Mỹ giảm nhân viên y tế ở Trung Quốc trước khi Covid-19 bùng phát
Chính quyền Trump cắt giảm hơn 2/3 nhân viên tại cơ sở y tế công cộng quan trọng ở Trung Quốc trước khi Covid-19 bùng phát tại nước này.
Hầu hết việc cắt giảm diễn ra tại văn phòng Bắc Kinh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) trong hai năm qua, theo tài liệu công khai của CDC mà Reuters có được và cuộc phỏng vấn với 4 người am hiểu vấn đề.
CDC có trụ sở tại Atlanta, thuộc bang Georgia của Mỹ, là cơ quan phòng chống dịch bệnh hàng đầu của Mỹ, hỗ trợ y tế công cộng cho các quốc gia trên thế giới và phối hợp với họ để giúp ngăn chặn sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm lây lan toàn cầu. Cơ quan này đã hoạt động tại Trung Quốc 30 năm qua.
Số lượng nhân viên của CDC tại Trung Quốc đã giảm từ 47 xuống còn 14 người từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức tháng 1/2017, tài liệu cho thấy. Bốn nguồn tin giấu tên nói rằng những người được rút về bao gồm các nhà dịch tễ học và chuyên gia y tế.
“Văn phòng CDC tại Bắc Kinh bây giờ chỉ còn là cái vỏ của chính nó”, một nguồn tin cho biết. Người này là quan chức Mỹ làm việc ở Trung Quốc tại thời điểm nhân viên CDC Bắc Kinh bị rút về nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các quan chức cấp cao tại buổi họp báo về Covid-19 ở Nhà Trắng hôm 20/3. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Ngoài ra, Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), chương trình cứu trợ toàn cầu có vai trò giúp Trung Quốc theo dõi và đối phó dịch bệnh, cũng đóng cửa các văn phòng ở Bắc Kinh dưới thời Trump. Trước khi đóng cửa, mỗi văn phòng đều có một quan chức Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) còn rút khỏi Trung Quốc quan chức quản lý chương trình giám sát dịch bệnh động vật vào năm 2018.
Các nguồn tin cho rằng những chuyên gia y tế, nhà khoa học và chuyên gia khác bị rút về Mỹ đều là những người có thể giúp Trung Quốc phản ứng với Covid-19 cũng như cung cấp cho chính phủ Mỹ nhiều thông tin hơn về những gì sắp xảy ra. Chính quyền Trump hồi tháng 2 chỉ trích Trung Quốc vì kiểm duyệt thông tin dịch bệnh và không cho chuyên gia Mỹ vào nước này để hỗ trợ chống Covid-19.
“Các chuyên gia Mỹ đã có nhiều hoạt động ở Trung Quốc, nhưng họ bị rút về dưới thời Trump, trong đó có những người phải về nước vài tháng trước khi dịch bệnh bùng phát”, một trong những người chứng kiến việc rút nhân viên y tế Mỹ cho hay. “Rất có thể việc rút nhân viên này đã khiến thảm họa dễ xảy ra hơn hoặc khó ứng phó hơn”.
Nhà Trắng từ chối bình luận hoặc trả lời câu hỏi liên quan đến việc Mỹ rút nhân viên tại Trung Quốc. CDC không trả lời các câu hỏi chi tiết về việc cắt giảm, song khẳng định số lượng nhân sự không cản trở phản ứng của Mỹ đối với Covid-19. “Có rất nhiều yếu tố dẫn đến quyết định liên quan vấn đề nhân sự”, CDC cho biết.
Một số chuyên gia y tế cho rằng việc có nhiều nhân viên CDC bên trong Trung Quốc khó tạo ra khác biệt trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Trung Quốc đã bị cáo buộc không cho quan chức y tế công bố thông tin dịch bệnh ngay khi nó khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.
“Vấn đề là ở Trung Quốc, không phải do chúng tôi không có nhân viên CDC ở đó”, Scott McNabb, cựu chuyên gia dịch tễ học của CDC, hiện là giáo sư nghiên cứu của Đại học Emory, cho biết. Ông cho rằng việc Trung Quốc che giấu thông tin là thủ phạm chính trong sự lây lan của đại dịch, tới nay đã khiến hơn 470.000 người nhiễm và hơn 21.000 người tử vong.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng từ chối bình luận về thông tin Mỹ rút nhân viên y tế khỏi Bắc Kinh.
Việc rút bớt nhân viên Mỹ ở Trung Quốc diễn ra trong lúc quan hệ song phương căng thẳng vì chiến tranh thương mại, khiến hai nước áp thuế với hàng tỷ USD hàng hóa nhập khẩu.
Quan chức Mỹ – Trung đang đổ lỗi cho nhau về kiểm soát Covid-19. Trump gọi nCoV là “virus Trung Quốc”, trong khi một số quan chức Trung Quốc cáo buộc quân đội Mỹ đưa virus đến Vũ Hán. Trung Quốc dường như đã kiểm soát được dịch bệnh và đang cố khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng cách viện trợ cho Italy và các nước khác, trong khi Mỹ đang chật vật ứng phó và có nguy cơ trở thành tâm dịch toàn cầu mới.
Huyền Lê
Nhân viên bệnh viện Mỹ nhiễm virus tử vong cạnh con trai 4 tuổi
Một nhân viên bệnh viện tại Georgia, Mỹ, được tìm thấy đã tử vong tại nhà cùng con trai 4 tuổi bên cạnh. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy nhân viên này dương tính với Covid-19.
Một nhân viên bệnh viện 42 tuổi ở Georgia, Mỹ dương tính với Covid-19 đã chết tại nhà cạnh đứa con trai 4 tuổi của cô, NBC News đưa tin.
Cô Diedre Wilkes được phát hiện đã chết hôm 19/3 tại phòng khách ở Newnan, cách Atlanta 64 km về phía tây nam, sau khi một thành viên trong gia đình gọi đến Sở Cảnh sát hạt Coweta nhờ đến kiểm tra, ông Richard Hawk, nhân viên điều tra, nói với NBC News hôm 25/3.
Cảnh sát cho rằng cô Wilkes đã chết khoảng 12 đến 16 giờ trước khi được tìm thấy.
Người ta đã thực hiện xét nghiệm tìm virus SARS-CoV-2 trên thi thể và Wikes có kết quả dương tính virus, theo ông Hawk. Cô Wilkes không có bất kỳ bệnh nền nào và việc khám nghiệm tử thi đang được tiến hành, ông Hawk nói thêm.
Wilkes là một kỹ thuật viên chụp nhũ ảnh tại Bệnh viện Piedmont Newnan, theo The Atlanta Journal-Constitution.
Một phát ngôn viên của bệnh viện cho biết hôm 25/4 rằng các nhân viên đã "vô cùng đau buồn khi nhân viên điều tra thông báo cho chúng tôi về sự ra đi đột ngột của một đồng nghiệp".
Bệnh viện cho biết đã liên lạc với các nhân viên và bệnh nhân mà cô Wilkes tiếp xúc.
Người dân được kiểm tra nhiệt độ tại một cơ sở y tế ở Georgia. Ảnh: The Atlanta Journal-Constitution.
"Bệnh viên Piedmont đang liên lạc với các cá nhân này để họ tự theo dõi và xét nghiệm Covid-19 cho những người yêu cầu", thông cáo của bệnh viện viết. "Nhân viên này không làm việc trong khu vực điều trị cho bệnh nhân dương tính hoặc theo dõi Covid-19. Chúng tôi chân thành chia buồn và chia sẻ nỗi đau với người nhà nhân viên trong thời gian khó khăn này".
Bang Georgia xác nhận hơn 1.000 trường hợp dương tính với virus, theo cơ quan y tế công cộng của bang. Tính đến tối 24/3, 38 người đã tử vong vì nhiễm virus tại đây.
Theo The Atlanta Journal-Constitution, Wilkes và một nhân viên chăm sóc sức khỏe 48 tuổi khác là những nhân viên y tế đầu tiên tử vong do virus tại Mỹ. Tờ này cũng đưa tin nhân viên y tế 48 tuổi tử vong hôm 19/3 tại một bệnh viện ở Florida.
Virus corona "sống được" bao lâu trong không khí và trên các bề mặt? Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu khả năng sống sót của virus corona trên các bề mặt khác nhau và trong không khí, và kết luận không lấy gì làm đáng mừng lắm. Hàng tháng nay chúng ta đã nghe nhiều ý kiến về thời gian virus corona "sống" được bên ngoài cơ thể người, nhưng điều quan trọng nhất chúng ta...