Mỹ – EU cam kết hợp tác chống lại hành vi làm gián đoạn các thị trường năng lượng
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 4/4 cam kết đấu tranh chống các hành vi gây bất ổn các thị trường năng lượng toàn cầu.
Một nhà máy lọc dầu tại Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung sau cuộc họp ở Brussels (Bỉ) giữa Mỹ và EU nêu rõ: “Hai bên tái khẳng định cam kết mạnh mẽ nhằm đương đầu trực tiếp, bằng các biện pháp thích hợp, chống lại mọi âm mưu gây thêm bất ổn tình hình năng lượng toàn cầu và né tránh các trừng phạt”.
Tuyên bố chung Mỹ – EU cũng nêu rõ hai bên sẽ tăng cường hợp tác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga về nhiên liệu hạt nhân và dịch vụ làm giàu urani, đồng thời nhất trí tổ chức cuộc họp chung trong năm nay nhằm thúc đẩy các công nghệ tiên tiến như lò phản ứng modul cỡ nhỏ.
Mỹ và EU đã tăng cường hợp tác về năng lượng kể từ khi Nga giảm vận chuyển khí đốt sang châu Âu do xung đột tại Ukraine, khiến châu lục này rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng và đẩy giá nhiên liệu leo thang kỷ lục.
EU đến nay vẫn đang nỗ lực để thay thế hầu hết nguồn khí đốt trước đây nhập khẩu từ Moskva, nhờ tăng nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác, nhanh chóng chuyển sang năng lượng tái tạo, cũng như nhờ các chính sách tiết kiệm năng lượng.
Video đang HOT
Năm 2022, Mỹ đã chuyển giao 56 tỷ m3 khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang EU, hơn gấp đôi so với lượng khí giao năm 2021 và đưa châu Âu trở thành điểm đến hàng đầu của LNG Mỹ.
EU không trừng phạt hoạt động nhập khẩu khí đốt hoặc nhiên liệu hạt nhân từ Nga, mặt hàng mà 27 quốc gia thành viên đang phụ thuộc rất nhiều vào Nga. Theo Cơ quan hạt nhân của EU (Euratom), Nga cung cấp 20% urani cho các nhà máy điện hạt nhân của EU trong năm 2021, và 31% dịch vụ làm giàu urani cho các nhà máy này.
Cũng trong năm 2021, Mỹ nhập khẩu 35% lượng urani từ Kazakhstan, 15% từ Canada, 14% từ Australia và 14% từ Nga.
Bloomberg: Đơn hàng đặt đóng tàu chở dầu hạng trung tăng mạnh
Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin của các nhà môi giới cho biết chỉ tính từ đầu năm 2023, 38 tàu chở dầu hạng trung đã được đặt đóng trên toàn cầu, con số kỷ lục kể từ ít nhất là năm 2013.
Một con tàu chở dầu đợi bên ngoài cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Trong bối cảnh thị trường châu Á phục hồi và khai trương các nhà máy lọc dầu mới, thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ trong linh vực đóng tàu chở dầu.
Hãng tin Bloomberg ngày 1/4 dẫn thông tin của các nhà môi giới cho biết, chỉ tính từ đầu năm 2023, 38 tàu chở dầu hạng trung đã được đặt đóng trên toàn cầu, con số kỷ lục kể từ ít nhất là năm 2013.
Điều này là do sự phục hồi của thị trường châu Á và cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nhà môi giới tàu biển Braemar ước tính có 38 tàu chở dầu hạng trung đã được đặt hàng kể từ đầu năm 2023.
Simpson Spence & Young cho biết trong cả năm 2022, số series quốc tế - một trong những chỉ số đặt hàng chính - đã được gán cho 31 tàu chở dầu.
Theo Bloomberg, sự bùng nổ này diễn ra trong bối cảnh "sự dịch chuyển" thị trường từ châu Âu sang châu Á và Trung Đông, nơi nhu cầu đang phục hồi nhanh chóng và các nhà máy lọc dầu mới đang được xây dựng.
Bài báo nhận định: "Xu hướng này đã làm cho việc vận chuyển hàng hải trở nên có lợi hơn và đẩy nhanh việc đóng các con tàu mới."
Hiện hơn 200 triệu thùng được vận chuyển bằng đường biển. so với 177 triệu thùng một năm trước, theo Kpler Inc.
Người mua ở Bờ Đông nước Mỹ đã mua thêm nhiên liệu từ Trung Đông và châu Á trong bối cảnh "xuất khẩu từ châu Âu cạn kiệt."
Theo Bloomberg, xu hướng này còn trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột ở Ukraine, do đó nhu cầu vận chuyển nhiên liệu bằng tàu chở dầu đã tăng lên mức kỷ lục kể từ năm 2013.
Ngoài tàu chở dầu, Financial Times (FT) trước đó đã thông tin về các đơn hàng kỷ lục để đóng tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Theo FT, năm 2022, số đơn hàng đặt đóng những con tàu như vậy là 163, mức kỷ lục và cao hơn gấp đôi năm 2021.
Nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc tăng mạnh, IAE cảnh báo nguy cơ thiếu năng lượng Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Birol, cho rằng hiện chưa phải là thời điểm lạc quan về nguồn cung năng lượng cho mùa Đông năm nay. Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), ông Fatih Birol. (Nguồn: aa) Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Litva tăng cường năng lực phòng thủ tại Suwaki Gap nhằm ứng phó nguy cơ từ Nga

Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc tung loạt biện pháp thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ nội địa

Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay

Mỹ rút quân khỏi Syria: Khép lại một chương, mở ra rủi ro mới?

Toàn cảnh vụ cựu binh Mỹ bị bắn hạ khi dùng vũ khí khống chế cướp máy bay dân sự
Có thể bạn quan tâm

Bị xử phạt vì phát live stream thông tin sai sự thật tại điểm cấp đổi GPLX
Pháp luật
20:16:42 18/04/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025