Mỹ gia hạn 90 ngày, Huawei… ‘tỉnh bơ’
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 18-11 đã cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán một số sản phẩm nhất định cho Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc thêm 90 ngày nữa.
Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn đưa ra các quy tắc kiềm chế các mối đe dọa an ninh quốc gia từ các công ty nước ngoài.
Sự gia hạn này “sẽ cho phép các nhà mạng tiếp tục phục vụ khách hàng ở một số khu vực xa xôi nhất trên nước Mỹ, nếu không thì họ sẽ bị bỏ mặc trong bóng tối”, báo The South China Morning Post trích dẫn phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Ảnh: Reuters
Ông Ross nhấn mạnh: “Bộ Thương mại sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc xuất khẩu công nghệ nhạy cảm để bảo đảm rằng những đổi mới của chúng tôi không bị khai thác bởi những người sẽ đe dọa an ninh quốc gia của chúng tôi”.
Giới chuyên môn nhận định: Trong khi đưa ra thêm một khoảng thời gian đình hoãn tạm thời nữa cho hoạt động kinh doanh của Huawei tại Mỹ, động thái gia hạn của Mỹ minh họa cho những rắc rối mà chính phủ Mỹ phải đối mặt khi cố gắng cân bằng 2 mục tiêu chính sách: bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông của quốc gia trước các mối đe dọa từ nước ngoài và duy trì ưu thế công nghệ của Mỹ.
“Điều đó minh họa cho tính chất hỗn loạn trong chính sách của Mỹ đối với Huawei” – ông Paul Triolo, người đứng đầu về địa công nghệ tại Công ty tư vấn Eurasia Group.
Ông này cho biết ban đầu thời gian gia hạn là 6 tháng, sau đó được rút ngắn xuống còn 2 tuần vào cuối tuần qua, trước khi đi đến quyết định 90 ngày.
Video đang HOT
Theo ông, điều này đã trở thành một phần của “bóng đá chính trị” (vấn đề tiếp tục gây tranh cãi nhưng chưa được giải quyết), trong khi một số nhân vật trong chính quyền Mỹ rất lo lắng về tác động của các hành động chống lại Huawei đối với ngành viễn thông nông thôn ở các bang ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Trump.
Dù được gia hạn, hoạt động kinh doanh của Huawei với các đối tác Mỹ vẫn bị đe dọa. Ảnh: REUTERS
Trước diễn biến mới nêu trên, trong một tuyên bố hôm 18-11, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cho biết quyết định đó “dù sao đi nữa sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Huawei” và điều đó “không làm thay đổi sự thật rằng Huawei tiếp tục bị đối xử bất công”.
Hồi tháng 5 năm nay, Mỹ đã đặt Huawei và hàng chục chi nhánh của tập đoàn này vào danh sách đen và cấm các nhà cung cấp Mỹ bán linh kiện cho họ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Lệnh cấm này xuất phát từ những lo ngại của Mỹ rằng Huawei đang tiến hành các hoạt động chống lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, bao gồm cả vi phạm lệnh trừng phạt chống làm ăn với Iran.
Kể từ khi đưa Huawei vào danh sách đen, Bộ Thương mại Mỹ đã cho phép họ mua một số linh kiện do Mỹ sản xuất trong một loạt lệnh gia hạn giấy phép 90 ngày mà bộ này nói rằng nhằm giảm thiểu tình trạng gián đoạn đối với các khách hàng Mỹ của Huawei, nhiều doanh nghiệp trong số đó vận hành các mạng ở vùng nông thôn nước Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Ross thừa nhận rằng một số nhà mạng nông thôn ở Mỹ cần giấy phép tạm thời và vẫn phụ thuộc vào Huawei cho các mạng 3G và 4G.
Hạn chế bán linh kiện cho Huawei sẽ khiến các nhà cung cấp tại Mỹ thiệt hại hàng tỉ USD hàng năm. 19 nhà cung cấp hàng đầu của Mỹ cho Huawei đã có tổng doanh thu 14,2 tỉ USD từ đối tác kinh doanh Trung Quốc này vào năm ngoái.
Mặc dù được gia hạn, hoạt động kinh doanh của Huawei với các đối tác Mỹ vẫn bị đe dọa.
Chính quyền Trump cho rằng Huawei có thể bị chính phủ Trung Quốc buộc phải chuyển dữ liệu và thông tin quan trọng của Mỹ cho Bắc Kinh, làm tổn hại đến an ninh của Mỹ.
Cùng với Huawei, ZTE đang phải đối mặt với lệnh cấm của Mỹ liên quan đến an ninh quốc gia. Ảnh: AP
Trong khi đó, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cũng đang tìm cách áp dụng nhiều hạn chế hơn đối với Huawei và ZTE, một nhà sản xuất thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc.
Ủy ban này có kế hoạch bỏ phiếu vào ngày 22-11 tới đây về đề xuất cấm mua thiết bị hoặc dịch vụ từ các công ty công nghệ Trung Quốc đối với các nhà mạng ở nông thôn Mỹ đang nhận trợ cấp từ chương trình của chính phủ trị giá 8,5 tỉ USD, gọi là Quỹ Dịch vụ Phổ quát.
Ủy ban này cũng sẽ xem xét một đề xuất khác để loại bỏ và thay thế thiết bị Trung Quốc hiện được các mạng không dây nông thôn sử dụng.
Trong một bức thư hôm 14-11 ủng hộ đề xuất của FCC, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr khẳng định rằng Huawei và ZTE “không thể tin cậy được”.
Theo người lao động
'Ông Donald Trump coi Huawei là điểm yếu chí mạng của Trung Quốc'
Người dẫn chương trình Jim Cramer của CNBC khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Huawei là 'điểm yếu chí mạng' của Trung Quốc và những ai không hiểu điều đó sẽ phải trả giá.
Trong chương trình Mad Money, cựu doanh nhân Jim Cramer - từng quản lý quỹ đầu tư Cramer, Berkowitz & Co - nhận định CEO Hock Tan của hãng sản xuất chip Broadcom đang phải trả giá vì đánh giá sai quyết tâm "đánh bại Trung Quốc" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hôm qua, Broadcom hạ dự báo doanh thu 2019 từ 24,5 tỷ USD xuống 22,5 tỷ USD vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Lập tức, giá cổ phiếu Broadcom sụt 8,6%, khiến giá trị thị trường của công ty bốc hơi 9 tỷ USD.
"Ông Trump thấy cần phải hi sinh Broadcom để hạ gục Huawei và buộc Trung Quốc nhượng bộ trên bàn đàm phán thương mại", ông Cramer khẳng định. Năm ngoái, Broadcom kiếm được 900 triệu USD từ việc bán thiết bị cho Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới.
Broadcom là một trong những công ty Mỹ bị thiệt hại vì cuộc chiến thương mại. Ảnh: WSJ.
"Tổng thống Trump coi Huawei là điểm yếu chí mạng của Trung Quốc. Chính quyền ông Trump đưa Huawei vào danh sách đen vì cho rằng Trung Quốc sẽ không để cho viên ngọc quý của ngành công nghệ nước này sụp đổ", ông Cramer bình luận.
Có lẽ là CEO Broadcom Hock Tan sẽ rất bức xúc với ông Trump. Bởi ông Hock Tan ủng hộ ông Trump và năm 2017 từng đến Nhà Trắng thông báo ông chuyển trụ sở công ty từ Singapore về Mỹ. Năm ngoái, chính quyền Trump cũng ngăn Broadcom mua Qualcom với giá 117 tỷ USD vì lý do an ninh quốc gia.
Ở thời điểm hiện tại, Huawei đối mặt với rất nhiều khó khăn sau khi bị Mỹ cấm vận. Công ty Trung Quốc vừa thông báo hoãn ra mắt laptop và điện thoại màn hình gập. Giới quan sát có nhận định doanh số điện thoại của Huawei sẽ sụt giảm khoảng 30% trong năm 2019.
Theo zing
Đây là vũ khí bí mật của Huawei Đứng trước những hình phạt từ Mỹ, Huawei bắt đầu tìm cách tấn công lại các công ty công nghệ Mỹ với 'vũ khí' là hàng chục nghìn bằng sáng chế mà công ty này sở hữu. Dưới sức ép từ Mỹ để "cắt" đường hợp tác với các công ty công nghệ, Huawei vẫn còn một thứ để phản công. Đó chính...