Mỹ giám sát toàn bộ công nghệ mới trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc
Do lo ngại Trung Quốc và quốc gia khác sẽ đưa một lượng lớn thành quả sáng tạo công nghệ cao sử dụng vào lĩnh vực quân sự, Mỹ đã xây xựng một kế hoạch để theo dõi và phân tích những công nghệ được cấp bằng sáng chế vừa mới ra đời.
Lầu Năm góc đang nỗ lực thực hiện chương trình “Technology Watch/Horizon Scanning”
Ngày 9/1, tờ US Today của Mỹ cho biết, chương trình mới này có tên là “giám sát công nghệ/quét tầm nhìn” (Technology Watch/Horizon Scanning), có thể theo dõi toàn bộ công nghệ đang nghiên cứu phát triển trên toàn thế giới.
Mỹ cho rằng, những kĩ thuật này tuy có thể hỗ trợ cho hành động quân sự của Mỹ, nhưng cũng có thể gây khó khăn nghiêm trọng cho kế hoạch quân sự hiện tại của họ. Đối tượng của nó không chỉ nhằm vào Trung Quốc, nhưng những thành quả sáng tạo mới của nước này đương nhiên là đối tượng phải xem xét đầu tiên.
Video đang HOT
Ông Patrick Thomas – Giám đốc công ty Thomas, có trụ sở tại Haddonfield, bang New Jersey – nhà thầu chính của dự án này cho biết, số lượng bằng sáng chế công nghệ mới của Trung Quốc đang tăng lên, số liệu trên biểu đồ cho thấy tăng trưởng bằng sáng chế mới của nước này có “bước nhảy vọt”.
Chủ nhiệm Văn phòng tình báo công nghệ Lầu Năm Góc Brian Beachkofski khẳng định, kế hoạch này có ý nghĩa duy trì ưu thế hàng đầu trong nghiên cứu công nghệ của quân đội Mỹ từ 10 đến 20 năm nữa. Ông cho biết: “khi một số tài liệu kĩ thuật xuất hiện, để áp dụng được vào thực tiễn còn phải mất một thời gian khá dài”.
Đối tượng theo đuổi của chương trình “giám sát công nghệ” là những thuật ngữ nghiên cứu đang thịnh hành trong khoa học kĩ thuật, làm rõ nó được phát triển trong chương trình nghiên cứu và bằng sáng chế nào, đồng thời có ứng dụng vào quân sự trong tương lai hay không. “Quét tầm nhìn” thì tiến hành nghiên cứu những nguồn thông tin này, để xác định xu thế phát triển mới nhất.
Chương trình “Technology Watch/Horizon Scanning” sẽ đặc biệt tập trung vào các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và hồ sơ cấp bằng sáng chế, để từ những nghiên cứu sơ khai của các trường đại học và doanh nghiệp tư nhân, tìm ra các công nghệ mới.
Theo báo cáo, công nghệ quân sự mới, ngay cả khi công nghệ rẻ tiền, đều có thể làm cho một số quốc gia nhanh chóng thay đổi ưu thế chiến lược của mình. Ví dụ: Trong chiến tranh Iraq và Afghanistan gia tăng trang bị bom tự tạo, bắt buộc Mỹ phải triển khai một chương trình tiêu tốn 50 tỉ USD năm 2007, để nghiên cứu ra loại xe vận chuyển thiết giáp hạng nặng có khả năng chống chịu được bom mìn.
Tháng 4 năm ngoái, dự toán của Lầu Năm Góc đã thể hiện rõ, “chương trình giám sát công nghệ” sẽ đi sâu nghiên cứu địa vị của Mỹ về khoa học và công nghệ trên toàn cầu, nhằm xác định những mối đe dọa có thể gây ra ảnh hưởng tiềm tàng đến khả năng quân sự và môi trường tương lai của nước Mỹ.
Theo An Ninh Thủ Đô
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống xã hội
Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin (CNTT) không dừng lại ở các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản hoặc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực. Nắm bắt nhu cầu ngày càng lớn của các ngành và địa phương, đội ngũ những người làm công nghệ thông tin không ngừng phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này nhằm phục vụ tốt hơn đời sống xã hội.
Thiết bị lắp đặt phục vụ công nghệ WIMAX tại TP Buôn Ma Thuột.
Không kể 20 đề tài cơ sở, năm 2013, Viện Công nghệ thông tin, thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (HLKH và CNVN) triển khai và thực hiện hơn 10 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước, cấp bộ và đề tài hợp tác quốc tế. Theo PGS, TS Thái Quang Vinh, Viện trưởng CNTT, bên cạnh các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản của quỹ NAFOSTED, đội ngũ cán bộ của Viện phối hợp các viện chuyên ngành khác triển khai nghiên cứu các vấn đề đang đặt ra của thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn như hợp tác với Viện Vật lý địa cầu ứng dụng lưới và đám mây điện toán để xây dựng các kịch bản ứng phó với sóng thần có thể xảy ra ở khu vực Biển ông; Phối hợp ngành y tế thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu đa phương tiện y tế và công cụ hỗ trợ khám, chữa bệnh trong bệnh viện; Liên kết với Viện Công nghệ vũ trụ nghiên cứu các vấn đề về thiết bị định vị vệ tinh GPS, phần mềm xử lý ảnh viễn thám trên nền công cụ GRASS... Mặt khác, Viện thực hiện các hợp đồng kinh tế kỹ thuật với các ngành tài chính, ngân hàng, giáo dục và đào tạo để giúp hoạt động của các ngành này được thuận lợi và hiệu quả hơn.
ặc biệt, các nhà khoa học của Viện CNTT tham gia giải quyết những vấn đề lớn và có tầm ảnh hưởng phải kể đến nhiệm vụ Nhà nước trong chương trình Tây Nguyên 3, và các vấn đề về nhận dạng và công nghệ tri thức. Phần mềm nhận dạng chữ Việt in với tên gọi VnDOCR do PGS, TS Lương Chi Mai cùng các cộng sự thiết kế, phát triển đã phục vụ cho hàng nghìn cơ quan, đơn vị tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với gần 50 nghìn bản đã được thương mại hóa. Sản phẩm độc đáo VnDOCR từng được nhận Huy chương vàng phần mềm đạt doanh số cao, giải nhất Giải thưởng VIFOTEC...
PGS, TS Thái Quang Vinh cho biết: Viện sẽ đi theo định hướng phát triển ngành CNTT giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, thực hiện nghiên cứu cơ bản trong các hướng trọng tâm của CNTT và tự động hóa; đồng thời chú trọng đầu tư nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Với đề tài "Ứng dụng lưới và đám mây điện toán để tính sẵn các kịch bản ứng phó với sóng thần có thể xảy ra ở khu vực Biển ông, phục vụ công tác cảnh báo" (TS Phạm Thanh Giang chủ nhiệm), thì đây là lần đầu tiên ở nước ta, bài toán về kịch bản sóng thần được đưa lên lưới tính toán hiệu năng cao. ề tài mở ra một khả năng mới có thể định lượng hóa một cách tương đối thuyết phục nguy cơ xảy ra, cũng như mức độ tàn phá của sóng thần đối với một số vùng biển có nguy cơ cao thay vì những phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học.
Kết quả của đề tài được ứng dụng thiết thực cho công tác báo tin động đất và cảnh báo sóng thần khi có thảm họa xảy ra ở khu vực Biển ông. áng chú ý, sau thời gian lắp đặt và chạy thử nghiệm, sản phẩm của đề tài "Hệ thống dịch vụ đa phương tiện và giám sát các thông số môi trường sản xuất trên nền mạng viễn thông WIMAX tại khu vực Tây Nguyên" sẽ được nghiệm thu và bàn giao vào quý II, năm 2014. Với việc ứng dụng công nghệ mạng không dây WIMAX, phát triển các hệ thống giám sát hình ảnh, âm thanh trên nền VoIP, camera IP, và hệ LBS công nghệ bản đồ số... trong phạm vi phủ sóng từ tám đến 10 km và vùng ngoại ô TP Buôn Ma Thuột, sản phẩm của đề tài sẽ đưa đến nhiều tiện ích. Mà thiết thực ở đây là dịch vụ truy cập in-tơ-nét băng thông rộng, là hệ thống camera sẽ giúp các nhà quản lý cơ quan, doanh nghiệp đỡ phải đi lại nhiều nhưng vẫn bao quát được mọi hoạt động của đơn vị mình; ngành giao thông có thể ghi lại và lưu giữ những vi phạm của các phương tiện lưu thông trên đường; hay hỗ trợ khách du lịch dùng thiết bị di động tìm kiếm vị trí (khách sạn, điểm vui chơi, cột ATM...) trong khoảng thời gian rất ngắn khi có nhu cầu...
Theo ND
CES 2014 có gì đáng mong đợi? Triển lãm hàng công nghệ tiêu dùng quốc tế (CES 2014) sẽ diễn ra từ ngày 7-10/1/2014. CES được xem là sự kiện mở đầu cho thế giới công nghệ trong một năm mới, và sẽ mở đầu cho các xu hướng công nghệ sẽ diễn ra trong năm. Dự đoán, CES 2014 sẽ có nhiều bất ngờ với sự nở rộ của...