Mỹ – Hàn phô diễn sức mạnh tên lửa, tàu ngầm răn đe Triều Tiên
Tàu khu trục tên lửa, tàu ngầm, máy bay Mỹ và Hàn Quốc phô diễn sức mạnh tại vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ (dưới) và hai chiến đấu cơ F-15K hộ tống của không quân Hàn Quốc. Ảnh: CNN.
Các cuộc tập trận của hải quân diễn ra hôm nay là động thái mới nhất trong chuỗi phô diễn sức mạnh quân sự của liên quân Mỹ – Hàn nhằm phản ứng với các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, theo CNN.
Tàu khu trục tên lửa USS Spruance, các tàu ngầm, tàu mặt nước trang bị hệ thống phòng thủ Aegis, máy bay Hàn Quốc hôm nay xuất phát từ căn cứ hải quân của Seoul tham gia tập trận. Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis có thể theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu và là hệ thống vũ khí duy nhất của hải quân có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Triều Tiên thời gian qua tăng cường thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Bình Nhưỡng tuyên bố SLBM bay được 500 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 8.
Theo Cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS), Triều Tiên đang hướng tới mục tiêu gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo “nhanh hơn so với dự kiến”.
Tuy nhiên, các chuyên gia lại bất đồng ý kiến về việc các cuộc tập trận Mỹ – Hàn có thể ngăn Triều Tiên thử hạt nhân. Giới chức Hàn Quốc tin rằng nước láng giềng đã sẵn sàng thử hạt nhân lần thứ 6.
David Straub, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ về Hàn Quốc, cho rằng các cuộc tập trận là cần thiết bởi nó chứng minh Washington có “cả năng lực và ý chí” ngăn chặn Bình Nhưỡng, bảo vệ đồng minh Seoul.
“Chúng tôi làm việc sát cánh với các đồng nghiệp Hàn Quốc mỗi ngày. Chúng tôi cũng sẽ ở bên cạnh bảo vệ họ trước các hành động xâm lược vô cớ của Triều Tiên”, Chuẩn đô đốc Brad Cooper, chỉ huy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và lực lượng đặc nhiệm 78, cho biết.
Victor Cha, giám đốc nghiên cứu châu Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, lại cho rằng chiến lược của Mỹ “không hiệu quả”.
Video đang HOT
“Với mỗi lần thử tên lửa hoặc hạt nhân, ông Kim Jong-un dường như đạt được sự tự tin và chắc chắn về việc thế giới sẽ công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân và phải thỏa thuận các giới hạn”, Victor Cha nói trước Quốc hội Mỹ hôm 14/9.
Cuối tuần trước, máy bay ném bom chiến lược B-1 của không quân Mỹ có chuyến bay gần nhất tại khu phi quân sự liên Triều. Chuyến bay được thực hiện sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công động cơ tên lửa.
Hồi đầu tháng, B-1 bay qua căn cứ không quân Osan, phía nam thủ đô Seoul, trong động thái phản ứng với việc Triều Tiên thông báo sẵn sàng gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa.
Văn Việt
Theo VNE
Mỹ - Hàn tái hiện trận chiến đẫm máu với quân đội Triều Tiên
Để kỷ niệm 66 năm Chiến tranh Triều Tiên, hôm 22/9, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức tập trận ở Waegwan, tái hiện trận chiến sông Nakdong, trận đánh đẫm máu giúp Hàn Quốc xoay chuyển cục diện chiến trường trước quân đội Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên, hay còn gọi là Cuộc chiến bị Lãng quên, nổ ra ngày 25/1/1950, khi 75.000 lính Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) băng qua vĩ tuyến 38 ngăn cách giữa hai miền để xâm lược Hàn Quốc (ROK).
Liên quân Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu quyết định can thiệp và hỗ trợ quân đội Hàn Quốc. Sau ba năm giao chiến với khoảng 5 triệu người thiệt mạng, hai nước cuối cùng quyết định ký một hiệp định ngừng bắn kéo dài đến ngày nay. Ảnh: AP
Trong cuộc tập trận tái hiện trận đánh Nakdong, lính Hàn Quốc mặc quân phục và mang cờ để đóng vai binh sĩ Triều Tiên. Trước khi trận đánh Nakdong diễn ra, quân đội Hàn Quốc và liên quân Liên Hợp Quốc bị dồn tới sát mũi phía đông nam bán đảo Triều Tiên hay còn gọi là "vùng ngoại ô Pusan". Ảnh: US Army.
Trận chiến phòng ngự ở sông Nakdong được coi là trận đánh xoay chuyển cục diện trong Chiến tranh Triều Tiên. Hai sư đoàn Triều Tiên đã gần như bị xóa sổ trong trận đánh này. Trong ảnh, lính Mỹ mặc áo xanh giao tranh với quân Triều Tiên. Ảnh: AP.
Để ngăn quân đội Triều Tiên tiến sâu trong lãnh thổ Hàn Quốc khi đó, cây cầu đường sắt bị phá hủy. Ảnh: US Army
Sông Nakdong là một vị trí rất quan trọng bởi đây là đường ranh giới tự nhiên ngăn quân đội Triều Tiên tiến đánh tới thành phố Deagu của Hàn Quốc. Ảnh: US Army.
Nơi đây cũng được xem như tuyến phòng thủ cuối cùng của quân đội liên minh sau những lần rút lui liên tiếp trước đó. Trong ảnh, một xe tăng Mỹ khai hỏa. Ảnh: Britannica.
Ngày 17/1/1950, tại một ngọn đồi gần đó, 41 tù binh Mỹ bị bắn chết bên một khe núi trong tư thế bị trói tay sau lưng, khi quân đội Triều Tiên rút lui. Ảnh: US Senate Committee on Government Operations
"Bảo vệ phòng tuyến Nakdong hoặc chết..." là câu nói tướng Walton Walker, tổng tư lệnh quân đoàn 8 của Mỹ, nhắc lại nhiều lần. Ảnh: AP. Ngày 19/9/1950, lính Triều Tiên rút khỏi ngoại ô Pusan, và liên quân Mỹ - Hàn bắt đầu phản công, đẩy lui đối phương qua biên giới.
Những năm trước, sự kiện này được tổ chức với trên 1.500 cựu binh Chiến tranh Triều Tiên cùng 20.000 quân nhân và dân thường tham dự.
Chiến tranh Triều Tiên cũng là cuộc chiến đầu tiên của các tiêm kích phản lực. Trong ảnh, một máy bay Hàn Quốc bắn pháo sáng. Ảnh: CNN.
Trong trận đánh Nakdong, 1.120 lính Mỹ đã thiệt mạng. Tính đến tháng 6/2016, hơn 7.800 lính Mỹ vẫn còn mất tích trong quá trình tham chiến ở bán đảo Triều Tiên. Ảnh: CNN.
"Nếu phải chọn ra bối cảnh tồi tệ nhất thế giới cho cuộc chiến này...đó chắc chắn là Hàn Quốc", cựu ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson từng nói. Ảnh: US Department of Defense.
Duy Sơn
Theo BI
Máy bay ném bom B-1 Mỹ bay trên bán đảo Triều Tiên Các máy bay ném bom chiến lược B-1 sáng nay bay qua Hàn Quốc, nhằm phô trương sức mạnh và thể hiện sự đoàn kết với đồng minh, sau vụ thử hạt nhân thứ 5 của Triều Tiên. Một trong hai máy bay ném bom B-1 và 4 chiến đấu cơ F-15K sáng nay bay trên căn cứ không quân Osan. Ảnh: Reuters...