Mỹ: Hàng loạt cự đà đóng băng, rụng như trái chín ngoài đường vì quá lạnh
Giới chức bang Florida, Mỹ đã phải gửi cảnh báo đến người dân về một hiện tượng lạ gây ra bởi điều kiện thời tiết bất thường tại tiểu bang này.
Hàng loạt cự đà bất ngờ “rụng như sung” trên đường phố tại bang Florida (Ảnh: New York Times)
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) ở thành phố Miami, bang Florida hôm 21.1 vừa qua đã đưa ra cảnh báo về hiện tượng hàng loạt cự đà đông cứng, rụng la liệt ngoài đường.
“Đây không phải là điều chúng tôi thường dự báo được”, NWS cho biết trên Twitter, “Nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn bắt gặp cảnh những con cự đà rơi như quả rụng trên cây vào buổi tối, khi nhiệt độ đang ở mức cực thấp.”
Cũng theo NWS, nguyên của hiện tượng này được cho là sự suy giảm giảm nhiệt độ ở mức kỷ lục tại bang Florida ở thời điểm hiện tại, khi có nơi thậm chí nhiệt độ xuống tới mức -1 đến – 4 độ C, vốn là điều bất lợi cho các loại bò sát máu lạnh như cự đà.
Đây không phải là điều phố biến ở tiểu bang này, nơi nhiệt độ hiếm khi xuống dưới 18 độ C kể cả khi đang là mùa đông.
Video đang HOT
Dù ở trong tình trạng đông cứng dưới trời lạnh, nhưng loài bò sát này không chết, và người dân được khuyến cáo không nên rã đông cự đà vì chúng có thể tấn công lại con người.
Nguyên nhân hiện tượng này được cho là do thời tiết lạnh bất thường tại Florida trong thời gian qua (Ảnh: AP)
Cự đà vốn không phải loài bản địa và vốn được coi là gây hại ở Florida (Ảnh: Sky News)
Cự đà vốn không có nguồn gốc từ Florida, mà được đưa đến tiểu bang này bởi khách du lịch từ các nước Trung và Nam Mỹ vào những năm 1960.
Loài bò sát này vốn được coi là một loài có hại tại Floria do chúng thường ăn thịt các động vật bản địa cỡ nhỏ, và hành vi đào hang làm nơi ở của cự đà thường vô tình làm hư hại các cơ sở hạ tầng của tiểu bang này.
Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã bang Florida từ lâu đã khuyến khích người dân chủ động tiêu diệt cự đà nếu bắt gặp chúng xâm phạm tư gia, hay thậm chí có thể giết chúng ở các khu vực công cộng mà không cần giấy phép.
Theo danviet.vn
Vì sao chim cánh cụt không thể bay
Mang tiếng là chim sao chim cánh cụt lại không biết bay. Loài chim này giữ ấm đôi chân thế nào khi đứng trên băng giá khi thời tiết lạnh đến -59,4 độ C? Sống ở Nam cực không có cây cối, chúng lấy gì để làm tổ.
Việc chim cánh cụt không biết bay từng là một bí ẩn vì nó dẫn tới một hành vi dường như thể hiện sự kém thích nghi. Chẳng hạn như, chim cánh cụt hoàng đế thường đi bộ tới 60km giữa nơi tụ tập của chúng trên bãi biển và đại dương - một hành trình kéo dài vài ngày nhưng có thể rút ngắn trong vài tiếng đồng hồ nếu chúng biết bay.
Thêm vào đó, nhiều con chim cánh cụt trở thành mục tiêu của các động vật săn mồi, chẳng hạn như hải cẩu khi ra biển. Vấn đề này có thể dễ dàng tránh được nếu chim cánh cụt có thể bay dù chỉ ở trên đầu của kẻ thù săn mồi.
Ảnh minh họa.
Dù không biết bay nhưng chim cánh cụt là những sinh vật bơi lộ cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu tới 564 mét để bắt cá, mực và những sinh vật giáp xác nhỏ để ăn.
Giáo sư John Speakman, một thành viên nhóm nghiên cứu từ Đại học Aberdeen (Anh) lý giải, trong quá trình tiến hóa, đôi cánh của chim cánh cụt đã biến đổi để trở nên thích nghi hơn với việc bơi và lặn trong đại dương, nơi chúng tìm kiếm thức ăn, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng.
Cùng lúc đó, năng lượng cần có cho việc bay của chim cánh cụt ngày càng trở nên lớn hơn. Và đến một thời điểm nào đó, loài chim này không thể chịu đựng được việc tiêu hao quá nhiều năng lượng cho việc bay nên từ bỏ khả năng di chuyển trên không trung và dần dần không thể bay được nữa.
Nhà nghiên cứu này nhận định, có lẽ các lợi ích về sử dụng năng lượng hiệu quả khi tìm kiếm cái ăn đã bù đắp cho sự kém hiệu quả của chim cánh cụt khi phải đi bộ bất cứ khi nào trên đất liền.
Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?
Trải qua hàng trăm năm, chân và bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể. Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng.
Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt. Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau. Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể. Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.
Khả năng đặc biệt này là một phần trong những cách mà chim cánh cụt giữ ấm trứng của mình cho đến khi nở. Chim đực sẽ ấp một quả trứng trên đỉnh bàn chân của chúng vào mỗi tối mùa đông trong vòng 2 tháng, trong khi con cái sẽ ra ngoài kiếm ăn trên biển. Chúng cũng che chắn cho trứng bằng một vạt da bụng khá ấm áp, được gọi là túi ấp, để tránh xa các yếu tố bên ngoài.
Sự nuôi dưỡng của những con chim đực không chỉ dừng lại ở đó. Nếu con cái không mang thức ăn trở về đúng lúc trứng nở, những con đực sẽ cho con của mình ăn một loại "sữa" được tạo ra từ các tế bào đặc biệt nằm bên trong họng của chúng trong vài ngày.
Không có cây, chim cánh cụt lấy đá làm tổ
Vào mùa hè, những con chim cánh cụt Gentoo đực có nhiệm vụ lặn xuống đáy biển để kiếm đá cuội về làm tổ cho con cái sinh sản.
Châu Anh
Theo Tiền phong
Kinh hoàng cảnh tượng sói xám bị săn giết không thương tiếc Do số lượng sói xám tăng đột biến, chúng bị người Evenki săn giết không thương tiếc để bảo đảm an toàn cho đàn tuần lộc. (Nguồn Sina) Theo trang Dailymail đưa tin, một phiên bản thực tế của bộ phim "Lang Đồ Đằng - Totem Sói" đang diễn ra ở Yakutia, phía đông bắc Siberia. Tại đây những con sói xám bị...