Mỹ – Hàn nỗ lực giải giới hạt nhân bán đảo Triều Tiên
Reuters ngày 13.6 đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong tái khẳng định cam kết giữa 2 nước và Nhật Bản trong việc phối hợp chặt chẽ nhằm giải giới hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong . Ảnh REUTERS
Thông cáo được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra sau khi 2 nhà ngoại giao gặp nhau bên lề hội nghị G7 ở Anh. Thông cáo không đề cập trực tiếp đến CHDCND Triều Tiên.
Bên cạnh đó, 2 ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác đa phương đối phó các vấn đề trong khu vực, bao gồm “việc trở lại con đường dân chủ cho người dân Myanmar”.
Liên quan tình hình Myanmar, phát ngôn viên Zaw Min Tun của chính quyền quân sự hôm 12.6 cáo buộc một số nhóm vũ trang thiểu số đã huấn luyện “khủng bố”, với nhiều vụ đánh bom xảy ra sau khi quân đội tiến hành chính biến hôm 1.2.
Cựu hoa hậu Myanmar cầm súng trường tham gia phản đối chính quyền quân sự
Người Myanmar biểu tình trong im lặng
Người dân Myanmar hủy các lễ hội mừng năm mới cổ truyền và xuống đường biểu tình trong im lặng để phản đối chính quyền quân sự.
Người dân Myanmar hôm nay quyết định không ăn mừng lễ hội đón năm mới Thingyan, hay còn gọi là Tết té nước, kéo dài tới ngày 16/4, để tiếp tục xuống đường biểu tình chống đảo chính.
"Chúng tôi năm nay không ăn mừng tết Thingyan vì hơn 700 người vô tội đã bị giết", tài khoản Twitter Shwe Ei viết.
Thay vì hô hào các khẩu hiệu phản đối chính quyền quân sự, nhiều người dân Myanmar đã chuyển sang hình thức tuần hành trong im lặng. Tại nhiều thị trấn khắp cả nước, người dân lặng lẽ xuống đường, giơ cao những biểu ngữ như "Hãy cứu lấy Myanmar" và cầm theo bình hoaPadauk màu vàng đặc trưng của đất nước.
Hiện chưa có thông tin về tình trạng bạo lực hay thương vong trong các cuộc biểu tình im lặng. Tuy nhiên, thông tin về biểu tình Myanmar dường như trở nên hạn chế hơn khi quân đội nước này hạn chế các dịch vụ Internet.
Phát ngôn viên quân đội Myanmar hiện chưa bình luận về thông tin.
Người dân Myanmar cầm bình hoa padauk biểu tình im lặng phản đối chính quyền quân sự ở Dawei hôm nay. Ảnh: Reuters.
Đây là năm thứ hai liên tiếp người dân Myanmar không thể ăn mừng Tết Thingyan, do đại dịch Covid-19 và do cuộc đảo chính của quân đội. Các nhà hoạt động kêu gọi mọi người tiếp tục biểu tình cho tới hết tuần.
"Chúng ta không thể ăn mừng năm nay. Chúng ta chỉ ăn mừng khi có nền dân chủ", một tài khoản tên Su Su Soe đăng trên Twitter.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 710 người dân đã thiệt mạng và khoảng 3.000 người bị bắt. Liên Hợp Quốc cũng cáo buộc quân đội Myanmar tăng cường sử dụng các loại vũ khí hạng nặng nhằm vào người biểu tình.
Tuy nhiên, thiếu tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên quân đội Myanmar, hôm 9/4 cho biết đã ghi nhận 248 dân thường và 16 cảnh sát thiệt mạng, đồng thời khẳng định lực lượng an ninh không sử dụng vũ khí tự động chống lại người biểu tình.
Mỹ khẳng định theo đuổi giải pháp ngoại giao trong hồ sơ hạt nhân Triều Tiên Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 9/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết mục tiêu của Mỹ trong giải quyết vấn đề hạt nhân với Triều Tiên là thông qua biện pháp ngoại giao. Tên lửa tầm xa Unha-3 rời bệ phóng tại Dongchang-ri, Tây Bắc Triều Tiên tháng 12/2012. Ảnh: YONHAP/TTXVN Ông Price nhấn mạnh rằng...