Mỹ gỡ lệnh cấm nhập cảnh sau 20 tháng
Mỹ gỡ lệnh cấm nhập cảnh với khách đã tiêm vaccine từ hơn 30 quốc gia vào ngày 8/11, chấm dứt 20 tháng hạn chế đi lại.
Mỹ từ tháng 3/2020 đóng biên với người đến từ hơn 30 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Canada, trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của nCoV. Quyết định này ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và hứng chỉ trích ở nhiều nơi như châu Âu, Canada và Mexico.
Từ 8/11, Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm này. Giới chức Mỹ sẽ giám sát chặt chẽ tình trạng tiêm vaccine Covid-19 của khách đến và yêu cầu người nhập cảnh xuất trình xét nghiệm nCoV âm tính.
Hành khách qua khu vực sàng lọc tại sân bay quốc tế Seattle-Tacoma tại bang Washington, Mỹ ngày 12/4. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Hành khách đi máy bay được yêu cầu phải tiêm đủ liệu trình vaccine và có xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng ba ngày trước khi lên đường. Các hãng hàng không sẽ được yêu cầu duy trì hệ thống truy vết tiếp xúc với những người trên máy bay.
Mở cửa biên giới trên bộ tại Mỹ sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Từ 8/11, những người tham gia “các chuyến đi không thiết yếu”, như thăm người thân hoặc du lịch, phải tiêm vaccine. Những người tham gia “các chuyến đi thiết yếu” sẽ được vào Mỹ dù chưa tiêm vaccine, như quy định trong một năm rưỡi qua.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ tháng 1/2022, tất cả người đi vào nước Mỹ bằng đường bộ phải tiêm vaccine đầy đủ, bất kể lý do của chuyến đi là gì.
Các cơ quan y tế của Mỹ cho biết những người tiêm vaccine được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sẽ được chấp nhận cho nhập cảnh bằng đường hàng không. Các loại vaccine này bao gồm AstraZeneca, Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer-BioNTech, Covaxin, Sinopharm và Sinovac.
Phó đô đốc Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ, ngày 7/11 cho biết ông “lạc quan một cách thận trọng về tình hình hiện tại”, song khẳng định không thể lơ là khi Mỹ mỗi ngày ghi nhận khoảng 75.000 ca nhiễm mới.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 46 triệu ca nhiễm và gần 752.000 ca tử vong. Khoảng 66% dân số Mỹ tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và 57% đã hoàn thành liệu trình.
Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' yêu cầu Mỹ bàn giao 100 tiêm kích cơ F-35
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã yêu cầu Mỹ bàn giao hơn 100 máy bay chiến đấu F-35, hoặc hoàn trả 1,4 tỉ USD mà Ankara đã đầu tư vào chương trình máy bay của Washington.
Chiến đấu cơ F-35. Ảnh: Không quân Mỹ
Theo hãng tin RT (Nga), trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 28/10, ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã "làm rõ quan điểm của mình" về việc mua lại hệ thống phòng không S-400 của Nga và nhắc lại rằng họ đã bị "loại khỏi chương trình này một cách bất công". Ông cũng kêu gọi Mỹ bàn giao các máy bay theo hợp đồng mà hai nước đã ký kết, hoặc trả lại toàn bộ số tiền mà Ankara đã đầu tư vào chương trình này.
"Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ hành động mà không có phương án thay thế. Nếu cần, chúng tôi có thể quay sang hợp tác với nước khác", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói và ám chỉ khả năng Ankara sẽ mua các chiến đấu cơ Su-35 hoặc Su-57 do Nga sản xuất, nếu Mỹ vẫn không giải quyết được thương vụ F-35.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua máy bay chiến đấu F-35 do Tập đoàn vũ khí Lockheed Martin sản xuất, nhưng sau đó đã bị loại khỏi chương trình mua sắm đối tác đa quốc gia vào năm 2019 vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ankara đã chỉ trích quyết định trên và cho rằng đây là điều "không công bằng".
Đầu tháng này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Washington đã đề xuất bán cho Ankara lô 40 chiếc chiến đấu cơ F-16 mới và gần 80 gói nâng cấp phi đội F-16 hiện có của nước này, để đổi cho khoản đầu tư vào chương trình F-35. Đầu tuần này, Erdogan cho biết ông sẽ xác nhận lời đề nghị đó với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow.
Trong tuần này, một nhóm gồm 11 nghị sĩ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với chính quyền Tổng thống Joe Biden về việc bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố rằng quốc hội sẽ ngăn chặn bất kỳ động thái nào như vậy. Bức thư của các nghị sĩ Mỹ nêu rõ "không thể làm tổn hại an ninh quốc gia" bằng cách bán vũ khí của mình cho một đồng minh của khối NATO nhưng lại "hành xử như một kẻ thù".
Tổng thống Erdogan gần đây đã tuyên bố sẽ mua thêm các tổ hợp phòng không S-400 của Nga. Washington trước đó đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về việc Moscow có thể sử dụng hệ thống S-400 để thu thập các thông tin mật về tiêm kích F-35 và khẳng định chúng không phù hợp với các hệ thống vũ khí của NATO. Tuy nhiên, Ankara cũng liên tục nhấn mạnh hệ thống S-400 sẽ được sử dụng riêng và không được tích hợp vào bất kỳ loại vũ khí nào của liên minh quân sự này.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc cho biết hai nước sẽ tiếp tục hội đàm để giải quyết thương vụ F-35. Trung tá Anton T. Semelroth, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho hay giới chức quốc phòng cấp cao của cả hai nước đã gặp nhau để cùng "thảo luận về việc giải quyết các tranh chấp" trong thương vụ F-35 tại Ankara trong hôm 28/10. Theo ông Semelroth, các cuộc thảo luận đã diễn ra "hiệu quả", thể hiện "cam kết" của Mỹ trong việc "giải quyết một cách tôn trọng" sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình F-35 của mình.
Căn phòng im lặng nhất trên Trái đất, người vào 'hóa điên' sau 45 phút Khi di chuyển trong căn phòng, bạn sẽ nghe thấy tiếng xương khớp nghiến ghê rợn. Cuối cùng, bạn sẽ mất thăng bằng bởi sự yên tĩnh phát sợ của nó. Căn phòng im lặng trong Tòa nhà 87 tại trụ sở Microsoft ở Redmond, Washington, giữ kỷ lục Guinness Thế giới là phòng im lặng nhất thế giới. Nếu đứng trong đó...