Mỹ hỗ trợ sản xuất chip bán dẫn trong nước để tăng cường an ninh quốc gia
Theo dự luật, Mỹ sẽ thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn trong nước, tăng cường an ninh quốc gia nhờ giảm sự phụ thuộc vào các nguồn thiết bị bán dẫn từ nước ngoài.
Toàn cảnh một phiên họp của Hạ viện Mỹ ở Washington DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 28/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD nhằm hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước.
Với 243 phiếu thuận và 187 phiếu chống, dự luật đã được Hạ viện phê chuẩn và sẽ chờ Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành.
Trong tuyên bố, ông Biden đã hoan nghênh động thái này, khẳng định dự luật sẽ giúp giảm chi phí của những mặt hàng được sử dụng hằng ngày. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, dự luật sẽ giúp tạo thêm việc làm có mức lương cao trong lĩnh vực sản xuất trên khắp cả nước, đồng thời giúp củng cố vị thế dẫn đầu của Mỹ trong các lĩnh vực công nghiệp tương lai. Thông qua việc sản xuất thêm thiết bị bán dẫn tại Mỹ, dự luật sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, giảm chi phí cho các gia đình, tăng cường an ninh quốc gia nhờ giảm sự phụ thuộc vào các nguồn thiết bị bán dẫn từ nước ngoài.
Trước đó, với 64 phiếu thuận và 33 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật này. Dự luật sẽ cung cấp 54 tỷ USD dành cho sản xuất chip trong nước và đổi mới chuỗi cung ứng không dây công cộng, gồm 39 tỷ USD hỗ trợ tài chính để xây dựng, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở bán dẫn trong nước và 15 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Bộ Thương mại. Dự luật cũng sẽ cung cấp 200 tỷ USD cho nghiên cứu khoa học, trong đó bao gồm 81 tỷ USD cho Quỹ Khoa học quốc gia (NSF), 10 tỷ USD hỗ trợ các trung tâm công nghệ địa phương và 68 tỷ USD dành cho Bộ Năng lượng.
Tổng thống Nga ký ban hành luật về 'các tác nhân nước ngoài'
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một số luật mới, trong đó có luật xác định "các tác nhân nước ngoài" và đưa ra án tù giam đối với tội danh kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký ban hành một số luật mới. Ảnh: AFP/TTXVN
Đạo luật về "các tác nhân nước ngoài" sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12 tới. Theo luật này, bất cứ ai "chịu sự ảnh hưởng từ bên ngoài" hoặc nhận hỗ trợ từ nước ngoài - không chỉ bằng tiền - có thể bị coi là một "tác nhân nước ngoài".
Theo một đạo luật khác nằm trong số mới được ký ban hành, những người bị kết tội kêu gọi hành động chống lại an ninh quốc gia có thể bị phát tù tới 7 năm.
Tháng 3 vừa qua, Nga đã thông qua mức phạt tới 15 năm tù giam đối với hành động lan truyền thông tin giả nhằm gây mất uy tín các lực lượng vũ trang.
Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng ủng hộ luật thành lập phong trào thanh niên yêu nước nhằm gợi nhớ đến các tổ chức thanh niên thời Liên Xô cũ. Giới chức Nga cho biết ông Putin sẽ được đề nghị đứng đầu ban giám sát phong trào này. Tổ chức mới này sẽ tiếp nhận trẻ em từ 6 tuổi trở lên và thanh thiêu niên, và sẽ được nhà nước tài trợ.
Dư luận Thụy Điển bất bình vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để được gia nhập NATO Chính phủ Thụy Điển đã bị chỉ trích vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy sự ủng hộ của Ankara đối với việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto chụp ảnh tại Nhà Trắng ở Washington ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP Các...