Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào Nga
Từ 04h01 giờ GMT ngày 25/5, tức 11h01 cùng ngày (giờ Hà Nội), Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng đôla sở hữu trong nước.
Đồng xu ruble của Nga (phía trên) và đồng đôla Mỹ (dưới) tại thủ đô Moskva (Nga). Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Tài chính Mỹ đã công bố quyết định trên tại thời điểm chỉ còn 2 ngày nữa tới đợt trả nước nước ngoài tiếp theo của Nga. Trong đợt trả nợ này, Nga sẽ phải thanh toán 100 triệu euro tiền lãi cho 2 loại trái phiếu: 1 loại trái phiếu thanh toán bằng đồng USD, euro, bảng Anh hoặc đồng franc của Thụy Sĩ (Nga chỉ có thể lựa chọn 1 trong 4 loại) và 1 loại trái phiếu thanh toán bằng đồng ruble.
Đây được xem là biện pháp của Mỹ nhằm gia tăng trừng phạt đối với Moskva liên quan đến xung đột tại Ukraine. Bởi trên thực tế, các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây nhằm vào Nga đã khiến nước này bị cô lập trong hệ thống tài chính quốc tế và điều này đã khiến Nga không thể tiếp cận lượng USD trong các tài khoản của Nga nằm ở các ngân hàng Mỹ để trả nợ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Chính phủ Nga vẫn luôn tìm cách thanh toán nợ bằng đồng nội tệ, song nhiều loại trái phiếu không chấp nhận thanh toán bằng đồng ruble.
Hiện Nga chưa đưa ra bất cứ bình luận nào trước thông tin trên. Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters và nhật báo Wall Street, Bộ Tài chính Nga đã trả nợ sớm để tránh vỡ nợ.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, nợ nước ngoài của Nga hiện vào khoảng 4.500 đến 4.700 tỷ ruble (tương đương 60 tỷ USD), chiếm 20% tổng nợ công. Dự kiến, trong năm 2022, Nga còn 13 đợt trả nợ nước ngoài.
Nga yêu cầu châu Âu thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/3 cho biết Nga sẽ chỉ chấp thuận thanh toán bằng đồng ruble cho các hợp đồng chuyển khí đốt tới các nước "những nước không thân thiện", trong đó có tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), sau khi Moskva phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt chưa từng có từ phương Tây liên quan vấn đề Ukraine.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: Sputnik/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp chính phủ được phát sóng truyền hình, Tổng thống Putin cho biết ông đã quyết định thực thi một loạt biện pháp để chuyển thanh toán các hợp đồng cung cấp khí đốt cho các nước không thân thiện sang đồng ruble, đồng thời khẳng định Nga sẽ vẫn tiếp tục cung cấp đủ lượng khí đốt theo hợp đồng. Tổng thống Putin chỉ đạo ngân hàng trung ương Nga triển khai hệ thống thanh toán mới trong vòng một tuần. Theo ông, hệ thống này cần phải "minh bạch" và liên quan việc mua bán đồng ruble ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, các lĩnh vực xuất khẩu khác của Nga có thể cũng bị ảnh hưởng.
Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Putin, đồng ruble - vốn mất giá nghiêm trọng kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine - đã tăng giá so với đồng USD và đồng euro, trong khi giá khí đốt tăng.
Cơ quan hàng không vũ trụ Roscosmos của Nga cùng ngày cũng thông báo sẽ yêu cầu các đối tác quốc tế thanh toán bằng đồng ruble.
Phản ứng về diễn biến trên, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết yêu cầu của Tổng thống Nga là vi phạm hợp đồng và Berlin sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu về cách thức ứng phó. Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, 55% lượng khí đốt tiêu thụ ở Đức là nhập khẩu từ Nga.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov tuyên bố nước này thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble. Một kịch bản thanh toán cụ thể sẽ được công ty năng lượng Bulgaria xem xét, theo các hợp đồng hiện có không có rủi ro thanh toán.
Công ty năng lượng OMV của Áo tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng euro do không có điều khoản nào trong hợp đồng yêu cầu phải thanh toán bằng đồng ruble. Nhiều công ty năng lượng lớn khác của châu Âu từ chối bình luận về động thái mới nhất của Nga.
Hiện khí đốt từ Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ ở châu Âu. Lượng khí đốt nhập khẩu của EU từ Nga trị giá trong khoảng 200 triệu-800 triệu euro/ngày.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 23/3 cảnh báo việc cấm vận hoàn toàn dầu khí của Nga sẽ dẫn đến sự sụp đổ các thị trường năng lượng toàn cầu và đà tăng giá không thể dự đoán.
Đồng ruble của Nga phục hồi từ mức thấp kỷ lục Đồng ruble của Nga đã mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 25/2, từ mức thấp nhất mọi thời đại ghi nhận trong phiên trước đó, khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng Nga triển khai một chiến dịch quân sự đặc biệt liên quan tới Ukraine. Đồng xu ruble của Nga và đồng đôla Mỹ tại Moskva. Ảnh:...