Mỹ-EU và Trung Quốc: Hai liên thủ đấu một

Theo dõi VGT trên

Kể từ khá nhiều năm nay chưa thấy khi nào Trung Quốc ở trong tình thế khó khăn và phức tạp về đối ngoại và kinh tế đối ngoại như hiện tại. Chính Trung Quốc cũng phải công nhận thực trạng này.

Mỹ-EU và Trung Quốc: Hai liên thủ đấu một - Hình 1

Khó khăn và phức tạp đối với Trung Quốc hiện hữu trên nhiều lĩnh vực và về nhiều phương diện khác nhau. Nhưng có lẽ điển hình và đặc trưng nhất cho tình thế ấy của Trung Quốc là việc hiện phải đồng thời đối phó với cả Mỹ và EU.

Biểu hiện ra bên ngoài, cả mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc lẫn giữa EU với Trung Quốc đều không hẳn quá căng thẳng và trắc trở. Các khuôn khổ tiếp xúc và cơ chế đối thoại song phương liên quan vẫn được duy trì. Mọi phát biểu công khai của bên này về bên kia đều vẫn pha trộn giữa găng và dịu, giữa đối phó và tranh thủ. Nhưng trong thực chất thì cả hai cặp quan hệ song phương này hiện đã trở nên khác biệt cơ bản so với thời gian trước đây khi Mỹ và EU không còn dấu diếm mà đã công khai cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Cạnh tranh chiến lược ở đây có nghĩa Mỹ và EU không còn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược để hợp tác nữa mà nhìn nhận Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh phải đối phó để không bị bất lợi, tức là chuyển từ hợp tác cùng có lợi sang đối phó để hạn chế và loại trừ thiệt hại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng việc kích hoạt cuộc xung khắc thương mại để khởi động cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc. EU đã đưa ra cả chiến lược mới với 10 định hướng hành động cụ thể để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc. Giữa Mỹ và EU tuy hiện cũng không được “cơm ngon, canh ngọt” nhưng lại gần như thật sự cùng hội cùng thuyền trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Giữa Mỹ và EU vẫn có sự khác biệt nhất định về mức độ và hình thức ngăn cản các công ty của Trung Quốc xâm nhập, chinh phục và chi phối thị trường của Mỹ và EU thông qua thương mại và đầu tư nhưng về bản chất lại không khác gì nhau ở lo xa cũng như ngại gần là Trung Quốc dùng đầu tư vào nền kinh tế để chi phối và kiểm soát nền kinh tế, dùng tăng cường xuất khẩu để chinh phục rồi lũng đoạn thị trường Mỹ và EU, là Trung Quốc tận dụng và lợi dụng quan hệ hợp tác kinh tế với Mỹ và EU để vươn lên giành vị trí hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, tức là vượt Mỹ và EU, ngay trong nửa đầu của thế kỷ 21. Mỹ và EU đâu có khác biệt gì nhau trong yêu cầu đòi hỏi Trung Quốc phải mở cửa thị trường Trung Quốc hơn nữa cho giới kinh tế của Mỹ và EU, phải giảm mạnh mẽ và rõ rệt hơn nữa những hạn chế và rào cản đối với đầu tư của Mỹ và EU vào thị trường Trung Quốc, hay phải thực thi nghiêm chỉnh những quy định về bảo hộ quyền sở hữu phát minh, sáng chế, bí quyết công nghệ và sở hữu trí tuệ công nghiệp…..

Sách lược ứng phó của Trung Quốc là lấy nhu chế cương, phân hoá EU với Mỹ để hai đối tác này không liên thủ và liên minh theo kiểu “song kiếm hợp bích”đấu Trung Quốc, tìm mọi cách không để đối đầu nhau gia tăng để câu giờ nhằm có thêm thời gian cho việc tăng cường thực lực, bài binh bố trận thích hợp và đối phó hiệu quả nhất, vô hiệu hoá những lập luận và lý do của phía Mỹ và EU biện minh cho những biện pháp chính sách bất lợi cho Trung Quốc. Sách lược ứng phó của Trung Quốc còn là tranh thủ và tập hợp các nước khác ở các khu vực khác trên thế giới để tạo đối trọng về chính trị, có thêm thị trường và đối tác mới cho hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư có thể bù đắp cho những thiệt hại do cạnh tranh chiến lược của Mỹ và EU gây nên.

Và sách lược của Trung Quốc còn là nhanh chóng có những điều chỉnh chính sách liên quan, cần thiết cho bản thân sự phát triển kinh tế xã hội hiện tại ở Trung Quốc lại vừa tác động như “rút củi dưới đáy nồi” trong cuộc cạnh tranh chiến lược hiện tại với Mỹ và EU. Trung Quốc càng có lý do xác đáng, nhu cầu cấp thiết và lợi ích chiến lược với việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc thực hiện những dự án hợp tác và phát triển đầy tham vọng như “Made in China 2025″, “Một vành đai, một con đường” hay các dự án trong khuôn khổ Ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á…. cũng như với việc phân hoá nội bộ Mỹ và EU, phân hoá các đối tác khác với Mỹ và EU.

Xung khắc thương mại thuần tuý hay khúc mắc nọ kia trong quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và EU có thể được giải quyết. Nhưng chuyện cạnh tranh chiến lược này sẽ là chuyện dài dài không bao giờ có thể dứt. Nó chỉ có thể giảm bớt mức độ gay cấn và quyết liệt nhất thời mà thôi.

Theo Danviet

Tầm nhìn "vành đai - con đường" của Trung Quốc tại Nam Á

Theo tác giả Antara Ghosal Singh, Trung Quốc đang có tham vọng liên kết 10 nước Nam Á ở hai bên rặng Himalaya vào Sáng kiến Vành đai Con đường cùng Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21 của mình.

Video đang HOT

Để thực hiện điều này, Trung Quốc đã thành lập nhiều hành lang kinh tế, song phương hoặc đa phương trên khắp lục địa.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 1

Tuyến đường Hàng hải và Đường bộ trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Sau 5 năm đưa ra Sáng kiến Vành đai Con đường, Nam Á đang nổi lên là "khu vực ưu tiên hàng đầu" trong kế hoạch của Trung Quốc, đặc biệt với mật độ cao nhất của các dự án khai thác ban đầu. Với việc đưa Nam Á trở thành vị trí chiến lực trong điểm giao giữa Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nghĩ rằng: có chỗ đứng vững chắc tại Nam Á hay bảo đảm hòa nhập kinh tế với khu vực này không chỉ là yếu tố quyết định để củng cố sự hiện diện chiến lược của Trung Quốc tại vùng xa lục địa Á Âu - mà còn ngăn bất cứ mưu toan nào của đối thủ trong tương lai nhằm cản trở Trung Quốc tại Đông Á. Vì thế, mặc dù có rất nhiều thách thức, Trung Quốc vẫn kiên định đem tầm nhìn "vành đai - con đường" tới Nam Á.

Vậy, chính xác thì tầm nhìn Nam Á của Trung Quốc là thế nào?

Một tổ chức nghiên cứu có thẩm quyền tại Trung Quốc đã đưa ra báo cáo nhan đề "Cơ hội và Thách thức cho Sáng kiến vành đai con đường tại Nam Á". Báo cáo này bàn thảo kỹ lưỡng về tầm nhìn dài hạn của việc khai thông vùng Nam Á thông qua Sáng kiến vành đai - con đường và theo dõi tiến trình đã thực hiện theo hướng đó cho tới nay.

Theo bản báo cáo, Sáng kiến Vành đai Con đường tại Nam Á bao gồm 4 dự án phụ: Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), Hành lang Kinh tế Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar (BCIM), Hành lang xuyên Himalaya, và sự hợp tác của Trung Quốc với Bangladesh, Sri Lanka và Maldives trên Con đường tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21.

CPEC

Dự án CPEC trị giá 62 tỷ USD được coi là dự án hàng đầu với tốc độ tiến triển rất nhanh. Sau khi ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung Quốc và Pakistan năm 2013, hai nước đã nhanh chóng thiết lập Ủy ban Hợp tác chung (JCC) và đưa ra cấu trúc hợp tác "1 4" [với Hành lang kinh tế là trung tâm cùng cảng Gwadar, năng lượng, cơ sở hạ tầng và hợp tác công nghiệp là 4 lĩnh vực chủ chốt]. Hiện tại, CPEC đã tiến tới giai đoạn khai thác ban đầu, với khoảng 20 tới 30 dự án khai thác đang được xây dựng hay đã hoàn thành. Một trong những cột mốc quan trọng là cảng Gwadar đã hoạt động, chuyển hàng hóa Trung Quốc tới Trung Đông và châu Phi. Đường cao tốc "Vịnh phía Đông Gwadar" và Sân bay Quốc tế Gwadar đang được xây dựng.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 2

Con đường Hành lang Kinh tế CPEC.

Mạng lưới vận tải mà Trung Quốc đang xây dựng trong CPEC sẽ kết nối thành phố Kashgar ở Tân Cương tới Islamabad và Lahore thông qua cao tốc Karakoram (Giai đoạn I và II), tới Multan thông qua đường M4, và tới Karachi qua đường M5. Mặt khác, 16 dự án ưu tiên về năng lượng, chiếm 76% tổng đầu tư vào hành lang kinh tế, hầu hết đều đang được xây dựng và được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm 2020. Trong khi đó, trong 29 dự án công viên công nghiệp, Khu vực Tự do Thương mại cảng Gwadar mà Pakistan đã trao quyền cho Trung Quốc sử dụng khoảng 30% đất [khoảng 280 hécta] với thời gian thuê là 43 năm, đã đi vào hoạt động. Công viên công nghiệp Haier-Ruba đang lên kết hoạch mở rộng và đầu tư nhiều hơn. Về phía Trung Quốc, các tổ chức kinh tế cấp tỉnh tại Tân Cương, Tứ Xuyên và Quảng Tây đang đẩy mạnh để liên kết với phía Pakistan.

Tuy nhiên, Trung Quốc rất muốn mở rộng phạm vi của CPEC ra ngoài Pakistan, kết nạp thêm các nước quan trọng trong khu vực. Tầm nhìn dài hạn của Trung Quốc là xây dựng một hành lang kinh tế gồm Trung Quốc - Pakistan - Ấn Độ - Iran - Afghanistan - Kazakhstan - Một dự án kết nối đa quốc gia sẽ thống trị trái tim của vùng Trung và Nam Á hay là cả lục địa Á Âu. Một điều thú vị là, mặc dù Ấn Độ là nước chỉ trích gay gắt về CPEC, nước này vẫn tiếp tục nằm trong tầm nhìn CPEC của Trung Quốc.

BCIM

Dưới "cái ô" BCIM, Trung Quốc đang phát triển 3 tuyến đường sắt và 3 cao tốc tại phía tây nam tỉnh Vân Nam. Đoạn đường của Trung Quốc trên đường sắt Trung Quốc - Myanmar (tuyến phía tây của đường sắt xuyên châu Á) đang được hy vọng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2020. Tiếp theo, đường sắt Bảo Sơn - Đằng Xung - Hậu Kiều và đường sắt Đại Lý - Thanh Thủy Hà đang xây dựng sơ bộ. Công việc xây dựng cao tốc Trung Quốc - Myanmar (bao gồm Côn Minh - Thụy Lệ, Côn Minh - Đằng Xung, Côn Minh - Thanh Thủy Hà) cũng đang vào đà.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 3

Con đường Hàng lang Kinh tế BCIM.

Các dự án quan trọng khác của Trung Quốc trong BCIM bao gồm Dự án Cầu Padma đa dụng, hành lang vận chuyển hàng hóa Côn Minh - Dhaka, đường sắt Bangladesh - Myanmar. Công việc trong những dự án này hoặc đã hoàn thiện hoặc đang được thực hiện. Hành lang kinh tế Bangladesh - Trung Quốc - Myanmar dài 2.800km đã được mở ra để giao thông, trừ một vài đoạn, và hai giải đua xe đã được tổ chức từ Kolkata, Ấn Độ tới Côn Minh, Vân Nam vào năm 2011 và 2013.

Trung Quốc có một tầm nhìn lớn hơn đối với hành lang BCIM. Thông qua nó, Trung Quốc muốn kết nối và hòa nhập vào các nền kinh tế của 3 khu vực địa chính trị Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Tuy nhiên, không ảo tưởng vì những bước tiến chậm chạp của việc xây dựng hành lang này, Trung Quốc mới đề xuất Hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC), sẽ bắt đầu từ tỉnh Vân Nam, mở rộng tới thành phố trung tâm Myanmar là Mandalay, tiếp theo ở phía đông tới Yangon, phía tây tới Khu vực Kinh tế đặc biệt Kyaukpyu. Có thể sau này CMEC sẽ được kết hợp vào BCIM. Nhưng cả với hình thức hiện tại của CMEC, nó có thể giúp Trung Quốc xúc tiến thương mại với các khu vực ngoài Myanmar, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh và cả những nước vùng Trung Đông thông qua đường biển, nó cũng cho phép Trung Quốc sử dụng đất của khu vực Vịnh Bengal.

Hành lang xuyên Himalaya

Kể từ chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Nepal K.P. Oli vào tháng 3.2016, Trung Quốc và Nepal đã thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ của Sáng kiến Vành đai Con đường và đã đẩy mạnh quan hệ liên kết thông qua thương mại, vận tải và viễn thông. Bước tiến triển quan trọng đã đạt được thông qua việc xây dựng các dự án then chốt như cầu cao tốc qua sông Karnali tại cảng Pulan/Yari tại Hilsa, dự án xây dựng lại đường vành đai của Kathmandu, và việc xây dựng 3 hành lang kinh tế mang tên Hành lang Kinh tế Koshi, Hành lang Kinh tế Gandaki và Hành lang Kinh tế Karnali... Trong khi đó, Trung Quốc và Nepal cũng đã ký một hiệp nghị thông quan, trong đó cả 2 phía đã đồng ý tăng số lượng tuyến đường vận chuyển quốc tế song phương từ 3 tuyến hiện có lên 12 tuyến. Thêm nữa, dịch vụ vận tải mới trên đường thường và đường sắt nối Quảng Đông, Tây Tạng và Nepal đã chính thức hoạt động, hàng hóa được chuyển đến và đi từ Trung Quốc thông qua tuyến đường này. Cả hai bên đang tìm kiếm cơ hội lập nên một Khu vực Tự do Thương mại Trung Quốc - Nepal.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 4

Hành lang Kinh tế Xuyên Himalaya.

Tầm nhìn rộng hơn của Trung Quốc chính là việc tiếp cận nền kinh tế Ấn Độ thông qua Nepal như một lối đi trực tiếp. Theo cách làm của Trung Quốc, "Hành lang xuyên Himalaya" khởi đầu từ Thành Đô, Tứ Xuyên nơi bắt đầu cao tốc Tứ Xuyên - Tây Tạng, hay đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng, sẽ được mở rộng từ Tây Tạng tới Kathmandu, Nepal thông qua Ya'an, Qamdo, Lhasa và Shigatse, sau đó tới Ấn Độ nơi hành lang này sẽ kết nối với mạng lưới đường sắt Ấn Độ từ đó hình thành một con đường vận chuyển lớn giữa Trung Quốc và Ấn Độ qua Himalaya.

Phía Trung Quốc hy vọng rằng một khi hoàn thành: Hành lang Xuyên Himalaya, cùng với CPEC, Hành lang Kinh tế Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Burma, sẽ hoàn toàn mở ra vùng Nam Á kết nối 10 nước ở cả 2 bên dãy Himalaya. Phía Trung Quốc tin rằng, quan hệ liên kết và liên lạc qua lại sẽ mở ra tiềm năng cho một "Khu vực tăng trưởng kinh tế xuyên Himalaya" thực sự hình thành.

Sự hợp tác của Trung Quốc với Bangladesh, Sri Lanka và Maldives trên Con đường tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21

Trung Quốc coi Bangladesh là một trục hàng hải quan trọng cũng như vùng kết nối đường bộ giữa Ấn Độ Dương và các tỉnh không có bờ biển ở vùng tây nam Trung Quốc, đặc biệt là Vân Nam. Vì thế, phía Trung Quốc coi sự tham gia của Bangladesh vào cả Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21 mang tính cốt yếu. Kể từ chuyến thăm lịch sử của ông Tập Cận Bình tới Bangladesh vào năm 2016, hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính đã đổ vào đất nước này. Đổi lại, Bangladesh trở thành quốc gia Nam Á đầu tiên chính thức tán thành Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Có những báo cáo gần đây về việc Trung Quốc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 10 tỷ USD tại Bangladesh, bao cồm Khu vực Kinh tế Công nghiệp Trung Quốc, nhà máy điện Payra, Cầu hữu nghị Trung Quốc Bangladesh số 8, Trung tâm Triển lãm Quốc tế. Hai dự án khác trong vành đai - con đường là Dự án hầm qua sông Karnaphuli, Dự án Tuyến đường sắt kết nối qua cầu Padma đang được xây dựng. Trong khi đó, trên mặt trận kinh tế và thương mại, đang có những cuộc đàm phán để thành lập khu vực tự do thương mại Trung Quốc - Bangladesh, mà phía Trung Quốc thuyết phục sẽ giảm thâm hụt thương mại của Bangladesh với Trung Quốc ở con số 15 tỷ USD.

Tầm nhìn vành đai - con đường của Trung Quốc tại Nam Á - Hình 5

6 Hành lang Kinh tế của Trung Quốc tại Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.

Sri Lanka nằm giữa Dubai và Singapore, chia sẻ quan hệ sâu sắc quan hệ kinh tế và văn hóa với Ấn Độ, Trung Quốc đánh giá tiềm năng của Sri Lanka là một điểm trung chuyển chi phí thấp quan trọng cho công tác vận chuyển và kho vận - và cũng từ triển vọng của việc bảo đảm kênh cung ứng của Trung Quốc trên đất liền. Các dự án vành đai - con đường đã hoàn thành tại Sri Lanka bao gồm: nhà máy phát điện Norocholai, đường cao tốc sân bay Colombo, Trạm Container Quốc tế Colombo (CICT) và Dự án Moragahakanda. Trong khi đó, 2 siêu dự án là Thành phố cảng Colombo và Dự án Công viên Công nghiệp và Cảng Hambantota - là hai dự án đang có rất nhiều bàn cãi về "bẫy nợ ngoại giao" của Trung Quốc, đang được xây dựng. Phía Trung Quốc cũng đang rất lạc quan về việc tăng tốc các cuộc đàm phán tự do thương mại và xây dựng Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu chung về Hàng hải và vùng bờ biển Trung Quốc - Sri Lanka.

Maldives có vị trí chiến lược nằm ngay giữa Ấn Độ Dương, tiếp cận hầu hết các thị trường của Nam Á bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka, được coi là một "giao điểm tự nhiên" trên Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21 của Trung Quốc. Sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vào tháng 9.2014, quan hệ Trung Quốc - Maldives được củng cố mạnh mẽ dưới ngọn cờ của Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21. Kể từ đó Trung Quốc tích cực tham gia xây dựng và gia tăng các hoạt động trong một loạt dự án cơ sở hạ tầng tại Maldives. Dự án lớn và mang tính biểu tượng cao nhất là Cầu Hữu nghị Trung Quốc - Maldives, khởi công vào năm 2015 và đã bắt đầu thông đường vào 30.8.2018. Các dự án khác như: đường nối Laamu, xây dựn lại và mở rộng Sân bay Quốc tế Male, mở rộng Sân bay Quốc tế Ibrahim Nasir, xây dựng các Dự án Nhà ở Phúc lợi Công cộng tại Hulhumalé... đều được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Vào tháng 12.2017, Trung Quốc và Maldives ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), gây nhiều tranh cãi trên toàn cầu và có tác động mạnh vào tình hình chính trị của Maldives cũng như quan hệ Trung Quốc - Maldives.

Kết luận

Trung Quốc nhận thức rất rõ những rủi ro khi thực thi Sáng kiến Vành đai Con đường tại Nam Á. Những thách thức phải đối đầu rất khác nhau, bao gồm sự bất ổn về chính trị và các chính sách không bền vững của các chính phủ khác nhau; mối đe dọa và bị tấn công bởi các lực lượng cực đoan; các đối thủ về địa chính trị; các rủi ro khi thực hiện bao gồm cả nợ xấu; và những hạn chế, ràng buộc về các vấn đề như môi trường, văn hóa, tôn giáo và cai trị. Tuy nhiên, đang có tranh luận những thách thức trên là một "hiện tượng bình thường" trên con đường trỗi dậy của Trung Quốc. Những khó khăn trên được coi như một món "học phí" nhỏ mà Trung Quốc cần trả để thực hiện thành công giấc mộng Trung Hoa tại Nam Á.

Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)

HTeo viettimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong việc lựa chọn nội các của ông Trump
11:26:28 12/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024
Vụ đâm xe đẫm máu ở Trung Quốc: Thủ phạm tâm lý bất ổn vì mới ly hôn
10:21:49 13/11/2024

Tin đang nóng

Đoạn clip quá khứ của Hoa hậu Thanh Thủy bất ngờ hot rầm rộ
07:04:45 14/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Hé lộ cuộc điện thoại đáng chú ý của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi đột ngột qua đời
07:07:46 14/11/2024
Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng
07:52:23 14/11/2024
Hot nhất MXH: Dương Tử bị tố đánh đổi thân xác, quan hệ với nhà đầu tư để lấy vai
08:09:50 14/11/2024
Ly hôn 4 năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu mà anh lặng người
07:40:38 14/11/2024
Sao Việt 14/11: Thanh Lam nhớ bạn trai, Kim Lý đón sinh nhật cùng vợ con
07:48:51 14/11/2024
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền định biếu bà
07:44:53 14/11/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc: Triều Tiên đưa quân tới mặt trận Kursk, giao chiến với Ukraine

10:29:08 14/11/2024
Hàn Quốc và Mỹ xác nhận quân đội Triều Tiên đã tham gia cùng lực lượng Nga trong cuộc chiến với Ukraine.

Houthi leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đỏ

10:29:04 14/11/2024
Theo thông tin từ phía Mỹ, lực lượng Houthi đã sử dụng tổng cộng 8 thiết bị bay không người lái (UAV), 5 tên lửa đạn đạo chống hạm và 3 tên lửa hành trình chống hạm trong các cuộc tấn công này.

Hezbollah lần đầu tấn công cơ quan đầu não của quân đội Israel

10:27:37 14/11/2024
Ngoài ra, Hezbollah còn tiến hành một đợt tấn công khác bằng UAV nhằm vào căn cứ hậu cần Amos của quân đội Israel ở thành phố Afula, cách biên giới với Liban khoảng 55 km.

Nga tiến nhanh chưa từng có, phòng tuyến Donbass của Ukraine trên đà sụp đổ

10:25:50 14/11/2024
Đây là điều cần thiết vì ông Trump nhiều lần tuyên bố sẽ tìm ra giải pháp khép lại chiến sự và nếu kịch bản đàm phán xảy ra, bên nào có ưu thế hơn sẽ đạt được những điều khoản tốt hơn.

Những nước châu Âu phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu sang Mỹ

10:25:07 14/11/2024
Sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ đang trở thành một yếu tố quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng bởi các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp châu Âu.

Quân đội Israel trải qua ngày đẫm máu nhất trong chiến dịch tấn công trên bộ ở Liban

10:23:25 14/11/2024
Với việc có tới 6 binh sỹ thiệt mạng trong một ngày, AFP cho rằng quân đội Israel đã trải qua một trong những ngày đẫm máu nhất của cuộc tấn công trên bộ vào Hezbollah ở Liban.

Ông Trump chọn bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia

10:21:14 14/11/2024
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky Rand Paul cũng đã hình thành một liên minh với bà Gabbard trong hợp tác về Đạo luật Ngăn chặn khủng bố vũ trang tại cả Hạ viện và Thượng viện.

Đội ngũ của ông Trump chuẩn bị thực hiện động thái chưa từng có tiền lệ tại Lầu Năm Góc

10:16:33 14/11/2024
Chưa rõ liệu việc ông Hegseth thiếu kinh nghiệm quản lý có làm phức tạp quy trình phê chuẩn tại Thượng viện hay không và chưa rõ liệu một ứng cử viên truyền thống hơn có thực hiện những đợt sa thải lớn như vậy hay không.

Israel tấn công khu vực biên giới Syria - Liban

10:15:04 14/11/2024
Theo thống kê của Bộ Y tế Liban, ít nhất 3.365 người đã thiệt mạng và hơn 14.300 người khác bị thương do các cuộc tấn công của Israel kể từ khi giao tranh bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái.

Italy ủng hộ năng lượng hạt nhân thay cho nhiên liệu hóa thạch

10:12:51 14/11/2024
Về vấn đề này, Thủ tướng Meloni tuyên bố rằng Italy sẽ phân bổ một khoản tiền lớn trong ngân sách hơn 4 tỷ euro của Quỹ Khí hậu của nước này dành cho châu Phi và sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến như Quỹ Khí hậu Xanh.

Thủ tướng Scholz hối thúc Quốc hội Đức thông qua các dự luật quan trọng

10:10:22 14/11/2024
Về vấn đề Ukraine, Thủ tướng Scholz cho rằng quốc gia Đông Âu cần tiếp tục được hỗ trợ và tuyên bố Kiev có thể dựa vào sự đoàn kết của Berlin.

Mỹ củng cố quan hệ với các đồng minh châu Âu

10:06:37 14/11/2024
Chuyến công du lần này của Ngoại trưởng Mỹ được đánh giá là nỗ lực của Washington nhằm củng cố quan hệ với các đồng minh quan trọng trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Địa điểm 'chữa lành' cách Hà Nội 30km hút khách tới cắm trại, ngắm sao đêm

Du lịch

10:31:43 14/11/2024
Quãng đường di chuyển hợp lý, thuận tiện và khung cảnh xanh mát, hoang sơ là những điểm cộng khiến khu vực mỏ đá ở ngoại thành Hà Nội trở thành nơi chữa lành hút khách.

Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ

10:05:12 14/11/2024
Trong một tuyên bố, ông Thune chia sẻ: Tôi vô cùng vinh dự khi nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp để lãnh đạo Thượng viện tại Quốc hội khóa 119 và tôi vô cùng tự hào về công việc chúng tôi đã làm để đảm bảo thế đa số .

Nên sấy tóc hay để tóc khô tự nhiên sau khi gội?

Làm đẹp

09:54:15 14/11/2024
Mặc dù sấy tóc giúp tóc khô nhanh chóng, nhưng nếu bạn muốn tạo kiểu tóc đẹp, bạn sẽ phải bỏ thêm thời gian để chải, vuốt tóc sao cho vào nếp.

Công dụng tuyệt vời của vỏ dưa chuột

Sức khỏe

09:49:36 14/11/2024
Bên cạnh đó, vỏ dưa chuột còn giúp làm sạch và cân bằng độ ẩm cho da, giữ cho làn da luôn mịn màng và sáng khỏe. Bạn cũng có thể nghiền vỏ dưa chuột thành bột đắp lên vùng da bị mụn.

Vai chính Vĩnh Dạ Tinh Hà vốn là của mỹ nhân này: Nhan sắc lấn lướt Ngu Thư Hân nhưng diễn dở thôi rồi

Hậu trường phim

07:53:59 14/11/2024
Nhờ sự hòa hợp tới 99% nhân vật nên Ngu Thư Hân diễn lố nhưng không bị khán giả ghét, đồng thời Vĩnh Dạ Tinh Hà đạt thành tích khả quan.

Ly hôn chồng rồi bỏ quê lên thành phố, ngày trở về tôi lặng người khi thấy cảnh tượng trong bệnh viện

Góc tâm tình

07:48:08 14/11/2024
Chồng cũ thấy tôi đến thì chỉ nói nghe tin tôi về nên anh có mua cơm cho tôi, vì anh biết tôi sẽ không kịp ăn uống mà chạy vào viện.

Tử vi 3 năm tới (2025 - 2026 - 2027): Top con giáp trúng số phát tài, trở thành đại gia có số má

Trắc nghiệm

07:33:14 14/11/2024
Thần tài đợi sẵn ở cửa nên 3 năm tới chính là thời hoàng kim giúp những con giáp may mắn này có tiền tài rủng rỉnh, cứ vơi lại đầy, mua nhà lầu, sắm xe sang chỉ là chuyện nhỏ.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đem khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi đi khắc phục hậu quả

Pháp luật

07:27:39 14/11/2024
Mặc dù dự án 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) đã bị UBND TPHCM thu hồi, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn đưa dự án này vào danh sách tài sản dùng để khắc phục hậu quả.

Nam chính phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì diễn "hay dã man", cảnh khóc nức nở khiến netizen rơi nước mắt

Phim việt

07:18:08 14/11/2024
Mới đây, Doãn Quốc Đam trở thành cái tên gây sốt cõi mạng bởi khả năng nhập vai xuất thần trong một phân đoạn ở tập 32.