesh lên hơn 9 triệu liều. Hiện công tác đóng gói cho chuyến giao hàng đầu tiên đang được tiến hành thông qua chương trình tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX. Trước đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden thông báo viện trợ thêm 500 triệu liều vaccine cho các nước trên thế giới.
Video đang HOT
Theo các thống kê của hãng AFP (Pháp) đến tuần này, hiện chỉ 9,3% dân số Bangladesh được tiêm đủ vaccine. Quốc gia với 170 triệu dân có đường biên giới chung với Ấn Độ này đang rất vất vả để kiểm soát dịch với việc áp đặt một trong những lệnh phong tỏa kéo dài nhất thế giới.
Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ là “kho vũ khí” vaccine trong cuộc chiến chống COVID-19 và lượng vaccine mà nước này viện trợ hiện đã nhiều hơn tổng cộng số vaccine do các nước khác viện trợ trên thế giới. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu, do Mỹ tổ chức dưới hình thức trực tuyến ngày 23/9, ông Biden cho biết Mỹ đã bổ sung một lượng vaccine “lịch sử” gồm 500 triệu liều, nâng tổng số liều vaccine Mỹ cam kết tài trợ cho thế giới lên 1,1 tỷ liều vaccine. Đợt bổ sung này sẽ là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và được chuyển đến các nước có thu nhập thấp và trung bình theo xếp hạng của Gavi (Tổ chức Vaccine toàn cầu), đồng điều hành cơ chế COVAX với Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ấn Độ dự kiến cho phép rút ngắn thời gian giữa hai mũi vaccine của AstraZeneca
Ấn Độ dự kiến cho phép rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi vaccine của hãng AstraZeneca đối với các trường hợp tiêm tự nguyện ở các cơ sở y tế tư nhân.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cụ thể, các bệnh viện tư sẽ có thể cho phép khách hàng tự nguyện của mình tiêm mũi thứ hai vào 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu, giảm so với 12-16 tuần hiện nay.
Đầu tháng này, tòa phúc thẩm bang Kerala (miền Nam Ấn Độ) đã yêu cầu sửa đổi nền tảng đặt lịch tiêm của Bộ Y tế để cho phép người tiêm tự trả tiền có thể lựa chọn rút ngắn thời gian giữa hai mũi tiêm. Lựa chọn này vốn đang được áp dụng đối với người chuẩn bị ra nước ngoài. Tuy nhiên, đối với những người tiêm theo chương trình của chính phủ, khoảng cách giữa hai mũi tiêm vẫn là 12 tuần.
Ấn Độ đã tăng khoảng cách giữa hai mũi tiêm vaccine của AstraZeneca từ tháng 5 nhằm đảm bảo rằng có nhiều người được tiêm ít nhất một mũi trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm do dịch bùng phát mạnh trong năm nay.
Hãng AstraZeneca khuyến cáo mũi tiêm thứ hai nên cách mũi đầu tối thiểu 4 tuần, song cho biết có xu hướng hiệu quả tăng khi quãng thời gian này lâu hơn 4 tuần. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hai mũi vaccine này nên cách nhau 8-12 tuần.
Hiện Bộ Y tế Ấn Độ chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
* Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - thông báo đầu tư 50 triệu bảng Anh (68 triệu USD) cho công ty chuyên về liệu pháp gene và tế bào Oxford Biomedica của Anh nhằm phát triển một nhà máy sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại Anh. Theo hợp đồng, hai bên sẽ phối hợp sản xuất vaccine của hãng AstraZeneca.
Công ty Serum Life Sciences, một đơn vị trực thuộc SII có trụ sở tại Ấn Độ, sẽ nắm giữ 3,9% cổ phiếu của Oxford Biomedica. Công ty Oxford Biomedica, tách ra từ Đại học Oxford năm 1995, cho biết sẽ dùng số tiền này đầu tư mở rộng nhà máy Oxbox của mình để sản xuất vaccine vào giữa năm 2023.
Nhà máy Oxbox hiện sản xuất vaccine ngừa COVID-19 theo một hợp đồng với AstraZeneca đến cuối năm 2021. Hợp đồng với Viện SII được ký kết 4 tháng sau khi Oxford Biomedica nâng gấp đôi ước tính doanh thu từ việc bán vaccine của AstraZeneca lên hơn 100 triệu bảng Anh vào cuối năm nay.
Nỗ lực giúp Ấn Độ đảo ngược tình thế vaccine Ấn Độ hồi tháng 4 phải ngừng xuất khẩu vaccine vì nguồn cung khan hiếm, nhưng giờ tuyên bố nối lại chia sẻ vaccine cho thế giới từ tháng 10. Chỉ vài tháng trước, Ấn Độ thiếu vaccine đến nỗi các chuyên gia máy tính phải phát triển phần mềm giúp mọi người tìm kiếm suất tiêm vaccine Covid-19, trong khi bộ trưởng...