Mỹ – Hàn xúc tiến chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ
Cố vấn An ninh cấp cao của Mỹ Jake Sullivan ngày 7/3 đã gặp người đồng cấp Hàn Quốc Kim Sung-han tại Washington để thảo luận công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ đồng minh.
Quốc kỳ Hàn Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ (phải). Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hãng tin Yonhap đưa tin hai bên đã thảo luận cách thức tăng cường liên minh Mỹ – Hàn, “duy trì hợp tác chặt chẽ, củng cố quan hệ an ninh nhằm ứng phó với môi trường ngày càng thay đổi tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Ông Kim và ông Sullivan cũng thảo luận vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh “sự cần thiết phải phối hợp các nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định toàn cầu”.
Thông cáo báo chí của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee sẽ thăm Mỹ ngày 26/4 tới. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tăng cường các nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Hàn Quốc và Nhật Bản, hai đồng minh an ninh quan trọng tại châu Á. Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre khẳng định liên minh lâu năm của Washington với Seoul “đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của hai nước, của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, và trên toàn thế giới”. Bà khẳng định chuyến thăm sẽ “nhấn mạnh tầm quan trọng và sức mạnh của liên minh vững như bàn thạch Mỹ – Hàn, cũng như cam kết kiên định của Mỹ với Hàn Quốc”
Ông Yoon Suk-yeol sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai thăm chính thức Mỹ kể từ khi ông Biden nhậm chức đầu năm 2021, sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 12/2022. Đây cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Yoon Suk-yeol kể từ khi nhậm chức tháng 5/2022. Lần gần đây nhất một Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ là tháng 10/2011.
Quan hệ đồng minh giữa Washington và Seoul bắt đầu từ tháng 10/1953 với việc hai bên ký một hiệp ước phòng vệ chung sau khi hai miền Triều Tiên ký thỏa thuận đình chiến.
Video đang HOT
Về phần mình, Văn phòng Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết chuyến thăm của nhà lãnh đạo Hàn Quốc sẽ là ” điểm bước ngoặt” trong quan hệ đồng minh chiến lược. Phó Thư ký báo chí của Tổng thống, Kim Eun-hye cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ điểm lại các thành quả mà liên minh Mỹ – Hàn đã xây dựng trong 70 năm qua và thảo luận sâu về định hướng phát triển trong tương lai. Hai bên sẽ đưa ra các biện pháp hợp tác chi tiết và thiết thực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, về quốc phòng và khả năng răn đe mở rộng, công nghệ tiên tiến trong tương lai và an ninh kinh tế, giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa, cũng như các thách thức khu vực và toàn cầu.
Mỹ, Nhật chạy đua hiện đại hóa quan hệ đồng minh
Xung đột ở Ukraine đã làm thay đổi địa chính trị toàn cầu, buộc Nhật Bản và Mỹ phải tìm cách nâng cấp quan hệ đồng minh để đối phó hàng loạt mối đe dọa.
QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI
Hồi tháng 1, các lãnh đạo quốc phòng và ngoại giao của Mỹ và Nhật đã cùng nhau vạch ra tầm nhìn về quan hệ đồng minh giữa hai nước trong "kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược" hiện nay. Lầu Năm Góc cho biết một loạt sáng kiến đã được công bố nhằm tối ưu hóa thế trận lực lượng của Mỹ tại Nhật "bằng cách triển khai các khả năng linh hoạt, cơ động và bền bỉ hơn", theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Các tiêm kích F-15 của Nhật và F-16 của Mỹ tập trận chung trên biển Nhật Bản hôm 19.2. Ảnh Reuters
Trước thềm cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida diễn ra sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục nhấn mạnh nỗ lực này. "Chúng tôi đang hiện đại hóa liên minh quân sự của mình, dựa trên việc gia tăng chi tiêu quốc phòng mang tính lịch sử và chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản", ông Biden nói.
Trong quan hệ đồng minh giữa hai nước trước đây, Mỹ được coi là "ngọn giáo" còn Nhật là "tấm khiên", trong đó Mỹ cung cấp sự bảo vệ với sức mạnh quân sự áp đảo. Song sự lớn mạnh nhanh chóng của quân đội Trung Quốc được cho là không thể chống lại nếu Tokyo không gia tăng đáng kể sự đóng góp và hợp tác chặt chẽ với Washington.
Thủ tướng Nhật Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 13.1. Ảnh AFP
Theo Nikkei Asia, quá trình hiện đại hóa quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật bao gồm hai yếu tố chính: chú trọng các lĩnh vực mới nổi như không gian vũ trụ và không gian mạng, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ cho phép hai bên hợp tác chặt chẽ hơn.
Một ví dụ cho thấy nỗ lực đó hiện diện tại căn cứ không quân Yokota ở khu vực Tokyo. Tường thuật trên Nikkei Asia cho hay, một nhóm phân tích thông tin gồm 30 thành viên đã bắt đầu hoạt động từ mùa thu năm ngoái, hợp nhất nhân sự từ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) và quân đội Mỹ.
Nhóm này thu thập, phân tích và phản hồi thông tin tình báo thu được từ các máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của quân đội Mỹ, hoạt động từ căn cứ của Lực lượng phòng vệ trên biển ở tỉnh Kagoshima phía tây nam. Các UAV này cung cấp dữ liệu về các vụ xâm nhập không phận có thể xảy ra.
Một cơ sở quân sự của Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản. Ảnh Kyodo
ĐỐI MẶT TRỞ NGẠI
Tuy nhiên, các vấn đề hậu cần cản trở sự hợp tác như vậy. "Chúng tôi không thể liên lạc với quân đội Mỹ về thông tin nhạy cảm", một quan chức cấp cao của SDF nói với Nikkei Asia. SDF và lực lượng Mỹ tại Nhật sử dụng sóng vô tuyến ở tần số khác nhau nên không thể truyền thông tin mã hóa cho nhau, gây trở ngại cho khả năng phối hợp trong trường hợp khẩn cấp.
Có những lo ngại rằng Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản có thể không liên lạc được một cách an toàn với các thiết bị tiên tiến sẽ được sử dụng bởi trung đoàn duyên hải thủy quân lục chiến mới mà Mỹ dự định triển khai ở Okinawa vào năm 2025.
Nhật, Úc có thể cùng Mỹ và Philippines tuần tra Biển Đông
Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez ngày 27.2 cho biết các bên đang thảo luận để lực lượng Úc và Nhật tham gia tuần tra chung với Philippines và Mỹ tại Biển Đông. "Các cuộc gặp đã được sắp xếp và có thể chúng ta sẽ thấy sự tham gia của Nhật và Úc. Họ muốn tham gia các cuộc tuần tra chung để đảm bảo quy tắc ứng xử và tự do hàng hải được duy trì", theo Reuters dẫn lời nhà ngoại giao Philippines.
Đạn dược là một vấn đề khác. Trong khi các tiêu chuẩn chung giữa 30 nước thành viên NATO giúp Mỹ và châu Âu dễ dàng cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine, thì Washington và Tokyo lại không có những tiêu chuẩn như vậy. Ngay cả những viên đạn có cùng cỡ nòng cũng có thể khác nhau về thành phần và hiệu suất, gây khó khăn cho việc chia sẻ.
Hai nước đã thảo luận về hiện đại hóa quan hệ đồng minh trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhưng có rất ít tiến triển trong gần một thập niên. Điều đó đã và đang thay đổi. Hai bên gần đây đã công bố một tài liệu vạch ra kế hoạch "cạnh tranh chiến lược" với Trung Quốc, gồm 3 nội dung: hiện đại hóa, tối ưu hóa thế trận lực lượng và mở rộng hợp tác.
Bộ Quốc phòng Nhật đã thảo luận về khả năng Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Nga phối hợp trong một cuộc xung đột ở Đài Loan. Tình huống như vậy sẽ là thách thức to lớn nếu không có khả năng xử lý nhiều mối đe dọa cùng lúc.
Bộ Tư lệnh LHQ: Hàn Quốc và Triều Tiên vi phạm hiệp định đình chiến Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC) ngày 26/1 cho biết cả Triều Tiên và Hàn Quốc đã vi phạm thỏa thuận đình chiến trong một hoạt động quân sự vào tháng 12/2022. Reuters dẫn thông báo của UNC cho biết, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đã vi phạm thỏa thuận đình chiến khi điều máy bay không người lái vào không...